Góp nhặt vụn mùn - Viết - Nguyễn Thị Hương Mai (Pháp danh: Diệu Tri)

Nghe đọc bài:

Góp nhặt vụn mùn

 

        Đã nửa mùa Thu sang. Trời chực nắng, chực mưa. Không còn cái nóng đổ lửa của mùa Hạ. Trời không còn trong xanh, mà mang đầy hơi nước màu trắng xám, nắng ui ui, gió hiu hiu và mưa bui bui, se se mát!

 

     Một không gian dễ gợi nhớ! Sáng nay chị không đi chợ vì nhà còn thức ăn và thời tiết không mấy thuận lợi cho việc đi ra ngoài. Sau khi đã dọn dẹp nhà cửa tươm tất, chị ngồi thong thả nhìn màn mưa bụi bay bay. Nét mặt chị thư thái, như hài lòng với công việc hiện tại và một thời đã qua, rồi lại có vẻ miên man về những nỗi nhớ xa xăm nào đó.

 

        Vâng, dường như những hồi ức đang nhẹ bước vào tâm thức chị. Ngày chị sắp sửa về nhà chồng, chị không mấy lo lắng, dù có tin đồn mẹ chồng tương lai của chị rất khó. Chị nghĩ khó thế nào, cũng không ai khó bằng Má chị. Và chị có phần tự tin, vì thường xuyên được ba dạy lí lẽ, những điều tử tế trong mỗi bữa ăn, từ những câu chuyện kể về Nhân Quả, từ những câu chuyện về phép lịch sự, đối đãi tử tế với nhau cả  trong nhà cho tới láng giềng, họ hàng. Và, nhất là tất cả phải được xuất phát từ tình yêu thương, chan hòa với mọi người. 

 

         Cả nhà ai cũng quan tâm chị vì chị là con gái út, lại giỏi giang, chị luôn vui vẻ, sống gần gũi với mọi người, ai cũng thương yêu và quý mến chị. Thế là chị tha hồ được như ý, nhất là những anh chị của chị. Không những trong nhà, mà cả lối xóm ai cũng tin tưởng và yêu quý chị, ai bận việc cứ đem em bé đến gửi cho chị , khi xong việc đến mang bé về, vì không có em nên chị rất thích em bé, các bé cũng rất thích chị,  những người gửi con đều là những người nghèo khó, chị rất thương.

 

        Về công việc nhà, chị thạo ngay từ nhỏ, vì tính ham làm của chị, thậm chí người lớn không cho làm, chị cũng xin làm cho bằng được, đa phần chị làm rất tốt , ít khi bị hư việc…Về  việc học hành chị cũng không thua kém ai, năm thi Tú Tài chị đã đậu hạng Bình (loại giỏi), và vào trường Sư Phạm .. Càng lớn khôn chị càng đỡ đần giúp Ba Má nhiều hơn. Không bao giờ chị muốn nhìn Ba Má cực nhọc, vất vả, việc gì chị cũng xắn tay, xắn chân vào. Ngoài ra chị còn biết tự kiếm tiền, vào những lúc trái buổi học hoặc những ngày hè, để có tiền mua tập sách, khi thì chị hái bông điên điển, khi thì chặt mía khúc bơi xuồng đi bán vòng vòng trong xóm, khi thì dùng xuồng đưa đò vào mùa nước bêu. Nghỉ hè có thời gian dài hơn, chị đi chầm lá hay dán bọc trà để được trả tiền công…Mà gia đình chị, đâu phải thuộc dạng nghèo khó nếu không nói là khá giả...Chị như một con bông vụ hay một con thoi, nhưng luôn trong tâm thế rất hoan hỷ và lan tỏa yêu thương…

 

       Chị là người như thế. Chắc có lẽ nhờ cái Nhân siêng năng chăm chỉ và yêu thương, phụng sự mà khi lập gia đình chị rất được lòng cha mẹ chồng. Hình như, thành kiến   “ mẹ chồng -  nàng dâu” đã được chị xóa bỏ lằn ranh. Nhớ lại mà chị bỗng tức cười, lúc chị lạy xuất giá , ngoài những lời dặn dò dạy bảo của cha mẹ, người anh giữa của chị buột miệng “ nhớ đừng ăn hiếp chồng nghen”, câu nói dí dỏm đó đã đánh tan sự quyến luyến, sụt sùi trong lòng chị. Từ chỗ đang nghẹn ngào, bịn rịn chị phì cười và đáp trả : “ anh nhìn em vậy sao? Nếu vậy em mừng vì chỉ nhìn thôi chồng em đã sợ , không cần phải ăn hiếp”.Cả nhà đều bật cười làm không khí trở nên vui nhộn,...

