Hải Phòng: Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm trụ trì và Đúc chuông chùa Phúc Hưng

PSO - Sáng nay, ngày 29/10/2022 (nhằm ngày 05/10 năm Nhâm Dần), tại thôn Cẩm La (xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) đã long trọng diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì cho SC. Thích Diệu Đoan và lễ đúc Đại hồng chung chùa Phúc Hưng. Buổi lễ có sự tham dự của đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa và nhân dân địa phương. Quang lâm chứng minh buổi lễ có HT. Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN TP.Hải Phòng; HT. Thích Thanh Giác - UV HĐTS, Phó trưởng Ban TT ban Hoằng pháp GHPGVN, Phó trưởng Ban TT BTS GHPGVN TP.Hải Phòng; TT. Thích Tục Minh – Chánh văn phòng BTS GHPGVN TP.Hải Phòng; TT. Thích Bản Điền – Phó Chánh văn phòng BTS GHPGVN thành phố; TT. Thích Thanh Phương – Trưởng BTS GHPGVN huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); TT. Thích Quảng Thiện – UV thường trực BTS GHPGVN TP. Hà Nội, Trưởng BTS GHPGVN huyện Gia Lâm; ĐĐ. Thích Tục Tuệ - Phó BTS GHPGVN huyện Tiên Lãng, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN TP.Hải Phòng, chư Tôn đức cựu Tăng Ni sinh khóa VI HVPGVN TP.Hà Nội, chư Tôn đức cựu Tăng Ni sinh khoá V trường trung Cấp cao đẳng Phật học Hải Phòng, chư Tôn đức Tăng Ni các tỉnh thành lân cận. Về phía khách mời chính quyền có ông Dương Ngọc Anh – Trưởng Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ TP.Hải Phòng; ông Đỗ Văn Thơ – Bí thư Đảng ủy xã Tự Cường; ông Đỗ Văn Trọng – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; ông Đỗ Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Tự Cường; ông Đỗ Văn Dũng – Trưởng thôn Cẩm La, xã Tự Cường, cùng các ông bà đại diện cho các cấp Ủy Đảng thuộc HĐND, UBND, UB MTTQVN xã Tự Cường, thôn Cẩm La, cùng đông đảo bà con Phật tử trong và ngoài thành phố, du khách thập phương và nhân dân địa phương. Cùng với các di tích lịch sử của huyện Tiên Lãng (TP.Hải Phòng), chùa Phúc Hưng (chùa Cẩm La) cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, chùa đã từng là nơi nuôi giấu cán bộ, chiến sỹ cách mạng hoạt động kháng chiến, góp phần vào công cuộc giành nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, chùa đã được UBND TP.Hải Phòng xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2012. Đây chính là niềm tự hào của đồng bào Phật tử, nhân dân huyện Tiên Lãng nói chung và xã Tự Cường nói riêng. Ngôi chùa đã trải qua 4 đời sư trụ trì, nhiều năm sau đó chùa không có sư, cho đến năm 2009 chính quyền, Phật tử, nhân dân địa phương đã cung đón SC.Thích Diệu Đoan về nhập tự và hướng dẫn bà con Phật tử, nhân dân địa phương tu học, sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh. Kể từ khi về nhập tự, Sư cô đã cùng các cấp chính quyền, Phật tử, nhân dân địa phương xây dựng lại ngôi Đại Hùng Bảo Điện, ngôi Tổ đường chùa Phúc Hưng. Đến nay, các công trình đã được khang trang, tố hảo và chính thức đưa vào sử dụng. Được biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa đã hiến cho Đất nước một quả chuông nặng 3 tạ để làm đạn dược, phục vụ cho kháng chiến. Kể từ đó đến nay chùa không có Đại hồng chung để thỉnh hàng ngày làm pháp khí nhà Phật. Chính vì lẽ đó, nhân dịp này, Sư cô trụ trì đã cùng Phật tử, nhân dân địa phương tổ chức lễ đúc đại hồng chung có trọng lượng hơn 7 tạ. Tại buổi lễ, thay mặt cho TT BTS GHPGVN TP.Hải Phòng, TT. Thích Tục Minh – Chánh văn phòng BTS GHPGVN thành phố đã lên công bố Quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Phúc Hưng cho SC. Thích Diệu Đoan. Tiếp đó, HT. Thích Quảng Tùng – Trưởng Ban trị sự GHPGVN thành phố đã trao quyết định bổ nhiệm trụ trì cho Sư cô tân trụ trì, trước sự chứng minh của đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni và sự tham dự của đông đảo quý Phật tử gần xa. Dịp này, HT. Thích Quảng Tùng ban đạo từ nói lên vai trò, trách nhiệm của một vị Sư trụ trì. Trụ trì ở đây được hiểu là: “ Trụ Pháp Vương gia, Trì Như Lai tạng”. Đây chính là lý tưởng của người tu, Trụ Pháp Vương gia, nhờ có tâm bất động, định tĩnh, từ đó huệ phát sinh, trí sáng suốt, thầy trụ trì mới giáo hóa được quần chúng và làm an lạc cho mọi người. Chính yếu tâm trạng và cuộc sống của trụ trì như vậy, là thể hiện được ý nghĩa trụ Pháp Vương gia. Ngoài ra, vị trụ trì còn có hạnh nguyện cao hơn, gọi là trì Như Lai tạng. Nói cách khác, vị trụ trì là chiếc cầu nối giữa đạo Phật và các tín đồ. Đó chính là việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa của vị trụ trì. Ngoài ra, hòa thượng cũng nói lên ý nghĩa, công đức của việc đúc chuông và tán thán công đức của Sư cô trụ trì, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các Phật tử, các thiện tín gần xa đã đóng góp tịnh tài, tịnh vật cúng dàng cho việc phúc này. Hòa thượng hy vọng sau khi chuông được hoàn thành sẽ có tiếng kêu vang xa, xoá tan đi mọi phiền não của chúng sinh. Trước khi kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức Tăng Ni, các Phật tử và nhân dân địa phương đã làm lễ dâng hương, bạch Phật, lễ chú nguyện, sái tịnh, rót đồng đúc đại hồng chung chùa Phúc Hưng trong không khí trang nghiêm thành kính, đại hoan hỷ nhân sự kiện trọng đại này. Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Thành Trung

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online