Kiên Giang: Lễ cắt băng khánh thành và kiết giới Sima ngôi chánh điện chùa Kè Một (Vĩnh Thuận)

Nghe đọc bài:
Ngôi chánh điện chùa Kè Một, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang

Sáng 25-1, Chư tăng và Ban quản trị chùa Kè Một, toạ lạc tại ấp Bình Hoà, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, long trọng tổ chức lễ cắt băng khánh thành và kiết giới Sima ngôi chánh điện. 

Chư tôn đức giáo phẩm chứng minh buổi lễ

Quang lâm chứng mình có: HT Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang; HT Thạch Hà - Ủy viên HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Cà Mau; cùng chư tôn đức lãnh đạo BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang và Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, chư tôn đức lãnh đạo BTS và Hội ĐKSSYN các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh cùng tham dự.

Đại diện chính quyền tham dự

Về phía chính quyền có: Ông Danh Tha - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang; thượng tá Lý Văn Dũng - Phó trưởng Phòng An ninh Nội địa, Công an tỉnh Kiên Giang; bà Lê Thị Nhỏ - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Vĩnh Thuận; ông Nguyễn Bạch Đằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Vĩnh Thuận; ông Võ Thanh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Vĩnh Thuận. 

ĐĐ. Danh Quýt Thi trụ trì chùa Kè Một báo cáo lịch sử và quá trình xây dựng ngôi chánh điện

Tại buổi lễ, đại đức Danh Quýt Thi - Trụ trì chùa Kè Một đã nêu tóm tắt lịch sử chùa Kè Một và báo cáo quá trình xây dựng ngôi chánh điện. Được biết, chùa Uttamapruksa Kè Một, được thành lập vào năm 1836 tọa lạc tại ấp Bình Hòa, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, do gia đình đại thí chủ đã hoan hỷ phát tâm cúng dường một mảnh đất 33.000m2. Sau đó phật tử cùng Ban quản trị chùa đã nhất tâm cung thỉnh cố đại đức Danh Ốc về làm vị trụ trì thay mặt Giáo hội dìu dắt Chư tăng và Phật tử, từ đó ngôi chùa cũng được xây dựng lên để cho tất cả Chư tăng, Phật tử có chỗ tu tâm dưỡng tánh và thực hiện đúng với lời dạy của đức Phật, Hiến chương GHPGVN và pháp luật của Nhà nước.

Toàn cảnh ngôi chánh điện chùa Kè Một

Buổi đầu xây dựng, chùa gặp rất nhiều khó khăn về vật chất cũng như các hạng mục điều được dựng lên băng cây, lá như: Sala tene, tăng xá, trường học và Chánh điện tất cả các hạng mục trên đều được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Do nhu cầu làm tăng sự theo đúng giới luật của đức Phật, nên cố trụ trì Nhôm wat, Achar wat, Ban quản trị và toàn thể quý phật tử gần xa đã cùng nhau hoan hỷ phát tâm xây dựng nên một ngôi Chánh điện bằng cây lá để có nơi cho Chư tỳ khưu tăng làm tăng sự vào mỗi dịp lễ trọng của hệ phái được khang trang để thuận tiện trong việc tổ chức tăng sự như: Thọ giới tỳ khưu, dâng y kathina, an cư kiết hạ... 

Biểu diễn văn nghệ chào mừng

Trải qua 187 năm qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên ngôi Chánh điện bị bom đạn tàn phá nặng nề không còn sử dụng được, do cơ duyên ngài Hòa thượng Trần Nhiếp - Trụ trì chùa Đường Xuồng Mới (Gò Quao) đã kêu gọi quý Phật tử gần xa đóng góp tịnh tài, tịnh vật để xây dựng ngôi Chánh điện mới trên nền cũ với diện tích 252m2, do tuổi già sức yếu nên Hòa thượng đã tạm ngưng xây dựng vì đồng bào Phật tử tại bổn tự còn gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng.

