PSO - Bài báo khoa học phải hội tụ 3 đặc điểm cơ bản: Công trình nghiên cứu khoa học; Trải qua cơ chế bình duyệt; Được công bố trên các tạp chí khoa học. Bài báo khoa học không phải là một bài báo thông thường phản ánh cuộc sống hay truyền tin tức mà đó là một công trình khoa học, một báo cáo khoa học. Tác giả của bài báo khoa học không phải là một nhà báo mà là một nhà nghiên cứu khoa học, một nhà khoa học.
Làm thế nào để viết được một bài báo khoa học theo đúng tiêu chuẩn? cách viết như thế nào? đã được ĐĐ. Thích Chánh Thuần – Giáo thọ sư khoá đào tạo Cao cấp giảng sư chia sẻ chi tiết đến các học viên tại lớp Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com vào chiều ngày 30/7/2021, (nhằm ngày 21/6 năm Tân Sửu) với chủ đề: “Nghiệp vụ viết bài báo khoa học - Nghiên cứu học thuật”.
https://www.youtube.com/watch?v=ntJFODSCsK0
Video bài chia sẻ của ĐĐ. Thích Chánh Thuần
Khái niệm bài báo khoa học: Bài báo khoa học là công trình khoa học có các nội dung nghiên cứu khoa học, qua cơ chế bình duyệt, được công bố trên các tạp chí khoa học. Bài báo khoa học là một bản báo cáo kết quả của một công trình nghiên cứu. Bài báo khoa học đóng góp tri thức cho nhân loại. Thông qua bài báo khoa học nhà nghiên cứu truyền tải những ý tưởng, những tri thức mới đóng góp vào kho tàng tri thức. Bài báo khoa học phải trải qua cơ chế bình duyệt và quyết định được đăng hay không (thời gian khoảng 30 ngày). Những người bình duyệt là những người có chuyên môn, đánh giá và viết báo cáo lại cho Tổng Biên tập. Khi tiếp nhận báo cáo của các nhà khoa học (90 ngày), Tổng Biên tập sẽ quyết định có đăng bài viết hay không. Nếu như cần điều chỉnh, Tổng Biên tập có thể gửi những đánh giá để tác giả chỉnh sửa (90 ngày). Trung bình từ khi gửi đến khu được đăng bài báo khoa học có thể kéo dài đến 1 năm. Những nhà nghiên cứu tiếp theo, cùng lĩnh vực sẽ kế thừa và sử dụng kết quả kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trước.Báo khoa học là thước đo trình độ của một nhà nghiên cứu và được đưa vào hồ sơ khoa học của tác giả.
Bài báo khoa học phải giải quyết được những vấn đề sau: Công trình nghiên cứu là gì? Thuộc lĩnh vực nào? Báo do ai viết, ở đâu nghiên cứu viết ra? Mục tiêu, mục đích nghiên cứu là gì? Có những nghiên cứu nào liên quan? Kết quả của họ ra sao? Cần phát triển thêm những gì? Phương pháp tiến hành như thế nào? Dữ liệu thực nghiệm ra sao? Bài báo đóng góp được những gì? Đánh giá, so sánh kết quả như thế nào?Có vấn đề gì cần bàn bạc hay không?Bài báo dựa trên những tài liệu tham khảo nào?
Bố cục bài báo khoa học: Hiện nay, các bài báo khoa học đều xử dụng cấu trúc IMRAD. Bài báo khoa học: Từ thế kỳ 16 – 18 không được chuẩn hóa, thường ở dạng thư tay (trao đổi giữa các nhà khoa học). Đến nữa sau tk 19: phần phương pháp được chú trọng. Những năm 40 của thế kỷ 20 xuất hiện cấu trúc IMRAD. Và đến những năm 80 của thế kỷ 20: IMRAD là cấu trúc của 80% bài báo khoa học. Hiện nay IMRAD là cấu trúc của hầu hết bài báo khoa học gồm: Giới thiệu – Introduction; Phương pháp – Methods; Kết quả - Results; Thảo luận – Discussions
Cấu trúc của bài báo khoa học gồm những phần: Tựa đề - Title; Tác giả - Researcher; Tóm tắt – Abstract; Từ khóa – Keywords Nội dung nghiên cứu: (Dẫn nhập – introduction; Phương pháp – Method; Kết quả - Result; Bàn luận – Discussion; Kết luận và khuyến nghị – inference Recommendations; Kết luận và khuyến nghị – inference Recommendations)
Đối với bài báo khoa học xã hội và nhân văn cũng bao gồm những phần:
Tựa đề - Title: Tên bài báo, khoảng dưới 20 từ và phản ánh, đề cập nội dung chính của bài báo (thường có từ 10 đến 20 từ). Sử dụng bằng từ khóa có tính khái quát nội dung. Tựa đề được viết ở trang đầu, viết chữ in hoa, chữ đậm, canh giữa trang, không gạch dưới, không in nghiêng (tùy theo quy định từng nơi.
