Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hội thảo Trưởng lão HT.Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn

Sáng ngày 19/10/2024, tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM) Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam kết hợp cùng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện và khai mạc Hội thảo với chủ đề "Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn." Sự kiện thu hút đông đảo học giả, nhà nghiên cứu và Tăng Ni Phật tử tham dự, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Viện.

Chứng minh và tham dự có: Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp Chủ HĐCM GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ - Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới, Phó Thư ký HĐCM; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Ủy viên TT HĐCM, Phó Chủ tịch TT HĐTS; cùng chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng Ban Thường trực HĐCM; chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS; chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS; cùng chư Tôn đức, cư sĩ thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; đại diện Ban Điều hành môn phái tổ đình Tường Vân - Huế; Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và các tỉnh thành; đại diện chính quyền các cấp, đại diện các cơ quan ngoại giao, lãnh đạo các tổ chức giáo dục, học giả, nhân sĩ trí thức trong nước và quốc tế tham dự.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức nhấn mạnh rằng, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu Phật học cho Tăng Ni và Phật tử trong nước và hải ngoại, Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đã đặt nền tảng vững chắc cho Viện với các công trình dịch thuật và nghiên cứu kinh điển. Dưới sự lãnh đạo của các Viện trưởng qua các thời kỳ, Viện đã mở rộng quy mô và thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên biệt. Trong đó, dự án Đại tạng kinh Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, góp phần tạo nên di sản văn hóa Phật giáo quý giá.

Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phát biểu khai mạc

Ban đạo từ tại buổi lễ, Đức Pháp chủ GHPGVN – Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nhấn mạnh rằng việc in ấn Đại Tạng Kinh là nguyện vọng sâu sắc của toàn thể Tăng Ni, không chỉ ở hiện tại mà còn từ các thế hệ trước. Ngài cũng ghi nhận những đóng góp lớn lao của Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu, người đã để lại di sản quý báu cho Phật giáo. Hòa thượng kêu gọi sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy để phát triển bền vững, đồng thời hy vọng chư Tôn đức lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà nghiên cứu để củng cố và phát triển Giáo hội.

Hội nghị được xem video tóm tắt hành trình 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam do Hòa thượng Thích Tâm Đức, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Viện trưởng TT Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trình bày. Theo đó, Viện Thành lập năm 1989 với mục tiêu bảo tồn và phát huy tri thức Phật giáo Việt Nam, Viện đã tích cực nghiên cứu, dịch thuật và xuất bản các kinh điển, đóng góp lớn cho văn hóa Phật giáo trong nước và quốc tế.

Dưới sự lãnh đạo của ba vị Viện trưởng, VNCPHVN đã mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nghiên cứu, với dự án Tam tạng Thánh điển hoàn thành nhiều tập kinh điển quan trọng. Viện cũng tổ chức nhiều hội thảo khoa học và xuất bản hơn 100 đầu sách, góp phần phát triển học thuật. Hướng tới tương lai, VNCPHVN cam kết nâng cao vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế và giáo dục thế hệ kế thừa.

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên TT HĐTS, Phó Viện Trưởng - Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhấn mạnh về sự phát triển và thành tựu của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trong suốt 35 năm qua, từ năm 1989 đến 2024. Viện đã trở thành trung tâm học thuật quan trọng, bảo tồn và phát huy giá trị của Phật giáo Việt Nam. Hội thảo gồm hai ngày với các chủ đề tôn vinh Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu và khám phá các liên kết văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngài đã có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, giáo dục, dịch thuật Kinh tạng Pāḷi, và ngoại giao Phật giáo quốc tế.

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên TT HĐTS, Phó Viện Trưởng - Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phát biểu đề dẫn tại Hội thảo

Thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN phát biểu khẳng định rằng, Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam không chỉ ghi nhận quá trình phát triển mà còn nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu Phật học trong văn hóa và tu tập. Viện đã trở thành trung tâm hàng đầu với nhiều công trình quan trọng, như dịch thuật Đại tạng Kinh Việt Nam, và Trưởng lão Thích Minh Châu, người sáng lập Viện, là biểu tượng của tinh thần cầu học. Ông cũng tri ân các thế hệ lãnh đạo và học giả, mong rằng Viện sẽ tiếp tục phát huy truyền thống.

 Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN phát biểu tại Hội thảo

Bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cũng phát biểu nhấn mạnh sự kiện tôn vinh truyền thống "uống nước nhớ nguồn" và ghi nhận công lao của những bậc tiền nhân trong việc duy trì Phật pháp. Hòa thượng Thích Minh Châu, với 95 năm tuổi đời và hơn 70 năm tuổi đạo, đã đóng góp lớn lao cho GHPGVN và đất nước. Bà bày tỏ hy vọng hội thảo sẽ làm rõ di sản của Hòa thượng và kêu gọi tổ chức thêm nhiều hội thảo khác.

Bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu tại Hội thảo

Ngài Sandeep Ayra - Đại sứ Ấn Độ cũng phát biểu bày tỏ niềm vinh dự khi tham dự lễ kỷ niệm, nhấn mạnh tầm quan trọng của Hòa thượng Thích Minh Châu và di sản của Đức Phật. Ngài hy vọng lý tưởng của Đức Phật sẽ giúp giải quyết các thách thức hiện tại và thông báo về hội thảo ngày 20/10 cũng như những nỗ lực bảo tồn di tích Phật giáo tại Ấn Độ.

Ông Sandeep Ayra - Đại sứ Ấn Độ phát biểu tại Hội thảo

Tại buổi lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Tế, đại diện Môn phái Tổ đình Tường Vân, đã có lời tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đối với người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Trưởng lão nhấn mạnh rằng di sản của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu không chỉ là những công trình nghiên cứu và dịch thuật mà còn là nguồn cảm hứng cho các thế hệ Tăng Ni và Phật tử trong việc tiếp tục phát triển giáo lý và tinh thần Phật giáo.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Tế, đại diện Môn phái Tổ đình Tường Vân dâng lời tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch HĐTS GHPGVN khẳng định đây là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển nghiên cứu Phật học tại Việt Nam.

Trưởng lão Hòa thượng nhấn mạnh sự cần thiết của hai hội thảo về "Tầm nhìn và Sứ mệnh của Hòa thượng Thích Minh Châu" cùng "Khám phá Liên kết Lịch sử, Văn hóa và Tâm linh giữa Ấn Độ và Việt Nam." Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu được vinh danh không chỉ là một học giả xuất sắc mà còn là một lãnh đạo đầy tâm huyết, đã cống hiến to lớn cho Phật giáo thông qua giáo dục, dịch thuật và mở rộng các cơ sở học thuật. Những đóng góp của Ngài không chỉ có giá trị về mặt học thuật mà còn để lại ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tâm linh của cộng đồng.

Thông qua hội thảo, Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch mong muốn mọi người hãy cùng nhau tôn vinh di sản quý báu của Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, cam kết tiếp tục truyền bá giáo lý Đức Phật và xây dựng những cầu nối văn hóa, đồng thời thúc đẩy các giá trị từ bi, trí tuệ và phi bạo lực trong xã hội.

Tại buổi lễ, Trung ương GHPGVN và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng đã trao nhiều bằng tuyên dương công đức cho các cá nhân và tập thể đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động Phật tử của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, đặc biệt là trong công tác dịch thuật, biên soạn và phát hành ấn bản Đại tạng kinh Việt Nam, nay được gọi chính thức là Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

TT.Thích Quảng Tiến - Ủy viên HĐTS, Phó Văn phòng 2 Trung ương tuyên đọc quyết định tặng bằng công đức của Trung ương Giáo hội

Sau phiên khai mạc, hội thảo đầu tiên được chia làm 2 phiên có 5 diễn đàn tập trung vào 5 chủ đề gồm: Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà nghiên cứu Phật học; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà giáo dục Phật giáo; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu với sự nghiệp phiên dịch Kinh tạng Pāḷi; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Nhà ngoại giao Phật giáo quốc tế; Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu - Quản trị hành chánh Giáo hội Phật giáo VN với hơn 80 bài tham luận từ các học giả trí thức.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được tại Hội thảo:

Công Minh - Lâm Huy - Phương Đại

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online