Ở Việt Nam vào cuối những năm 40, pháp môn trì bình nhận thực phẩm được Đức Tôn sư Minh Đăng Quang khôi phục lại hình ảnh tăng đoàn thời đức Phật đã hành trì và duy trì trong suốt những năm tháng mà Ngài còn hiện diện. Ngài xem pháp môn này là cách nuôi mạng theo Chánh pháp duy nhất của một vị Tỷ kheo thanh tịnh chân chánh nguyện tu theo hạnh đầu đà hay là hạnh giải thoát xả ly. Trong việc nối truyền Chánh pháp, pháp môn khất thực được Ngài nâng lên thành Chánh đạo thứ năm trong Tám đạo của Bát chánh đạo hay còn gọi là Bát Thánh đạo. Đó là Chánh mạng đạo: nuôi mạng một cách chơn chánh. Chính vì thế, việc khất thực được đức Tổ sư Minh Đăng Quang, cùng các đệ tử của Ngài thực hiện vào buổi sáng của mỗi ngàu. Sau khi đi khất thực quý Ngài về Tịnh xá độ ngọ, còn nếu như không về kịp thì ngồi độ ngọ dưới gốc cây, tảng đá… Để nối truyền truyền thống quý báu của Hệ phái, trong Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 30 tại Tịnh xá Trúc Lâm (Tây Ninh), vào mỗi buổi trưa, chư Tôn đức hành giả sau khi trì bình nhận thực phẩm đã ngồi độ ngọ dưới gốc cây, trên tảng đá. Đây là hình ảnh đẹp và cao quý trong lòng những người Phật tử khi về hộ trì cho khóa tu.
Một số hình ảnh được ghi nhận trong buổi thọ trai của chư Tôn hành giả Khóa tu truyền thống Hệ phái Khất sĩ lần thứ 30:Khóa tu Khất sĩ lần thứ 30: Chư hành giả độ ngọ trên đá, dưới gốc cây
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính
Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm
PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.
Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo
PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.
TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận
Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph