Hải Phòng: Ấn tượng Đêm hoa đăng kính mừng khánh đản Đức Phật A Di Đà tại huyện đảo

PSO - Tối ngày 11/12/2022 (nhằm ngày 18/11 năm Nhâm Dần), tại chùa Linh Quang (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) đã trang nghiêm diễn ra Đêm hoa đăng kính mừng khánh đản Đức Từ phụ A Di Đà. Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có HT.Thích Thanh Giác – Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN TP. Hải Phòng; TT. Thích Tục Khang - Ủy viên HĐTS, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN, Phó trưởng BTS GHPGVN thành phố, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Cát Hải, trụ trì chùa Linh Quang. Về phía lãnh đạo chính quyền thành phố có ông Dương Ngọc Anh – Trưởng Ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP. Hải Phòng, đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp Đảng Ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Ban giám hiệu, thầy cô giáo đang giảng dạy tại các trường trong thị trấn, đông đảo quý Phật tử, du khách thập phương và nhân dân địa phương. Trong khuôn khổ của đại lễ, HT. Thích Thanh Giác đã ban bố cho toàn thể đại chúng một thời pháp ngắn sơ lược về lịch sử Đức Phật A Di Đà, ý nghĩa, cũng như phương pháp tu học để được sinh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc. Kinh Bi Hoa chép: “Đời quá khứ hằng hà sa kiếp có Vua Chuyển Luân Vương tên là Vô Chánh Niệm có quan đại thần là Bảo Hải có người con đi tu thành Phật là Bảo Tạng. Vua thỉnh Phật về hoàng cung cúng dàng và xin Phật thuyết pháp trọn vẹn trong 3 tháng, nhờ lòng chí thành mà Vua được Phật thụ ký hiệu là A Di Đà. Lịch sử ghi lại đời quá khứ cách hơn 10 kiếp có 1 nước tên là Diệu Hỷ, Vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan sinh trưởng được 3 người con là Nhật Nguyệt Minh - Kiều Thế Tự Tại và Kiều Thi Ca. Vương tử Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh hoa phú quý theo Phật Thế Tự Tại xuất gia thụ giới Tỳ Kheo, Ngài đối trước Phật Thế Tự Tại phát 48 điều thệ nguyện lớn được Đức Phật thụ ký thành Phật hiệu là A Di Đà. Pháp môn niệm Phật còn gọi là Pháp môn Tịnh độ lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinh ở cõi Ta Bà mà ban cho pháp môn tối thắng này. Thấy căn tính của chúng sinh chỉ có tu trì theo pháp môn niệm Phật là pháp môn dễ nhất lại dễ đắc độ, mà chúng ta trì tụng hằng ngày. Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật giải thích hai chữ “Cực Lạc” rằng: “Xá Lợi Phất! Nước ấy vì sao có tên là Cực Lạc? Vì những chúng sinh sinh về nước ấy không có các khổ não, chỉ có an vui, cầu gì được nấy nên gọi là Cực Lạc”… Nếu có thiện nam tín nữ nghe nói đến Phật A Di Đà mà chấp trì danh hiệu hoặc một ngày, hai ngày… cho đến bày ngày được nhất tâm bất loạn thì người ấy lúc lâm chung được Phật A Di Đà cùng các bậc Thánh chúng tay nâng kim đài hiện ra trước mặt người ấy lúc lâm chung tâm không điên đảo tức được vãng sinh về thế giới Cực Lạc”. Người tu pháp môn niệm Phật lấy tín, nguyện, hành để làm tư lương cho lộ trình vãng sinh Cực Lạc. Nếu như đầy đủ được ba món tư lương này thì chắc chắn hành giả được lên ngôi cửu phẩm. Tín hạnh nguyện này như đỉnh ba chân, thiếu một thì không đứng được. Đức Phật thường khuyến khích mọi người nên tu trì pháp môn Tịnh độ, đối với ba món tư lương này, mỗi món thêm một chữ, gọi là: Tín tất phải thâm tín (tin sâu); nguyện tất phải thiết nguyện (nguyện thiết tha); hành tất phải thực hành. Nếu được như thế thì chắc chắc vãng sinh Tây Phương Cực Lạc. Qua bài pháp ngắn này, toàn thể đại chúng có mặt tại buổi lễ đã phần nào hiểu hơn về lịch sử Đức Phật A Di Đà, pháp môn tu niệm Phật và thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Thời khắc quan trọng, linh thiêng của buổi lễ cuối cùng cũng đã đến, khi Hòa thượng Chứng minh đón nhận ánh sáng từ ban thờ Phật, rồi truyền ánh sang đó đến chư tôn thiền đức, đây chính là hành động thể hiện sự truyền đăng tục diệm, chánh pháp rạng ngời. Tiếp đó, Hoà thượng chứng minh và Thượng toạ trụ trì đã truyền ánh sang từ bi – trí tuệ  đến cho hàng Phật tử. Hành động này như một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự lưu truyền hoằng dương Phật pháp. Thế rồi trong sân lễ, những ngọn nến được truyền sang cho nhau như san sẻ tình thương yêu và sự hiểu biết. Cả một vùng trời lung linh tỏa sáng, đó là ánh sáng chân lý, của niềm tin, của từ bi - trí tuệ, thanh tịnh và hòa hợp xua tàn màn vô minh xi ám của mùa đông giá lạnh nơi miền biển đảo xa xôi. Cầm ngọn đèn trên tay, đồng thanh niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, kinh hành niệm Phật, mỗi Phật tử thầm phát nguyện sẽ cố gắng tinh tấn trên con đường tu học, tìm cầu giác ngộ, giải thoát và nguyện khi xả hết báo thân này được sinh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc của Ngài. Trước khi kết thúc buổi lễ, Thượng toạ trụ trì, Trưởng BTC đại lễ đã dâng lời tri ân Hoà thượng chứng minh. Mặc dù Phật sự đa đoan, đường xá xa xôi, cách trở nhưng Hoà thượng vẫn từ bi hứa khả, trấn tích quang lâm. Hơn thế nữa, Hoà thượng còn bố thí cho bà con Phật tử huyện đảo một thời pháp thật ý nghĩa nhân mùa khánh đản đức từ phụ A Di Đà. Xin giới thiệu hình ảnh ghi nhận:

Thành Trung

Download Android Download iOS
Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử TƯ rà soát công tác tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15: Tự hào dân tộc - Tri Ân – Báo Ân

PSO – Tối ngày 14/7/2025 (nhằm ngày 20/6 năm Ất Tỵ), Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương GHPGVN, trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, đã tổ chức phiên họp trực tuyến nhằm rà soát và cập nhật tiến độ công tác tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15 với chủ đề: "Tự hào dân tộc - Tri Ân – Báo Ân”.

Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online