 

         Không ngờ chị về sống chung với Ba Má chồng một cách dễ dàng đến vậy. Anh là con trai duy nhất, phải đi làm cách nhà trên 20 km, Má chồng gợi ý chị có muốn theo ở cùng anh hay muốn ở nhà đều được, nhưng nghe theo lời Má ruột, chị tình nguyện ở lại nhà, mỗi tuần anh về thăm một lần. Nhờ chiếm được cảm tình từ việc này, mà chị cũng không mấy phải vận dụng kỹ năng làm dâu từ lời Má ruột dạy cho lắm. Mỗi ngày chị đi dạy một buổi, Má chồng nấu cơm sẵn, chị về cùng ăn và dọn rửa. Buổi cơm chiều dành cho chị không mấy khó khăn. Buổi tối chị mắc mùng cho Ba Má chồng xong, mới ngồi vào bàn soạn giáo án, cũng giống như khi ở nhà chị từng làm cho Ba Má  ruột. Chị cảm thấy vui vì  sự hài lòng của Ba Má chồng, trong thâm tâm chị nghĩ, đây là Ba Má thứ hai chứ không phải Ba Má chồng, một ngôn từ mà ai cũng phải ái ngại khi nhắc đến. Sáng, từ 4 giờ, Má chồng chị đã thức nấu nước bằng lò trấu, châm trà cúng Phật và cúng Ông Bà , chị nghe lụp cụp đã dậy ra giành nấu, Má không cho, bảo cứ ngủ tiếp, vì Má lớn tuổi không ngủ được nhiều nên thức nấu nước, chớ không cần gấp gáp. Từ đó chị không phải thức sớm nữa, chỉ sáng ra, chị quét nhà lau nhà, chị quen làm hài lòng Má ruột , lau nhà rất kỹ, chị lau từ ngoài, lau cả trong sàn giường, vì phải nằm dài mới lau tới bên trong được nên Má chồng xót xa “con ơi , lau vừa vừa thôi, lau gì dữ vậy, hai hay ba ngày hãy lau một lần…” .Từ đó, Má cấm những trẻ ở quê hay đi chân không bước lên nhà khi có việc cần, vì sợ chị lau nhà cực. Những lúc ngồi vào bàn ăn, nhớ lời Ba ruột dạy,  thỉnh thoảng chị lựa chỗ ngon của cá hay thịt gấp vào chén Ba Má chồng trước rồi mới tới mình. Chỉ một vài cử chỉ nho nhỏ vậy thôi mà chị rất được lòng Ba Má chồng. 

 

        Mỗi tuần anh về thăm nhà, chị đều sắm sẵn món ngọt nào đó đế tối cùng uống trà chuyện vãn trước khi ngủ, một không khí vô cùng ấm cúng! Chị cảm giác được sự yêu thương và chăm sóc hơn cả ở cùng Ba Má ruột. Ngược lại, chị đã đem đến cho Ba Má chồng một cảm giác có thêm đứa con gái. Tối nào trước khi đi ngủ chị cũng được Ba Má chồng nhắc nhở đóng cửa sổ kẻo gió lùa dễ bị cảm lạnh. Mỗi lần chị về quê thăm gia đình thì  đích thân ba chồng đưa về và hẹn ngày rước, đi xe đò Ba Má chồng không yên tâm v.v… có lần Ba Má chồng đi vắng chị lén gánh nước đầy tất cả các lu, khi về Ba Má chồng rầy quá chừng ( mọi khi việc đó là của Ba chồng chị.)..Nhiều và nhiều lắm ! Biết bao kỷ niệm êm đềm đẹp đẽ chị không thể kể hết.

 

        Tất cả đã mang đến cho chị một hạnh phúc trọn vẹn, bắt nguồn từ sự dạy dỗ của hai đấng sinh thành, sự chăm ngoan của chị, và tử tế của Ba Má chồng chị. Giờ chị mới thấu hiểu phần nào luật Nhân Quả mà Ba ruột chị từng nói ngày xưa, cộng với những lần nghe giảng Pháp từ quý Thầy. Tất cả xuất phát từ cái tâm của chị, mà khởi nguồn từ yêu thương kết nối yêu thương, không có yêu thương không thể có một Nhân Quả tốt đẹp, đó là một quá trình diễn biến tự nhiên, một sự chiêu cảm lẫn nhau, tương tác lẫn nhau, có Nhân thì có Quả, đó là quy luật tất yếu của vũ trụ dành cho con người. Những việc làm chị cho là nho nhỏ, vụn vặt từ thuở bé đến sau này, như là những vụn mùn thấm sâu vào đất vỡ để có thể sinh sôi mầm chồi xanh tốt và có được quả lành. Đó là hạnh phúc.

 

        Những dòng hồi ức của chị, sẽ được dâng đến Phật để nguyện cầu phước đức cho song thân và cho Ba chồng đã khuất của chị. Riêng Mẹ chồng còn sống rất thọ trên chín mươi,  chị thường đưa cụ đến những buổi đại lễ Vu Lan để cầu an cho cụ và tôn vinh một tình mẹ cao cả. Và, chị cũng muốn cảm ơn tất cả những gì đã làm thành cuộc sống con người và của riêng chị, cảm niệm ân đức của những mùa Vu Lan Báo Hiếu để mỗi mùa trong năm đều là mùa Vu Lan trong lòng chị. 

 


 

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online