Hiểu đúng về hạnh đầu đà và khổ hạnh của ngoại đạo

Nghe đọc bài:

Trong Đạo Phật có 84 nghìn pháp uẩn, hoặc 84 nghìn pháp môn. Theo văn điển Pali, Pháp uẩn là những lời giảng của Đức Phật và chư thánh tăng thời giáo đoàn nguyên thuỷ, được kết tập lại trong Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Sau này chúng ta quen gọi là 84 nghìn pháp môn là do ảnh hưởng từ cách dịch của Phật giáo Trung Hoa (dịch pháp uẩn thành pháp môn). Kỳ thực, Đức Phật chỉ giảng về một con đường pháp duy nhất là Tứ Thánh Đế, tức là khổ - tập – diệt – đạo, để đưa chúng sinh ra khỏi bể khổ. Những chủ đề pháp thoại mà ngài giảng suốt 45 năm đều không nằm ngoài việc đưa ra các phương pháp tu tập để từng bước nhận thức được chân lý và thấu triệt Tứ Thánh Đế. Nói như vậy, nghĩa là mục tiêu cuối cùng của mọi phương pháp Phật dạy là nhằm giải thoát khỏi khổ đau luân hồi. 

 

Đức Phật dạy dỗ đệ tử, không dùng đến biện pháp la mắng đánh đập, cũng chẳng dùng đến thần thông như ngoại đạo, Ngài đều dùng phương thức cử thí (nêu ra ví dụ) hoặc khích lệ, để đệ tử biết được đời người tốt lành, từ đó mà không làm tổn thương đến danh dự của họ. Khả năng đặc biệt nhất của Đức Phật là biết quan sát căn cơ của từng đối tượng mà dạy bảo. Với người già cả thì nói pháp người già, với trẻ em thì nói pháp cho trẻ em, với thương nhân thì nói pháp thương nhân, với quân nhân thì nói Pháp quân nhân. Đức Phật “ứng cơ thí giáo, đối chứng hạ dược”, lối thuyết giảng ấy không chỉ khế hợp chân lý “Pháp nhĩ như thị” (Pháp vốn như vậy), đồng thời còn khơi gợi “tự ngã giáo dục” (tự giáo dục), như thiên kinh vạn luận đều hướng dẫn đại chúng cách phát hiện tự tính, tự yêu cầu, tự giải thoát.

 

Quả thật, từ kim khẩu của Như Lai, không có phương pháp nào là kém hơn phương pháp nào, chỉ có phương pháp tu tập phù hợp với căn tánh từng người mới là hay nhất. “Phật nói tất cả pháp, để trị tất cả tâm”.

 

Thời Đức Phật còn trụ thế, ngài không cấm thực hành hạnh đầu đà. Đầu-đà (Dhuta), là hạnh tu khắc khổ để dứt bỏ các tham dục. Có 13 hạnh đầu-đà:

Hạnh y phấn tảo

Hạnh tam y

Hạnh khất thực

Hạnh khất thực từng nhà

Hạnh nhất tọa thực

Hạnh ăn bằng bát

Hạnh không nhận tàn thực, tức là không dùng thực phẩm dư thừa

Hạnh ở rừng

Hạnh ở gốc cây

Hạnh ở ngoài trời

Hạnh ở nghĩa trang

Hạnh ở chỗ nào cũng được

Hạnh ngồi (không nằm).

Hạnh Đầu đà và lối tu Khổ hạnh của ngoại đạo có duy nhất một sự tương đồng: cả hai đều áp dụng kỷ luật nghiêm khắc, nhưng lại khác nhau như giữa nguồn nước tinh khiết và vũng nước dơ bẩn vậy. Hạnh Đầu đà do Đức Phật chế định để cho các tu sĩ theo đó mà giữ giới được thanh tịnh; còn đằng kia là Khổ hạnh do các phái ngoại đạo đề xướng với mục đích ép xác, lầm tưởng rằng càng hành hạ thân thể càng nhiều bao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu. Đầu đà là phương tiện quý báu trợ duyên cho sự thoát ly khỏi tham dục. Tu hạnh đầu đà để thành tựu Giới, tăng trưởng Định, và viên thành Tuệ. Thế Tôn đã xác quyết, “hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đều còn ở đời”.