Tác giả - Researcher: Tên tác giả, học hàm, học vị, địa chỉ cần phải ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt. Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả đã tham gia viết bài. Ghi tên tác giả theo thứ tự đóng góp quan trọng trong bài báo. Ghi địa chỉ liên hệ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản. Tên của tác giả chính ghi đầu tiếp theo là tên tác giả theo mức độ đóng góp cho nghiên cứu.
Tóm tắt – Abstract: Lĩnh vực, mục tiêu, phương pháp, kết quả, kết luận chính. Phần tóm tắt của bài, báo khoa học cần đảm bảo những yếu tố nào? Ý nghĩa của phần này là gì? Phần tóm tắt cần đảm bảo yêu cầu dưới đây: Lĩnh vực, mục tiêu, phương pháp, kết quả, kết luận chính của bài báo (khoảng từ 100 đến 200 từ). Mục đích: Giúp độc giả biết được nội dung bài báo có phù hợp với đề tài họ đang quan tâm hay không, từ đó họ quyết định có tiếp tục đọc hết nội dung bài báo hay không. (Thường viết sau khi hoàn thiện bài báo)
Từ khóa – Keywords: Mỗi từ khoảng 3 đến 5 chữ, không quá 10 từ. Từ khóa là những từ mà bài báo đó cho là quan trọng với nội dung nghiên cứu. Là đặc trưng cho chủ đề của bài báo đó. Thông thường từ khóa không quá 5 từ. (Thường một bài báo yêu cầu từ 3 đến 5 từ khóa). Từ khóa có thể là từ hoặc cụm từ (Mục đích của sử dụng từ khóa: Bài báo được đăng trên website tạp chí điện tử, người đọc khi tìm những nội dung họ quan tâm, thường họ sẽ sử dụng một số từ rất ngắn gọn đơn giản. Khi họ đánh những từ, hoặc cụm từ này càn gần với từ khóa, đề tài họ quan tâm thì sẽ càng dễ giúp họ tiếp cận với bài báo).
Nội dung nghiên cứu: Dẫn nhập – introduction Mô tả, lý do, công trình liên quan, mục tiêu; Phương pháp – Method: Phương pháp nào, bằng cách nào?; Kết quả - Result: Tác giả đã nghiên cứu được những gì; Bàn luận – Discussion; Kết luận này có ý nghĩa gì; Kết luận và khuyến nghị – inference Recommendations : Đúc kết bài báo, khuyến nghị.
Dẫn nhập, giới thiệu, đặt vấn đề: Phải trả lời được những câu hỏi tại sao làm nghiên cứu này và phần đặt vấn đề cần đạt được các yêu cầu sau: Mô tả vấn đề: Lý do thực hiện nghiên cứu?; Công trình nghiên cứu liên quan; Mục tiêu của nghiên cứu này (Phần này không quá ngắn, cũng không quá dài, thường chỉ dưới một trang A4, và thường được viết bằng 3 đoạn văn. Tác dụng của Phần này, để người đọc biết được lý do, tầm quan trọng của nghiên cứu, từ đưa ra quyết định có đọc toàn bộ bài báo hay không); Phân tích cách đặt vấn đề: Nêu được lý do nghiên cứu - Công trình nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu - Đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu (Phần này: có độ dài gấp 2,3 lần phần đặt vấn đề (khoảng 1/8 bài báo), khoảng 70% bài báo bị loại do khiếm khuyết phần phương phápphần này cần viết xúc tích và đầy đủ): Tác giả phải trả lời câu hỏi: Sử dụng phương pháp nào, tiến hành ra sao?(mô tả lại cách thức mình đã thực hiện): Phần này cần có những thông tin cụ thể: Thời gian, địa điểm nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứi; Mô hình nghiên cứu; Quy trình nghiên cứu; Phương pháp thu thập dữ liệu: định lượng, định tính, hỗn hợp; Công cụ thu thập giữ liệu tương ứng với phương pháp thu thập giữ liệu(bảng hỏi, dữ liệu phân tích thông kê, phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm; Đối tượng tham gia cung cấp giữ liệu: mô tả quần thể nghiên cứu; Quá trình thu thập giữ liệu; Phân tích giữ liệu(dùng công cụ, phần mềm gì phân tích giữ liệu); và đặc biệt là đạo đức nghiên cứu..Phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin: Thu thập thông tin gồm: Thực nghiêm; Trắc nghiệm; Phỏng vấn; Khảo sát thực địa (thông tin định tính). Sau khi thu thập thông tin sẽ tiến đến xử lý thông tin: Nghiên cứu tài liệu; trực tiếp quan sát; Phiếu điều tra; Hội nghị khoa học (thông tin định lượng)
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học là quá trình thu thập và xử lý thông tin. Bài báo khoa học phải nêu lên được là nghiên cứu được những gì? Kết quả công trình nghiên cứu là gì?.
