Đòn gánh cong những tảo tần - Viết - Lê Minh Hải

Nghe đọc bài:

ĐÒN GÁNH CONG NHỮNG TẢO TẦN

 

Nếu được sinh ra và lớn lên ở thôn quê thì có lẽ chẳng ai lạ lẫm gì với với chiếc đòn gánh gắn liền với mẹ. Chiếc đòn gánh trên vai mẹ đã cùng mẹ gánh gồng bao nhiêu mùa màng, gió sương, nắng đổ. Chiếc đòn gánh cùng mẹ tảo tần với bao lo toan mang yêu thương nuôi nấng đàn con lớn khôn để rồi cong mòn vì những nhọc nhằn theo năm tháng.

 

Thuở bé, tôi thường hỏi mẹ rằng tại sao chiếc đòn gánh lại có dáng hình cong cong như thế. Mẹ nhìn tôi âu yếm rồi cười. Mẹ bảo đòn gánh cong vì phải gánh nặng qua những vụ mùa. Tôi cũng hồn nhiên tin lời mẹ, cứ nghĩ đòn gánh giúp người gánh lúa, chứ có biết đâu rằng những khó nhọc đè cả lên đôi vai mẹ mình. Tôi còn nhớ những ngày mùa, thuở tôi còn thơ bé, những gánh lúa cha mẹ gánh về trĩu nặng hai đầu đòn gánh, lưng mẹ như cũng chùng xuống, mặt nhễ nhại mồ hôi. Cái đòn gánh ấy uốn cong bật lên bật xuống nhún nhẩy theo từng nhịp bước của mẹ. Tại sao đòn gánh uốn cong chịu sức nặng như thế mà không gãy? Chắc có người sẽ trả lời rằng là vì loài tre dẻo dai có thể chịu đựng được điều ấy. Và mẹ, mẹ cũng vượt qua được những gian nan vất vả để chăm lo cho gia đình. Nhưng điều gì đã giúp mẹ vượt qua, có lẽ chỉ có thể chỉ là sự tảo tần và tình thương vô hạn dành cho những đứa con.

 

Những buổi chợ phiên, mẹ lại gánh đầy một gánh nào những thúng, mủng, rổ rá đem đi chợ bán. Mẹ thường đi chợ sớm, lúc trời còn tối, sương đẫm những tàu chuối ngoài vườn. Đòn gánh lại cùng mẹ trên con đường mấp mô đá sỏi để sau mỗi buổi chợ về lại có phần quà gói gém cho con. Trên đôi đầu quang gánh là rau dưa, gạo, muối đem vào sắp xếp gọn gàng nơi căn bếp nhỏ. Dáng mẹ hì hụi nhóm lửa hào hứng làm cho cả nhà món ăn ngon. Cái dáng mẹ lúc nào cũng cong gù, khom khom như là ấp iu, vun vén những ấm êm, chiều chuộng đối với những người thân. Lửa nhen lên mẹ bắc nồi nấu nướng, bóng dáng mẹ lẫn trong khói vờn mộc mạc mà ăm ắp thương yêu.

 

Lúc mẹ ngồi giặt, mẹ dường như thư thả nhất, mẹ giặt đi những nhọc nhằn của một ngày vất vả, tạm gác lại công việc nhà nông. Ấy vậy mà cũng chẳng mất đi cái dáng cong như đang ôm ấp những nỗi niềm sâu kín. Có lẽ là cái nghèo khó vận vào mẹ những lo toan để rồi bất cứ lúc nào cũng nặng ưu tư, nỗi niềm không để lộ ra khiến lòng trĩu nặng. Những vất vả, âu lo càng kéo lưng mẹ còng thêm. Chẳng hề gì, mẹ chỉ cần các con hiên ngang đứng thẳng, ngẩng cao đầu bước trên đường đời đầy những cám dỗ, đố kỵ hơn thua. Mẹ sẽ vẫn mãi như thế, vẫn như chiếc đòn gánh cong cong nỗi đời, mà niềm thương yêu đầy ăm ắp.

 

Chúng tôi đã lớn khôn như cây đời vươn lên thẳng và khỏe mạnh, còn mẹ thì lại càng gầy mòn còng thêm nhiều nữa. Chiếc đòn gánh vẫn theo mẹ mỗi ngày ra đồng, chỗ giữa thân đòn là nơi tiếp giáp với vai mẹ bị mòn vẹt đi hơn nửa vậy mà nó vẫn vững chắc thủy chung với người. Chiếc đòn gánh cũng như mẹ, theo tháng năm tâm sức hao mòn vì con, vì tổ ấm. Cong mòn như thế nhưng đòn gánh vẫn cùng mẹ tảo tần với cuộc mưu sinh nơi ruộng đồng, với làng quê ăm ắp ân tình nồng đượm.

 

Có lần nhìn chiếc đòn gánh cong cong, mòn vẹt của mẹ mà tôi trào nước mắt. Chợt nghĩ tới cuộc đời của mẹ, cả một đời chăm lo, trăn trở vì chồng vì con, theo năm tháng cũng mòn vẹt đi vì những gian nan. Nào có ai đếm được đôi vai mẹ đã biết bao lần gánh gồng để nuôi chúng tôi khôn lớn. Nào ai đếm được có bao giọt mồ hôi đổ xuống cánh đồng để nảy nở lên những yêu thương, hạnh phúc. Chỉ biết mẹ và chiếc đòn gánh càng ngày càng cong thêm, mòn mãi. Dáng mẹ cong gầy vì cả một đời  tảo tần nặng gánh những nhọc nhằn nhưng lòng mẹ thì luôn ăm ắp yêu thương.

      


 

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online