 

Tuy vậy, việc thọ trì hạnh đầu đà chỉ áp dụng cho bậc xuất gia, tức là những vị đã thọ cụ túc giới, có giới thể trong sạch, phát tâm thọ trì hạnh đầu đà để viên thành công đức. Theo Giải Thoát Đạo Luận của ngài A-la-hán Upatissa, hàng cư sĩ tại gia chỉ có thể thọ trì tinh thần của hạnh đầu đà, ví dụ:

- Về hạnh phấn tảo y và tam y: học tập việt diệt trừ sự tích trữ y phục, dẹp bỏ sự ham chuộng trang sức cho đẹp bề ngoài;

- Về các hạnh khất thực, chỉ ngồi ăn một lần, quá giờ chẳng ăn: học tập việc diệt trừ mối tham ái về ăn uống, bỏ lối chạy đôn đáo đi tìm thức ăn ngon, ăn uống có tiết độ, đúng giờ, chẳng ăn quà vặt;

- Về các hạnh liên quan đến nơi cư trú: học tập việc dẹp bỏ sự quyến luyến vào nhà cửa, trừ bỏ sự đòi hỏi cho đầy đủ mọi tiện nghi, tập tánh ít muốn và biết đủ;

- Về hạnh luôn ngồi chẳng nằm: học tập việc dứt bỏ sự lười biếng.

 

Việc tự tập lấy các hạnh đầu đà mà không kinh qua giới đàn, không thọ cụ túc giới, không nhận giới thể trang nghiêm thanh tịnh của Phật chế, không tụng giới luật, không xin tu tập hạnh đầu đà từ các bậc tôn túc, sẽ không tác thành nên hạnh đầu đà của Phật giáo mà chỉ trở thành sự khổ hạnh của ngoại đạo.

 

Hiện nay, lại có luồng ý kiến cho rằng người tu sĩ phải tập theo hạnh đầu đà mới là đúng tinh thần của Đức Phật. Nhưng ý kiến đó không xác đáng. Vì sao? Trong các vị đại đệ tử của Phật, chỉ có ngài Ca Diếp là hành hạnh đầu đà. Các vị còn lại, ví dụ như ngài Ananda, ngài Upali, ngài Sariputra đều không hành hạnh đầu đà. Vậy các ngài có phải là chư Thánh tăng hay không? Chư vị Tổ sư của chúng ta đâu phải ai cũng hành hạnh đầu đà? Các Tổ thuộc dòng thiền Tỳ ni đa lưu chi, Thảo Đường, Vô Ngôn Thông, Trúc Lâm Yên Tử, Lâm Tế, Tào Động, Liễu Quán… ít nhiều đều có trú xứ, trụ trì một hoặc một số ngôi tự viện. Vậy mà các ngài vẫn là những bậc giác ngộ đáng kính, pháp các ngài giảng vẫn là chân Phật pháp.

 

Thật ra, lịch sử Phật giáo cho hậu thế chúng ta biết Đạo Phật cần phải khế lý khế cơ. Khi đến Đông Á, Phật giáo ít nhiều thay đổi để phát triển phù hợp căn tính của người dân nơi đây. Hình thức nhập thất mà trong đó hành giả dựng một cốc/phòng/lều, trong đó chỉ có vật dụng tối thiểu nhất (như mùng tránh muỗi, chăn, bát, nước uống), cắt đứt mọi liên hệ với xã hội, chuyên tâm thiền định, trì niệm danh hiệu Phật, đó là ví dụ điển hình về một trong những phương pháp tu tập của chư Tổ tại quốc độ phương Đông. 

 

Ngày nay, Phật giáo đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các quốc gia vùng ôn đới như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Liệu chư tăng có thể thực tập hạnh tam y, hạnh ở rừng trong điều kiện mùa đông lạnh giá ở đó không? Chúng ta phải thích nghi với thời tiết. Đức Phật sống ở Ấn Độ và mùa đông ở Ấn Độ không giá băng như Alaska hay Anh quốc.

