HÀ NỘI: HỘI THẢO KHOA HỌC TỔ NHƯ TRỪNG LÂN GIÁC VÀ SƠN MÔN LIÊN PHÁI TRONG LỊCH SỬ PGVN

Sáng nay ngày 1/3, Hội thảo khoa học Tổ Như Trừng Lân Giác và Sơn Môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức tại chùa Liên Phái, Tp Hà Nội. Hội thảo có sự tham dự của đông đảo chư tôn đức GHPGVN, nhà nghiên cứu, đại biểu và Phật tử.

Chủ toạ đoàn có Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN; Hoà thượng Thích Gia Quang, Hoà thượng Thích Quảng Tùng - đồng Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN; Giáo sư Lê Mạnh Thát; Phó giáo sư Tiến sỹ Chu Văn Tuấn.

Ngoài ra còn có sự tham dự của Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ; Hoà thượng Thích Thanh Điện - Phó chủ tịch, Phó trưởng Ban thường trực Ban hướng dẫn Phật tử TW; Thượng toạ Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; Thượng toạ Thích Thanh Tuấn - Uỷ viên thường trực HĐTS, Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng I TƯ cùng chư Tôn đức HĐTS GHPGVN.

Về phía chính quyền có bà Trần Thị Minh Nga - Phó trưởng ban Ban Tôn giáo Chính Phủ; ông Vũ Ngọc Trìu - Phó trưởng phòng an ninh Tôn giáo khác Cục an ninh nội địa Bộ Công An; bà Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó trưởng Ban Tôn giáo Uỷ ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thành phố Hà Nội cùng quý vị lãnh đạo đại diện các cơ quan ban ngành, các nhà nghiên cứu, học giả.

Để nghiên cứu tìm hiểu làm rõ hơn thân thế, hành trạng của Tổ Như Trừng Lân Giác, những đóng góp của Tổ đối với Phật giáo Việt Nam, đồng thời, nghiên cứu các giá trị lịch sử, văn hoá sơn môn Liên Phái, chùa Liên Phái đã phối hợp với Viện Nghiên cứu tôn giáo và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội tổ chức hội thảo lần này. Theo thống kê của Ban tổ chức đến nay, đã có 41 bài tham luận của các học giả là tăng ni, cư sĩ Phật tử, nhà khoa học, nhà nghiên cứu gửi về.

Các tham luận được phân loại thành các chủ đề như Tổ Như Trừng Lân Giác: cuộc đời và đạo nghiệp, Giá trị lịch sử, văn hoá của chùa Liên Phái, Sơn môn Liên Phái, Đóng góp của chư Tổ chùa Liên Phái, sơn môn Liên Phái đối với Phật giáo Việt Nam. Bảo tổn, phát huy giá trị di sản chùa Liên Phái, sơn môn Liên Phái trong giai đoạn hiện nay

Thiền sư Như Trừng Lân Giác sinh năm 1696 mất năm 1733, là đời thứ 37 tông Lâm Tế. Trong quá trình xuất gia và hành đạo, Cuộc đời của Tổ Như Trừng Lân Giác tuy không dài nhưng những di sản mà tổ để lại vô cùng đồ sộ. Di sản đó không chỉ là những ngôi chùa do ngài xây dựng, những đệ tử mà ngài đào tạo, nhưng tác phẩm Phật giáo mà còn là việc hình thành một Sơn môn Phật giáo tồn tại trên 300 năm với nhiều đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.

Hội thảo đã kết thúc thành công với những ý nghĩa to lớn. Hội thảo không chỉ là những gợi mở nghiên cứu, là diễn đàn để cập nhật thông tin được đầy đủ hơn về sự đóng góp của Tổ Như Trừng Lân Giác, mà còn là nơi tạo ra diễn đàn mở, tạo ra cơ hội kết nối giữa các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước về Tôn giáo và những nhà tu hành Phật giáo trên cả nước để tiếp tục thảo luận về những vấn đề liên quan tới Phật giáo Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được tại hội thảo ngày hôm nay:

Chùa Bằng

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online