PSO - Để từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam; đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ban Văn hóa TƯ và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng. Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027, đưa kết quả của bốn đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam. Chiều ngày 15/11/2024, tại Hội trường Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa TƯ và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng về các đề án văn hóa: Pháp phục - Ngôn ngữ - Nghệ thuật và biểu tượng Văn hóa Phật giáo. Sau đó là chương trình tọa đàm “Vai trò âm nhạc trong việc truyền tải thông điệp Phật giáo và lan tỏa giá trị hòa bình”.
Quang lâm chứng minh và tham dự có HT. Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa TƯ, chủ trì buổi lễ; HT. Thích Huệ Vinh, Phó trưởng Ban Văn hoá TƯ; TT. Thích Giác Nghi, UV HĐTS, Phó trưởng Ban Văn hóa TƯ; TT. Thích Hải Định, Phó trưởng Phân ban Sáng tác Văn học Ban Văn hóa TƯ; TT. Thích Minh Thuận, Phó trưởng Phân ban Công nghệ Thông tin Ban Văn hóa TƯ; ĐĐ. Thích Minh Hải, Phó Chánh Văn phòng Ban Văn hóa TƯ; chư Tôn đức trong Ủy viên Thường trực, bộ phận văn phòng Ban Văn hóa TƯ; ĐĐ. Thích Minh Giáo, ĐĐ. Thích Tịnh Quang, SC. Liên Thảo, SC. Tường Nghiêm, SC. Tịnh Minh, Cư sĩ Lý Huệ Minh - Thường trực Ban Văn hóa TƯ.
Về phía BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng có sự hiện diện của HT. Thích Thanh Tân, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh; HT. Thích Giác Cảnh, UV HĐTS, Phó trưởng BTS, Trưởng Ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh; HT. Thích Viên Thanh, Phó trưởng BTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN tỉnh; TT. Thích Thanh Nhật, Phó trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh; TT.Thích Vạn Trí, Phó trưởng BTS, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Tâm, Phó trưởng BTS, Trưởng ban HDPT GHPGVN tỉnh; TT. Thích Minh Nhựt, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh; NT. Thích Nữ Như Phú, Phó trưởng BTS, Trưởng PBNG GHPGVN tỉnh; cùng chư Tôn đức Thường trực BTS, chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trong tỉnh đồng tham dự.
Phát biểu khai mạc HT. Thích Thọ Lạc để lan tỏa tốt về hệ giá trị Phật giáo Việt Nam, giới thiệu khái quát về 4 đề án gồm: Ngôn ngữ, Pháp phục, Di sản và Kiến trúc. Văn hóa Phật giáo Việt Nam do Ban Văn hóa TƯ trong giai đoạn vừa qua và chương trình hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Từ năm 2015 đến nay Ban Văn hóa TƯ được sự chung sức, hưởng ứng của chư Tôn đức các tỉnh thành, Ban Văn hóa đã nhiều lần khảo sát nghiên cứu điền dã các nơi để thực hiện các đề án cho hiệu quả và phù hợp.
Về vấn đề di sản, chúng con đã yết kiến Đức Pháp chủ, Người chỉ đạo làm sao nghiên cứu ra cuốn sách về các ngôi chùa cổ vào thời nào rõ ràng, phối hợp BTS các tỉnh thành cùng thực hiện phân chia rõ các thời kỳ, sự ảnh hưởng của các bậc danh Tăng qua các thời kỳ nào rõ ràng thống nhất. Ngài cũng đã rất hoan hỷ khi nhìn thấy Tăng Ni mặc y áo đồng màu, tụng Kinh đồng thanh…khiến tín tâm Phật tử cũng hoan hỷ hơn nhiều. Nên đức Pháp chủ rất tán thán cách làm của chúng ta. Lâm Đồng Phật giáo hình thành 103 năm. Mục tiêu chúng ta đặt nặng nội dung làm sao cho hiệu quả trong dịp lễ Vesak tới đây. Cần phải quy hoạch định hướng trung tâm văn hóa các khu vực trong cả nước để làm sao để có đủ điều kiện thực hiện tốt vấn đề về di sản, bảo vệ và phát huy về các đề án thật tốt.
Dự án sẽ đặt tại Kon Tum, ở đó tính khả thi rất cao tại Măng Đen tại đó lợi thế về nhiều mặt của Tây Nguyên. Làm sao trong thời gian tới chúng con mong mỏi chư Tôn đức phối hợp hỗ trợ bộ quy chuẩn bốn đề án, thống nhất trong đa dạng. Văn hóa phi vật thể làm thế nào bảo tồn cả vật thể và phi vật thể qua các loại hình ca nhạc, thơ ca, hội họa…các tỉnh thành để duy trì và phát triển chúng một cách phù hợp, vừa rồi đã phát động thực hiện ở trường Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội, trại sáng tác ở Quảng Ninh… sẽ lấy tinh hoa nhất về các tác phẩm nghệ thuật độc đáo đó trưng bày, biểu diễn tại Đại lễ Vesak.
