Hải Phòng: Đại lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện chùa Phúc Minh

PSO - Sáng ngày 06/05/2023 (nhằm ngày 17/03 năm Quý Mão), tại thôn Câu Hạ A, xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng đã long trọng diễn ra Đại lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng Bảo điện chùa Phúc Minh. 

Toàn cảnh buổi lễ

Quang lâm chứng minh và tham dự đại lễ có HT. Thích Thanh Giác, Phó trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.Hải Phòng; TT. Thích Bản Điền, Ủy viên Thường trực, Phó chánh Văn phòng BTS, Trưởng Ban HDPT GHPGVN thành phố, Trưởng BTS GHPGVN huyện An Lão; TT. Thích Thanh Tín, Trụ trì chùa Kim Liên (huyện An Lão), thầy nghiệp sư của Đại đức bản tự; ĐĐ. Thích Quảng Nghĩa, Ủy viên Thường trực BHP Trung ương GHPGVN, Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng BHP GHPGVN thành phố, Trưởng BTS GHPGVN quận Dương Kinh; ĐĐ. Thích Bản Đức, Bản tự chùa Phúc Minh, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài thành phố.

Chư Tôn đức quang lâm chứng minh buổi lễ

Về phía khách mời chính quyền có ông Trần Văn Tốt, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Quang Trung; ông Trần Xuân Thơm, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Quang Trung; ông Đỗ Văn Chuyên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, cùng các ông bà đại diện cho Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Quang Trung, thôn Câu Hạ A và đông đảo Phật tử, du khách thập phương, nhân dân địa phương.

Về phía khách mời tham dự

Chùa Phúc Minh là một ngôi cổ tự được xây dựng vào năm Ất Hợi 1275, thời vua Trần Thánh Tông niên hiệu Bảo Phù nhị niên, đến năm Canh Thìn 1460 đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận dân làng chuyển về khu vực đồng chùa ao Vườn Dẫn, nay là trường tiểu học xã Quang Trung. Thời gian đó, chùa được xây dựng trên tổng diện tích 2 mẫu sào, do nhân dân địa phương đóng góp.

ĐĐ. Thích Bản Đức báo cáo quá trình kiến thiết xây dựng chùa Phúc Minh

Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp năm 1947, Đình và chùa Câu Hạ (chùa Phúc Minh) đã bị tiêu thổ phục vụ kháng chiến, 5 gian tiền đường bị dỡ bỏ làm cơ sở hoạt động cách mạng. Đặc biệt, chùa có nhà sư Thích Thanh Hường tham gia hoạt động cách mạng, Ngài từng là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Ủy viên UB MTTQVN huyện An Lão. Tháng 2 năm 1951, khi giặc Pháp tràn về càn quét, đốt làng, đốt chùa, nên hầu như toàn bộ hệ thống tượng Phật trong chùa đã bị thiêu rụi. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, từ năm năm 1965 đến năm 1982, chùa đã được sử dụng làm nơi sơ tán của Trường tổ chức chính quyền thành phố, sau đó chùa được chọn làm cơ sở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp 2. Đến nay, chùa đã trải qua 14 đời nhà Sư về trụ trì.

Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, cũng như sự bào mòn của thời gian, lịch sử, phong điều, vũ lộ, chùa Phúc Minh đã bị xuống cấp trầm trọng. Ngày 04/10 năm Mậu Tuất - 2018, ĐĐ. Thích Bản Đức đã cùng các cấp Giáo Hội, chính quyền, Phật tử và nhân dân địa phương, tổ chức khởi công động thổ xây dựng lại ngôi Đại hùng Bảo Điện chùa Phúc Minh. Nhưng 2 năm tiếp theo, dịch bệnh Covid-19 hoành hành nên công trình kiến thiết, xây dựng chùa Phúc Minh đã phải tạm dừng. Cho đến năm 2020, khi dịch bệnh được kiểm soát, Đại đức bản tự lại tiếp tục cùng Phật tử, nhân dân địa phương kiến thiết, xây dựng ngôi già lam.

Sau hơn 2 năm xây dựng, công trình ngôi Đại hùng bảo điện chùa Phúc Minh đã được hoàn thiện và chính thức đưa vào sử dụng với tổng diện tích hơn 400m2, chùa được xây dựng bằng bê tông cốt thép, theo kiến trúc cổ truyền nội công, ngoại quốc. Tổng kinh phí xây dựng ngôi Đại hùng bảo điện và các công trình phụ trợ chùa Phúc Minh khoảng 10 tỷ đồng, được kêu gọi từ nguồn vốn xã hội hóa, do các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, Phật tử, nhân dân địa phương phát tâm công đức.

HT. Thích Thích Thanh Giác ban đạo từ

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT. Thích Thích Thanh Giác đã tán thán công đức của Đại đức bản tự, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đã phát tâm tịnh tài, tịnh vật, nhân lực, vât lực để có được công trình ngôi Đại hùng bảo điện khang trang tố hảo như này hôm nay. Đặc biệt, Hòa thượng gửi lời cảm ơn các cấp chính quyền đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ đại đức bản tự trong suốt thời gian kiến thiết, xây dựng. Đồng thời, Hòa thượng đã nói lên vai trò của ngôi chùa đối với đời sống tâm linh của mỗi người dân Việt, cũng như tại mỗi làng quê Việt Nam. Đúng như thiền sư Mãn Giác đã viết:

“ Mái chùa che chở hồn Dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông.”

Trước khi kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức chứng minh và các cấp chính quyền đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện chùa Phúc Minh và dâng hương bạch Phật tại chính điện, cầu nguyện cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, nhà nhà ấm no, gia đình hạnh phúc, toàn dân đoàn kết xây dựng giang sơn Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

Thành Trung

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online