ĐĐ. Thích Tuệ Nhật Chia Sẻ Về Kỹ Năng Làm MC Phật Giáo Và Tổ Chức Chương Trình

PSO - Là một trong những vị Thầy trẻ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh và tham gia làm MC (người dẫn chương trình) cho nhiều chương trình hành chính đến các Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo, và tổ chức nhiều chương trình quy mô trọng thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Biên Tập PSO có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn Đại đức Thích Tuệ Nhật - Phó Thư ký Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN, Trưởng Phân ban Phật tử Hải ngoại TƯ.
Đại đức Thích Tuệ Nhật
Bạch Đại Đức, xin Đại Đức hoan hỷ cho biết những yếu tố quan trọng trở thành một MC Phật giáo? Muốn trở thành một MC Phật giáo, theo ý kiến cá nhân của chúng tôi, trước hết người ấy phải có một độ am hiểu nhất định về Phật giáo, tức giáo lý nhà Phật. Sau đó, họ sẽ tìm hiểu về các lễ hội, chương trình mà Phật giáo thường tổ chức, để có kiến thức và kinh nghiệm học hỏi từ những người đi trước. Tiếp theo, họ cũng cần rèn luyện về các kỹ năng chuyên môn của một MC, như kiến thức, chất giọng, nội dung chuyển tải, sự ứng biến trong từng trường hợp khác nhau,… Nói chung là nhiều, nhưng cơ bản như vậy, rồi từ từ hoàn thiện tiếp. Như vậy, MC Phật giáo khác với MC các chương trình hoạt động xã hội ở những điểm nào? Và những điểm khác biệt giữa MC trong buổi lễ hành chánh, MC các chương trình Hội thảo, Hội nghị? MC văn nghệ hay MC các Tang lễ ra sao? Khác chứ! MC Phật giáo thì sử dụng ngôn ngữ, văn phong, cách thức biểu đạt theo nghi lễ và những oai nghi, quy định trong nhà Phật. Còn MC của các chương trình ngoài Phật giáo, thì không đòi hỏi điều này, mà người dẫn chương miễn sao đáp ứng được yêu cầu của chương trình lễ hội hoặc sự kiện cụ thể. Tất nhiên, muốn làm MC Phật giáo thì người MC bên ngoài phải tìm hiểu, rèn luyện thêm về Phật giáo. Và một MC Phật giáo muốn làm một chương trình bên ngoài, thì cũng phải tìm hiểu cho kỹ các vấn đề liên quan. Điểm khác biệt giữa cách dẫn chương trình các lễ hội Phật giáo, đó là MC của nghi lễ hành chính thì cần phải trang trọng, MC của Hội thảo, Hội nghị thì ngoài trang trọng, phải có kiến chức chuyên sâu về lĩnh vực thảo luận, bàn bạc, MC văn nghệ thì vui tươi, MC tang lễ thì trang nghiêm, sâu lắng, xúc cảm. Mà cũng tùy, mỗi lĩnh vực trên lại có nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như chương trình hành chính, thì Lễ bổ nhiệm trụ trì cũng là hành chính, Lễ tổng kết cuối năm của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ cũng là hành chính, Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN cũng là hành chính,… Mỗi chương trình đòi hỏi người MC phải có sự chuẩn bị và điều hành khác nhau. Qua kinh nghiệm làm MC Phật giáo và tổ chức các sự kiện trọng thể Phật giáo nhiều năm, xin Đại đức hoan hỷ cho biết Tăng Ni trẻ muốn trở thành một MC vững vàng thì ngay bây giờ cần rèn luyện mặt nào?  Và khi làm MC một chương trình “bị cháy” thì cách “chữa cháy” ra sao? Như đã chia sẻ một phần ở trên, Tăng Ni trẻ muốn trở thành MC Phật giáo, trước hết tự thân phải nắm vững nội điển ở một mặt bằng nhất định. Đồng thời, vị đó cần tìm hiểu thêm về hệ thống tổ chức trong Phật giáo và xã hội, để không lẫn lộn trong các chức danh của đại biểu. Thêm nữa, việc học hỏi kinh nghiệm, cách dẫn chương trình của người đi trước, là rất cần thiết. Việc này dễ lắm, chỉ cần lên Youtube xem lại các chương trình trong Phật giáo, thì sẽ học được ngay. Khi đã có được những điều kiện trên, thì người đó bắt đầu đi vào chương trình cụ thể, mà đòi hỏi trước nhất là phải “dám cầm micro”, sử dụng micro điều hành đúng lúc, đúng việc, rồi kỹ năng soạn nội dung lời dẫn, chi tiết từng mục cũng phải được chuẩn bị sẵn, nhất là đối với người chưa làm chương trình lần nào, thì càng chi tiết càng tốt. Chúng ta phải chuẩn bị nhiều, ba bốn năm phần, để khi thực hiện, có trường hợp nào ngoài ý muốn xảy ra, còn xử lý được. Tốt hơn hết, trước khi làm “MC chính”, nên làm “MC phụ” để học hỏi, phối hợp với người đã có kinh nghiệm, để khi bước vào chương trình cụ thể, mình có thể “tự bơi” được. Tất nhiên là khi làm MC, có nhiều trường hợp xảy ra, như “bị cháy” chương trình. Mà “cháy” cũng có nhiều loại, như: cháy thời gian (quá giờ), cháy một mục của chương trình (thiếu người phát biểu),… Những lúc đó phải bình tĩnh đã, đừng rối, mà để ý xem Ban tổ chức có hướng giải quyết thế nào, rồi mình dẫn hội chúng theo cách phù hợp. Trường hợp quá thời gian, thì phải nói ngắn gọn, nếu cắt bớt được phần nào thì tốt phần đó. Còn như lúc thiếu người phát biểu, hoặc chưa chuẩn bị kịp, thì cũng phải “chữa cháy” bằng cách nói thêm về ý nghĩa của buổi lễ, dẫn những câu thơ, văn, danh ngôn liên quan mà mình đã chuẩn bị. Như vậy chương trình sẽ không khô cứng, và người tham dự cũng không có cảm giác là chương trình bị lỗi. Cuối cùng, xin Đại đức cho biết những điểm nào mà một MC Phật giáo không nên vướng phải để đảm bảo cho chương trình hay về nội dung và hình thức? Quan trọng nhất, theo chúng tôi, là không được chủ quan. Một MC dù có nhiều kinh nghiệm, cũng vẫn phải nắm được nội dung chính của buổi lễ trước khi bước lên điều hành. Càng với chương trình lớn, càng phải chuẩn bị cho tốt, từ lời dẫn về lý do, ý nghĩa buổi lễ, cho đến các chức danh đại biểu, thời lượng chương trình. Đó là chưa nói đến việc khảo sát trước địa điểm tổ chức (nếu cần), âm thanh ánh sáng, các tiểu ban hỗ trợ buổi lễ như cung nghinh, dâng hoa, tặng quà,… Để nội dung hay, thì người làm MC phải chuẩn bị cho kỹ và có phương cách biểu đạt tốt. Muốn hình thức đẹp, thì người đó cần phối hợp tốt với Ban tổ chức, đơn vị thực hiện, những người hỗ trợ chương trình,… Vậy nên, dù bất kỳ chương trình lớn nhỏ, một MC cũng phải tìm hiểu cho tường tận các vấn đề liên quan đến buổi lễ, thì khả năng thành công sẽ rất cao. Xin tri ân Đại đức đã có những chia sẻ quý báu. Kính chúc Đại đức thân tâm an lạc - Phật sự viên thành.

Liên Hiền thực hiện

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online