Kiên Giang: Chùa Sóc Xoài Góp phần lưu giữ giá trị truyền thống của đồng bào Khmer


Chùa Sóc Xoài tọa lạc khu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được công nhận năm 1989. Chùa được chính quyền quan tâm đầu tư, sửa chữa, đến nay chánh điện và các hạng mục chùa khang trang, sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tu học cho chư tăng và phật tử địa phương, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử của đồng bào Khmer.


Chùa Sóc Xoài được thành lập vào những năm cuối thế kỷ 18 do hòa thượng Danh Phiêch sáng lập. Trải qua 19 đời trụ trì, chùa Sóc Xoài không chỉ là trung tâm giáo dục, văn hóa cho chư tăng và đồng bào Khmer mà còn là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.



Ngày 6-12-1989, Bộ Văn hóa có Quyết định số 1570/VHQĐ công nhận chùa Sóc Xoài là di tích văn hóa cấp quốc gia. Thượng tọa Danh Phản - Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Sóc Xoài cho biết: “Chùa nhận sự quan tâm của chính quyền các cấp đầu tư nâng cấp, sửa chữa chánh điện và các hạng mục, đến nay hoàn thành trong sự vui mừng của chư tăng và phật tử địa phương”.


Năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp chư tăng và ban quản trị chùa trùng tu, nâng cấp hạng mục với tổng kinh phí trên 3,42 tỷ đồng. Chánh điện chùa Sóc Xoài có kiến trúc, điêu khắc độc đáo mang dấu ấn của Phật giáo Nam tông Khmer. Bên trong chánh điện, tượng Phật được nghệ nhân khắc họa trong tư thế trang nghiêm và thanh tịnh. Các bức tường bên trong ngôi chánh điện được trang trí bằng hình ảnh phù điêu, họa tiết sinh động và màu sắc sặc sỡ như chim thần Garuda, nữ thần Kaynor... với ý nghĩa bảo vệ, phù trợ cho chùa.


“Tôi thích kiến trúc của chánh điện chùa Sóc Xoài vừa mang nét đẹp kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer của hiện tại lại mang ý nghĩa về lịch sử. Hôm nay chùa làm lễ khánh thành nên dù bận việc tôi cũng tranh thủ đến chùa thắp hương cầu phúc cho gia đình và người thân”, anh Thạch Minh Luân, ngụ huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết.


Với ý niệm phụng sự đạo pháp, phục vụ chúng sanh, thượng tọa Danh Phản dành nhiều tình cảm, tâm huyết về công tác bảo tồn giá trị văn hóa và lưu giữ tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer. Năm 2017, thượng tọa Danh Phản vận động đồng bào phật tử đóng góp xây dựng tăng xá, Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh, hàng rào, cổng chùa... với tổng kinh phí 7,585 tỷ đồng.


Từ khi xây dựng Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh đến nay, chùa trở thành nơi tu học của tăng sinh trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, trung bình trường có khoảng 200 tăng sinh, có năm cao điểm lên đến 500 tăng sinh. Giáo viên thường xuyên giới thiệu về di tích văn hóa cấp quốc gia đến học sinh, tăng sinh để các thế hệ gìn giữ truyền thống này. Thầy Huỳnh Song - giáo viên bộ môn ngữ văn Khmer cho biết: “Khi dạy học sinh, tăng sinh tôi chú trọng đến việc liên hệ thực tế, trong đó tôi thường xuyên giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa chùa Sóc Xoài. Thông qua các tiết học giúp học sinh, tăng sinh hiểu hơn về truyền thống quý báu của dân tộc mình”.

Nhiều tăng sinh được đào tạo tại Trường Pali - Kinh luận giới tỉnh đến nay có việc làm ổn định. Thạc sĩ Danh Đồng - Phòng Thanh tra Pháp chế, Trường Đại học Kiên Giang cho biết: “Kinh nghiệm, kiến thức được chư tăng và giáo viên của trường cung cấp trở thành hành trang quý giá cho tôi chinh phục được ước mơ. Trường là nơi ươm mầm và nuôi dưỡng những ước mơ để hôm nay tôi có được thành quả này, tôi thật sự rất biết ơn”.


 “Lễ khánh thành chánh điện và hạng mục chùa Sóc Xoài diễn ra từ ngày 1 đến 3-6. Việc tu sửa, nâng cấp hạng mục chùa Sóc Xoài nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chư tăng và đồng bào Khmer tại địa phương. Qua đó chùa tiếp tục phát huy kết quả đạt được, phấn đấu để chùa trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo, giáo dục và bảo tồn, lưu giữ truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer”, thượng tọa Danh Phản cho biết.

Thiện Hiếu

Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Yên Bái: Phật giáo huyện Hoa Lư (Ninh Bình) trao quà đến đồng bào vũng lũ

Ngày 19/9/2024 (17 tháng 8 Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoa Lư, đã đến tỉnh Yên Bái trao 4 tấn hàng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt do ảnh hưởng cơn bão số 3 (bão Yagi).

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online