21/04/2020 18:26

Bài dự thi số 32 - SC. Thích Nữ Trung Nguyện

 HÀNH TRÌNH CÓ PHẬT

Cái tuổi 15 non nớt, chẳng hiểu sao con lại yêu Đức Phật đến thế. Con yêu Ngài từ những câu truyện cổ Phật giáo, từ những lời văn của “Đường Xưa Mây Trắng”. Trong con lúc bấy giờ Đức Phật là một hình ảnh mà không có bất kỳ điều gì có thể so sánh hay diễn tả được, chỉ biết rằng Ngài là một bậc xuất trần thanh khiết nhưng tràn đầy sự ấm áp và có thể dung chứa tất cả mọi thứ.

Rồi hôm nay của 15 năm về trước, ngày đánh dấu bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời – ngày con rời vòng tay gia đình, nối gót Đức Phật kính yêu. Một chặng đường không quá dài nhưng cũng đủ để con thấm đẫm những hương vị cuộc đời. Đường tu mà! Làm gì có chặng nào đơn giản, dễ dàng, thế nhưng chưa một lần con hối tiếc hay chán nản, vì con biết bên con có Phật và con luôn tin như thế!

Những tháng ngày tu tập đầu tiên con đã ở núi rừng với vị Thầy của mình. Người ta nói, chốn này rừng thiêng nước độc, nữ nhi khó ở. Và con đã trải qua không biết bao nhiêu lần chỉ một mình giữa thênh thang cây và bóng đêm, mưa gào gió tốc, cả núi rừng lọt thỏm một ngôi nhà gỗ trống huơ xiêu vẹo vài chục mét, phải gồng lên chống đỡ. Con chẳng nhớ mình đã vượt qua những thời khắc ấy như thế nào, chỉ biết rằng nỗi sợ hãi trong con lúc ấy dù lớn cỡ nào cũng không lớn hơn niềm tin con dành cho Đức Phật. Con luôn tin bên con có Đức Phật, con không một mình! Ngài vẫn đang ở đây, cạnh con thật gần, cùng con chống chọi những tháng ngày gian nan. Con không bao giờ thấy cô đơn giữa núi rừng, ngược lại còn phải có trách nhiệm bảo vệ, không để Đức Phật của mình bị ướt hay…bị một mình. Cứ thế, mỗi lần mưa gió bão táp giữa rừng, con lại trải chiếu dưới chân Đức Phật và ngủ dù bốn bề không vách lồng lộng gió. Nhưng, với con đó là thời khắc ấm áp, hạnh phúc nhất, một cảm giác được chở che, bảo vệ. Cũng chính điều ấy đã giữ chân con lại – một đứa con gái 15 tuổi chai lì với nỗi sợ hãi để ở cạnh Đức Phật, để Ngài không phải một mình giữa núi rừng và để hành trình ấy có Phật bên con.

Cứ thế, từng ngày con tu tập, lớn lên giữa miền sơn cước thênh thang…

Tháng ngày trôi, con chẳng còn là một cô tiểu 15 của ngày nào. Chiếc y Sa di, Thức Xoa được đắp lên qua bao gọt giũa, phấn đấu, con dần trưởng thành và “xuống núi” bắt đầu chuỗi ngày của một học ni. Rồi chẳng biết tự bao giờ những buồn vui, được mất cuốn con đi thật xa; vòng xoáy của phố thị, học hành khiến con quên mất nơi góc núi kia, Đức Phật của con vẫn đang…một mình. Cho đến một ngày, bát phong dồn dập, bủa vây. Con bị nhấn chìm bởi tham sân si lạ hoắc, con vùng vẫy tìm lối thoát và có những thời khắc tưởng chừng như gục ngã hoàn toàn. Rồi tận cùng của mệt mỏi, bất lực với bản thân; con chẳng biết làm gì ngoài việc về núi tìm chút bình yên. Con tìm đến vị Thầy của mình cầu giúp đỡ, nhưng Người chỉ nói một câu: “con hãy đi tìm Đức Phật”.

Trong đêm, vẫn mưa gió; con dò dẫm từng bước đến bên Đức Phật, trải chiếc chiếu mỏng tang, nằm dưới chân Người. Một đêm bão tố, vẫn chiếc chiếu bên cạnh Đức Phật như ngày nào nhưng lòng chẳng bình yên nữa…Những ngày sau, sau nữa, con chỉ ngồi ngắm nhìn Đức Phật rồi tra hỏi Ngài bằng những câu tại sao, tại sao?...mà chính con cũng không biết tại sao nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, con chẳng còn sức để hỏi; con chỉ lặng yên bên cạnh Đức Phật, dựa vào chân Người, tìm chút chở che. Rồi một thời khắc yên lặng, con chợt nhận ra mọi thứ dường như không hề thay đổi; vẫn mái ngói rêu phong, cột kèo xiêu vẹo, vẫn Đức Phật ngồi đây thật bình lặng bên con giữa núi rừng, tất cả cảm xúc ban đầu ùa về như con từng thốt ra:

“Hồng Trung Sơn Tự, Hồng Trung Sơn

Bốn bề trống hoắc, gió từng cơn

Cột kèo mối mọt nhâm rỗng tuếch

Người về có nhớ Hồng Trung Sơn”.

Con ngước nhìn Đức Phật, Người nhìn con cười; một nụ cười thật hiền và quen thuộc rồi như nói với con rằng: “không sao đâu con”. Bỗng tủi thân dâng trào, con bật khóc nức nở. Những giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống, con khóc như một đứa trẻ được về với mẹ, được méc mẹ những tổn thương hiếp đáp mà cuộc đời dành cho mình; khóc như trút hết hờn giận, tủi hổ trong lòng; khóc với người mình thấy an yên nhất.  Những câu hỏi tại sao bỗng vỡ toang trong tâm hồn. Chỉ còn lại duy nhất một cảm giác được chở che, hạnh phúc, ấm áp ngập tràn. Chưa bao giờ con cảm thấy Đức Phật gần gũi đến thế, chưa bao giờ thấy nụ cười nào từ xi măng sắt đá mà từ bi, hỷ lạc đến thế. Hóa ra Người vẫn đồng hành cùng con, dù là non cao hay phố thị. Chỉ có con là hay “bỏ Phật ở núi” rồi một mình rong ruổi…

Chiếc y Tỳ Kheo Ni cuối cùng con cũng được thọ lãnh, con chẳng còn là một cô Sa Di hay điệu thuở 15 nữa. Và dĩ nhiên hành trình phía trước vẫn còn dài thật dài, vẫn còn biết bao thử thách, gian nan; nhưng con rằng mình sẽ không sợ hãi, vì tình yêu con dành cho Đức Phật lớn hơn bất kỳ điều gì và con sẽ không một lần nữa “để quên Đức Phật” của mình trên non – một hành trình có Phật.

Kính gởi về Người – Đức Phật của con, bến bờ an yên nhất của con; một hành trình 15 năm đã qua…

                                                                         

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online