Kết luận, khuyến nghị: Đúc kết lại bài báo, công trình nghiên cứu; Có những khuyến nghị (nếu có)
Đối với một bài báo khoa học xã hội và nhân văn cũng phải đầy đủ 6 vấn đề sau: Tựa đề: Tên bài báo, khoảng, khoảng dưới 20 từ; Tác giả: Tên tác giả, học hàm, học vị, địa chỉ; Tóm tắt: Lĩnh vực, mục tiêu, phương pháp,kết quả, kết luận chính; Từ khóa: Mỗi từ khoảng 3 đến 5 chữ, không quá 10 từ; Nội dung nghiên cứu: (Dẫn nhập: Mô tả, lý do, công trình liên quan, mục tiêu; Tổng quan nghiên cứu: khái quát công trình nghiên cứu; Phương pháp: Phương pháp nào, bằng cách nào?; Kết quả: Tác giả đã nghiên cứu được những gì?; Bàn luận: Kết quả này có ý nghĩa gì; Kết luận và khuyến nghị, cảm ơn: Đúc kết bài báo, khuyến nghị); Tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu tham khảo khi viết bài.
Cách viết bài báo khoa học Xã hội và Nhân văn: Giới thiệu; Tổng quan; Phương pháp; Kết quả; Bàn luận để trả lời được mục tiêu nghiên cứu là gì.
Cách trích dẫn số liệu, tài liệu: Khi trích dẫn số liệu, tài liệu để làm luận cứ luận chứng đòi hỏi phải chính xác, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu trích dẫn; Nghiêm cấm việc sao chép – đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Trích dẫn được sử dụng trong các trường hợp: Trích dẫn dùng làm luận cứ chứng minh một luận điểm; Trích dẫn để bác bỏ khi phát hiện chỗ sai trong một nghiên cứu khác; Trích dẫn để phân tích khi nhận dạng được chỗ yếu của một nghiên cứu cũ đề xuất vấn đề nghiên cứu mới.
Tài liệu tham khảo:Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo, tài liệu nghiệp vụ:Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản; Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, chương, bài trong một cuốn sách, bài viết hội thảo:Tên tác giả, năm công bố, tên tài liệu, tên tạp chí hoặc sách, tập, số, số trang; Tài liệu trên internet:Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, đường dẫn tới trích dẫn. Danh mục trích dẫn được xếp theo thứ tự sau: Theo thứ tự A, B, C của họ tác giả trong và ngoài nước; Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự A, B, C theo đầu của tên cơ quan ban hành tài liệu, báo cáo hay ấn phẩm; Vị trí nguồn trích dẫn tài liệu: Nguồn trích dẫn tài liệu có thể đặt ở cuối trang hoặc cuối bài báo; Trích dẫn tài liệu cần cụ thể đến số trang của tài liệu được trích dẫn; Cách trích dẫn nguồn tài liệu trong word: vào references -> insert, đánh nguồn trích dẫn tài liệu theo quy chuẩn.
Với những nội dung đã chia sẻ ở trên, mong rằng các học viên sẽ có được câu trả lời làm thể nào để viết 1 bài báo khoa học và những giá trị của bài báo khoa học trên các diễn đàn trong nước và quốc tế. Thực sự, đây là chủ đề khó, không giống như viết một bài báo đơn thuần bởi bài báo khoa học là một công trình nghiên cứu, là tiêu chuẩn để được ghi nhận khi tham gia tốt nghiệp Thạc sỹ, Tiến sỹ và xét các học hàm khác của Nhà nước.
https://www.youtube.com/watch?v=ntJFODSCsK0
Tin, ảnh: PSO