 

Cũng vậy, việc phê phán chư tăng ngày nay trụ tại trú xứ là không có cơ sở. Ngay từ thời Đức Phật, ngài đã thọ nhận và cho phép Tăng đoàn sử dụng các ngôi tinh xá, kỳ viên. Các tinh xá là nơi chư thánh tăng giảng pháp, tiếp nhận đồ chúng và tu tập. Theo dòng thời gian, đoàn du tăng phát triển cùng với những ngôi tự viện. Nếu không có tự viện, tăng chúng ngày càng đông đảo không thể tu học, đặc biệt là ở những nơi ít rừng rậm như tại các đô thị phương Đông cổ trung đại. Không có tăng chúng, không có giảng đường, không có cơ sở vật chất, Phật tử sẽ không nhận được pháp nhũ từ Tăng bảo. Như vậy có thể thấy ngoài mối quan hệ song hiệp giữa bốn chúng như cỗ xe tứ mã, các điều kiện vật chất của thế gian cần được sử dụng để hỗ trợ Tam Bảo.

 

Vì vậy chúng ta hiểu rằng hạnh đầu đà là một trong nhiều phương pháp tu tập, ai thích hợp với phương pháp tu tập nào thì tu theo phương pháp ấy mà tu tập phải phù hợp hoàn cảnh thời đại. Cái gốc của đạo là tâm bồ đề, đích đến của đạo là thoát khổ, đường đi đến đạo nhanh hay chậm do công phu trì giới, tu định, chứng tuệ. Còn chấp lấy một phương pháp cho rằng đó là phương pháp duy nhất đạt đến quả vô sanh. Như vậy là lìa khỏi trung đạo và sa vào cực đoan.

 

Đức Phật, khi còn là vị Bồ tát, đã từng tu khổ hạnh suốt 6 năm đến mức sức khỏe lụi tàn như ngọn đèn cạn dầu mong manh trước gió và suýt chết. Sau đó ngài nhận ra sự khổ hạnh chẳng phải con đường đưa  giải thoát khỏi khổ đau. Và ngài tìm thấy một lối đi tránh cả hai cực đoan của thế gian: không chạy theo ngũ dục và cũng không hành hạ bản thân. Con đường Trung đạo mà Phật dạy dựa trên sự cân bằng của thân và tâm, không triệt tiêu khoái lạc và khổ hạnh mà kiềm hãm, hạn chế tối đa sự thèm khát hoặc ép xác. Đó là con đường của kinh nghiệm. Ngài lại dạy rằng cần dùng tinh thần Trung đạo ấy để nhận thức về thế giới: lìa bỏ sự chấp thủ cho rằng thế giới là tất cả đều có (thường), hay thế giới này tất cả đều không (đoạn).

 

“Này Kaccāyana, ‘tất cả có’ (sabbaṃ atthi) là một cực đoan. ‘Tất cả không có’ (sabbaṃ n’tatthi) là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccāyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.”

(Kinh Chánh kiến)

 

Và để đi theo lối Trung đạo mà Ngài dạy, chúng ta là những người con Phật, cần đi theo Thánh đạo Tám ngành tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định và chánh tuệ. Sự tu tập viên mãn theo con đường này sẽ giúp hành giả khám phá ra cái khổ, nguồn gốc cái khổ và khi khổ diệt, Niết bàn hiện tiền.

Còn những hý luận của thế gian nhằm phủ nhận, hạ bệ giá trị của Đạo Phật, của Tăng đoàn, thực sự không đưa lại lợi lạc trên con đường tu tập của chúng ta. Đối với các hý luận ấy, chúng ta nhận rõ đó là do vọng tưởng của con người: chấp pháp còn khổ, huống hồ là chấp vào điều phi pháp. Người Phật tử kiên định trên con đường tu tập của mình, bỏ qua những hý luận ấy.

Chánh Kiến

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online