Đại biểu tham dự

Đến năm 2019 sau khi đại đức trụ trì hoàn tục thì chư tăng cùng Ban quản trị đã thống nhất kính đề nghị lên Chư tôn đức thường trực Ban trị sự tỉnh và Hội ĐKSSYN tỉnh xem xét bổ nhiệm đại đức Danh Quýt Thi lên giữ chức trụ trì để thay mặt giáo hội và Hội ĐKSSYN quản lý và hướng dẫn Phật tử tu học theo đúng giới luật, Hiến chương, Nội quy Ban tăng sự và Pháp luật Nhà nước.

Sau khi được bổ nhiệm đại đức Danh Quýt Thi không ngừng trùng tu tái tạo các công trình đã xuống cấp nhằm tạo vẻ mỹ quan cho ngôi chùa trong vùng sâu vùng xa ngày một khang trang hơn, từ đó Đại Đức đã sửa chữa và xây dựng mới các công trình như: Năm 2019, đại đức cùng Phật tử đã sửa chữa lại Ngôi Sala Tene và xây dựng lại một ngôi Tăng xá, cột đèn, nhà bếp và hàng rào chiều ngang 15m dài 20m và cao 19m với tổng kinh phí là 1,56 tỷ đồng. Năm 2020, đại đức Danh Quýt Thi đã kêu gọi quý Phật tử các nhà hảo tâm, quý mạnh thường quân gần xa tiếp tục xây dựng Ngôi Chánh điện để có nơi dành cho chư tăng tu học và thực hiện các nghi thức tôn giáo và có nơi cho Chư tăng làm tăng sự. 

Lãng hoa chúc mừng của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang

Ngôi chánh điện được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Nam tông mang đậm nét truyền thống của dân tộc Khmer. Chánh điện chùa Kè Một được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer với chiều dài 29 mét, chiều ngang 17m, chiều cao 31,5m. Tổng kinh phí xây dựng trên 4,56 tỷ đồng, do Hòa thượng Trần Nhiếp - Thành viên HĐCM GHPGVN, trụ trì Chùa Đường Xuồng Mới (Gò Quao) và đại đức Danh Quýt Thi - trụ trì chùa Kè Một vận động quý Phật trong và ngoài tỉnh đóng góp xây dựng.

HT. Danh Đổng Phát biểu

Phát biểu tại buổi lễ, HT. Danh Đổng - Ủy viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang nhiệt liệt tán dương tinh thần đoàn kết hoà hợp trong việc xây dựng các công trình phục vụ đạo pháp của chư tăng và Phật tử chùa Kè Một, các vị đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện, kiến tạo các công trình hết sức có ý nghĩa này. Trải qua hơn 3 năm cùng với sự nổ lực của trụ trì và Phật tử đến nay ngôi Chánh điện chùa Kè Một đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng theo tâm nguyện của Phật tử nơi đây, chánh điện với lối kiến trúc cổ, mang đậm nét truyền thống Khmer Nam Bộ và mô típ của Phật giáo Nam tông Khmer, điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với bà con đồng bào dân tộc Khmer. 

HT. Thạch Hà tặng quà chúc mừng

“Tôi nhắc các vị chư tăng và Phật tử đồng bào Khmer tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương, ngăn chặn kịp thời những âm mưu thù địch của kẻ xấu, hồng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, để Phật giáo Kiên Giang chúng ta mỗi ngày có thêm nhiều ngôi chùa khang trang, uy nghiêm góp phần tô đậm nét đẹp văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” HT Danh Đổng nhấn mạnh.

Tặng bằng tán dương công đức của chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang
Tặng bằng tán dương công đức của chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang
Tặng bằng tán dương công đức của chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang

Dịp này, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang tặng bằng tán dương công đức cho 1 tập thể và 18 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong đóng góp xây dựng ngôi chánh điện chùa Kè Một. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận tặng giấy khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân đã có thành tích đột xuất trong công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Nhận giấy khen của UBND huyện Vĩnh Thuận

Thuyền Giang - Thiện Hiếu – Hoàng Sang

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online