Đại đức Thích An Đạt chia sẻ về “Những kỹ năng cốt lõi để tạo ra một TIN Phật giáo”

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 4/4/2024, buổi thứ tám của Khóa Bồi dưỡng Chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức từ ngày 01 đến ngày 07/04/2024 tại chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho; có hơn 140 học viên được lắng nghe Đại đức Thích An Đạt - Ủy viên HĐTS GHPGVN Phó tổng Biên tập kênh Truyền hình An Viên thuyết trình chủ đề “Kỹ năng viết tin và tin Phật giáo”.

Đại đức Thích An Đạt - Ủy viên HĐTS GHPGVN Phó tổng Biên tập kênh Truyền hình An Viên tại buổi thuyết trình

Ở những buổi học trước, hội chúng đã được tìm hiểu về cách viết Tin nhưng hôm nay Đại đức đã hướng dẫn chuyên sâu hơn về cách thức để viết một Tin Phật giáo. Như chúng ta đã biết, Tin là thể loại quan trọng hàng đầu của Báo chí, chiếm gần 50% diện tích và dung lượng trên trang báo, các chương trình phát thanh, truyền hình và trang tin điện tử, mạng xã hội.

Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về tin. TIN trong tiếng Anh là NEWS có 2 nghĩa: + NEW + S: Tin là những cái mới + NEWS = North+East+West+South: Tin là cái gì đó xảy ra khắp mọi nơi. Trong Hán Việt, TIN là "tân văn", nghĩa là: điều mới nghe, mới biết.

Đại đức đã nhấn mạnh không có tin thì không phải là báo chí và trích dẫn câu nói của Trần Trọng Thức “Tin tức là những sự kiện mới đã, đang hoặc sẽ xảy ra, liên quan đến nhiều người hoặc được nhiều người quan tâm.”

 

Để một lần nữa nhấn mạnh sự ra đời của TIN, sau khi trình bày về các yếu tố cơ bản để phân loại hay là tiêu chí để chọn một bản tin, Đại đức đã đi sâu hơn về kỹ thuật, quy trình viết tin... để sau buổi học các học viên có thể tự viết một tin ngắn.

Đại đức dành thời gian hướng dẫn cách viết tin bài “hình tháp ngược” là cách trình bày sự kiện theo thứ tự quan trọng giảm dần (chứ không theo thứ tự thời gian hay thứ tự nhân vật). Phần quan trọng nhất đứng đầu bản tin để thu hút sự chú ý tối đa của người đọc. Vì trong thời đại ngày nay, công chúng ít có thời gian, cho nên nhà báo phải tìm cách truyền tin nhanh chóng. Hình tháp ngược giúp làm được điều đó. Lại nữa, với hình tháp ngược, biên tập viên có thể dễ dàng cắt bài mà không làm mất ý chính. Tuy vậy, tin bài hình tháp ngược cũng khiến độc giả không đọc hết bài báo.

 Bản tin này gồm có ba phần, phần mở đầu gọi là phần mở đề (lead): có thể là một hoặc hai câu ngắn, có những chi tiết quan trọng nhất của sự kiện, hội đủ các yếu tố của tin. 

Thân tin (body): là phần giải thích rõ thêm các chi tiết đã được nói đến ở phần mở đầu, làm sao để càng đọc xuống, người ta càng nắm bắt được thêm các chi tiết của sự kiện. 

Cuối cùng là phần bối cảnh (background): để làm rõ hơn hoàn cảnh xuất hiện của tin tức hoặc cung cấp cho người đọc những chi tiết liên quan đến sự kiện này chứ không phải là chi tiết của sự kiện. Đôi khi, background làm đậm nét thêm sự kiện và để người đọc tìm hiểu thêm về sự kiện.

Về quy trình để viết một bản tin được Đại đức trình bày theo thứ tự các bước như sau: Tìm ý tưởng, thu thập thông tin, xác định trọng tâm của sự kiện, thiết lập trật tự thông tin, viết...

Cuối cùng, Đại đức còn nhắc nhở các học viên những điểm cần chú ý khi viết tin Phật giáo như: ngắn gọn súc tích, nêu chức danh, mỗi đoạn một ý, liên kết giữa các đoạn, chia những tiểu đề mục chứa đựng thông tin đối với các bài dài, đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ, dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết, thông tin để tạo sự liền mạch cho độc giả (đặc biệt là những sự kiện liên quan hoặc cùng nhóm chủ đề)….

Một buổi học kết thúc trong không khí sôi động và đầy hoan hỷ giữ người “cho” và những người “nhận”.

Hương Thảo

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online