Về Pháp phục Phật giáo, qua màu sắc và kiểu dáng, chẳng hạn nhìn vào tay áo có thể biết được như; nếp gấp tay áo và cổ áo, một gạch thì Đại đức, hai gạch là Thượng tọa, ba gạch là Hòa thượng chẳng hạn; các Hệ phái Phật giáo đều có cách thức quy định khác nhau, tùy có khác để phù hợp với các hệ phái, những màu sắc vẫn đồng… đó là thống nhất nhưng mà trong đa dạng, không để lẫn lộn với Pháp phục của các nước khác, nhưng chúng ta lấy kiểu dáng khá giống thời Đường và đó là nét gần gũi nhất của Việt Nam.
Kinh thì thống nhất bài Chuyển Pháp Luân đầu tiên được xem là mấu chốt quan trọng chuyển vận bánh xe chánh Pháp nên rất quan trọng thực hiện chung cho Giáo hội trong các diễn đàn của các Hệ phái Phật giáo Việt Nam, theo trụ đá Vua A Dục, chúng ta đưa Kinh Chuyển Pháp Luân vào trụ đá theo mẫu đã thiết kế và sẽ dựng ở một số nơi quan trọng của Phật giáo.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Văn hóa TƯ được giao chủ trì phối hợp với các Ban viện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội, lan tỏa phát huy kết quả đề án Ngôn ngữ và Pháp phục Phật giáo đã được GHPGVN phê duyệt, đến tất cả Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm đảm bảo tính thống nhất về pháp phục, tụng niệm. Thông qua việc ký kết sẽ tăng cường sự hợp tác giữa Ban Văn hóa TƯ và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Tại buổi lễ, HT. Thích Thanh Tân gửi lời chào đến toàn thể chư Tôn đức và toàn thể hội chúng; Hòa thượng nhấn mạnh, văn hóa Phật giáo Việt Nam không thể tách rời văn hóa Việt Nam, chúng ta cần hiểu sự phối hợp Đạo và Đời, chúng ta cần hiểu sự giải thoát quan trọng của Phật giáo về giáo lý Tứ Diệu Đế. Phật giáo vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam và có vị thế vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc.
Tiếp đó, TT. Thích Vạn Trí đọc biên bản ký kết.
Thời gian qua Ban Văn hóa TƯ đã nỗ lực, tích cực tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo bàn về phương hướng, giải pháp, đề án bảo tồn văn hóa Phật giáo trong cuộc sống hiện đại, về sắc phục Phật giáo, ngôn ngữ Phật giáo, kiến trúc Phật giáo và di sản văn hóa Phật giáo, đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Tăng Ni, Phật tử trên cả nước đã góp ý và tin tưởng rằng trong thời gian tới Ban Văn hóa TƯ sẽ sớm thành tựu những kế hoạch đã đề ra.
Sau 2 giờ làm việc, 2 Ban từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cùng triển khai hợp tác trên các lĩnh vực lan tỏa phát huy kết quả Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và các biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam như; nghiên cứu, tọa đàm, hội nghị… thống nhất về các giá trị văn hóa Phật giáo thuộc các lĩnh vực đã đề ra.
Tất cả các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ Bản Ghi nhớ hợp tác này phải tuân thủ theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Di sản văn hóa nước CHXHCNVN, Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII (2022-2027) và các quy định pháp luật khác có liên quan. Cùng nhau trao đổi kế hoạch về khâu tổ chức, kinh phí thực hiện theo từng nội dung hợp tác trong cụ thể của hợp đồng.
Trên tinh thần ký kết bản ghi nhớ nội dung hôm nay, sau buổi làm việc này sẽ có thời gian triển khai chi tiết cụ thể, cùng thực hiện thực tập, bồi dưỡng, tập huấn, rà soát phù hợp theo từng địa phương để nâng cao hiệu quả nội dung đã ký kết của các đề án đã đề ra.
Kết thúc buổi lễ, Ban Văn hóa TƯ cùng BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành thực hiện nghi thức ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và một số biểu tượng văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
TT. Thích Giác Nghi thay mặt Ban Tổ chức đọc lời cảm tạ đến toàn thể hội chúng trong buổi ký kết hôm nay đã thành tựu viên mãn.
SC. Liên Thảo