Đồng Tháp: Chùa Vĩnh Tràng trang nghiêm tưởng niệm Húy kị cố Hòa thượng trụ trì đời thứ 6

Nghe đọc bài:

PSO - Với tinh thần “ẩm thủy tri nguyên” và để tưởng nhớ đến công đức của chư vị tiền bối Tổ sư, ngày 15/7/2025 (21/6 năm Ất Tỵ), Ban Chức sự Trường hạ chùa Vĩnh Tràng (phường Mỹ Phong, tỉnh Đồng Tháp) trang nghiêm tổ chức Tưởng niệm lễ Húy kỵ cố Hòa thượng thượng Minh hạ Đàn - Trụ trì chùa Vĩnh Tràng đời thứ 6 (từ năm 1923 – 1939). 

Tại buổi lễ tưởng niệm sáng nay có HT.Thích Thiện Tín – Thiền chủ Hạ trường; TT.Thích Quảng Lộc – Tuyên Luật sư kiêm Hóa chủ Hạ trường; HT.Thích Bửu Hoà, TT.Thích Nhật Thanh – Phó Thiền chủ cùng chư Tăng hành giả An cư và đông đảo Phật tử đồng tham dự. 

Theo lịch sử ghi lại: Hòa thượng thượng Minh hạ Đàn, pháp danh Tâm Liễu, tự An Lạc. Ngài người làng Mỹ Phong, tổng Thạnh Phong, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ngài là đệ tử của Hòa thượng Chánh Hậu. 

Mặt tiền Chánh điện chùa Vĩnh Tràng

Năm 1930 Hòa thượng Minh Đàn đứng ra trùng tu lại chùa Vĩnh Tràng với quy mô kiểu cách hài hòa giữa văn hóa xứ chùa Tháp và lối kiến trúc phương Tây như hiện nay. Đặc biệt Ngài cho xây dựng lại cổng Tam Quan, mặt tiền chùa, Chánh điện, nhà Thờ Tổ và Bảo tháp Hòa thượng Bổn sư bằng đá trắng của xứ Đà Nẵng. 

 Cổng chùa Vĩnh Tràng

Cổng Tam Quan tráng lệ do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện 1933. Về kinh phí được hai ông Huỳnh Tri Phú và Lý Văn Quang hỗ trợ. Chiếc cổng giữa bằng sắt lâu nay vẫn đóng kín. Hai cổng bên xây gạch vươn cao như hai tòa lâu đài cỗ. Nét độc đáo của Tam quan chùa Vĩnh Tràng thể hiện ở nghệ thuật ghép mảnh sành, mảnh sứ để tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa những sự tích nhà Phật, những truyện tích dân gian và những đề tài Tứ quý, Tứ linh, hoa lá…. 

Chư Tôn đức dâng hương hoa, quả phẩm cúng dường Giác linh Hòa thượng chánh kị

Như vậy có thể thấy, dấu ấn công lao của cố Hòa thượng Thích Minh Đàn đối với chùa Vĩnh Tràng là rất lớn. Ngôi chùa ngày nay là trung tâm văn hóa, hành chánh của Phật giáo tỉnh Tiền Giang (trước đây) nay là tỉnh Đồng Tháp. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà luôn niệm ơn lịch đại Tổ sư và chư vị tiền bối nơi đây. Nhân ngày Húy kỵ của cố Hòa thượng, chư Tôn đức đã cung đối trước Tổ đường dâng hương tưởng niệm. Nguyện cầu chư Tổ sớm “tái hiện đàm hoa”, trở lại cõi đời tiếp tục hoằng dương Phật pháp, làm lợi lạc chúng hữu tình.

TT.Thích Quảng Lộc dâng hương đảnh lễ Tổ sư

Phụng Vì: Vĩnh Trường Đường Thượng, Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế, húy Tục Thông, tự An Lạc thượng Tâm hạ Liễu, Lê Công Hòa Thượng Giác Linh. Xuất thế: Ất Hợi niên (1874). Trụ thế: Lục Thập Ngũ Thế. Tịch ư: Kỷ Mão niên, Lục ngoạt, Nhị Thập Nhị nhật (1939).

Một số ảnh ghi nhận:

Download Android Download iOS
Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử TƯ rà soát công tác tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15: Tự hào dân tộc - Tri Ân – Báo Ân

PSO – Tối ngày 14/7/2025 (nhằm ngày 20/6 năm Ất Tỵ), Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương GHPGVN, trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, đã tổ chức phiên họp trực tuyến nhằm rà soát và cập nhật tiến độ công tác tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo lần thứ 15 với chủ đề: "Tự hào dân tộc - Tri Ân – Báo Ân”.

Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online