ĐẠO HẠNH NGƯỜI TU

Nghe đọc bài:

PSO - Khi Đức Phật Thích Ca vừa thành đạo, ngài đã hướng đến việc truyền bá chánh pháp để lợi lạc hữu tình, nhưng nếu chỉ một mình ngài liệu có thể lan truyền rộng rãi được không. Sau khi tư duy, ngài quyết định thành lập Tăng đoàn để lo việc truyền bá chánh pháp. 

Ngài bắt đầu tư duy đến các đối tượng có căn cơ phù hợp để tiếp nhận chánh pháp và cuối cùng ngài đã chọn nhóm năm anh em Kiều Trần Như, những người lúc trước đã từng tu khổ hạnh với ngài một thời gian đến nay vẫn chưa tìm ra chân lý. Sau khi nghe bài pháp Tứ Diệu đế, nhóm năm anh em Kiều Trần Như đã giác ngộ và lìa bỏ lối tu tập khổ hạnh, thực hành theo giáo lý trung đạo duyên khởi mà Đức Phật mới khai thị. Thời gian không lâu, cả năm vị đều chứng quả thánh A La Hán. Sau đó, ngài đã chỉ dạy các vị đệ tử chia ra từng nhóm để đi giáo hoá chúng sanh.

 

Bất cứ đối tượng nào, thuộc tầng lớp nào đến xin xuất gia ngài đều từ bi tiếp nhận, mặc dù có những vị thiện căn chưa thuần thục, đạo hạnh còn yếu kém, ngài cũng luôn từ bi nâng đỡ để họ sửa đổi và tu tập tiến bộ hơn.

 

Ngay thời Đức Phật còn tại thế, trong hàng ngũ Tăng đoàn vẫn còn có rất nhiều vị Tỳ kheo còn yếu kém về mọi phương diện, nhưng Đức Phật luôn từ bi dạy dỗ uốn nắn bồi dưỡng để họ ngày càng hoàn thiện hơn.

 

Ngày nay, Tăng đoàn số lượng ngày càng đông hơn nên vẫn còn đó những vị đạo hạnh yếu kém cần Tăng thân nâng đỡ và uốn nắn. Chúng ta phải nhìn thấy bản chất của Tăng già (Tăng đoàn) là hoà hợp thanh tịnh, còn những thành phần yếu kém kia chỉ là những cá thể thiểu số, họ cần thời gian để thẩm thấu đạo lý và vượt qua những tập nghiệp phiền não của chính mình.

Hãy nhìn vào hình ảnh một đoàn thể chúng Tăng tu hành thanh tịnh để ta học theo, đừng nhìn vào những hiện tượng yếu kém cá biệt để ta chán nản. Chúng ta hãy nhìn nước ở đại dương mênh mông để lập chí, đừng vì vài bọt sóng lô nhô mong manh ngoài kia mà thất chí.

 

Phật pháp xưa nay luôn nhiệm mầu, ai chân thật thực hành sẽ có giác ngộ an lạc giải thoát, đừng tạo nghiệp phỉ báng, tội lỗi rất lớn.

 

Cầu nguyện ai đang còn lặn hụp nơi sông mê bể ái sớm quay về bờ giác bình yên.

 

Mùa an cư - 10/5/Giáp Thìn

(Tỳ kheo Thích Thiện Thông)

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online