21/04/2020 16:34

Bài dự thi số 38 - Sa Di Nghiêm Tiến

Đêm tháng Tư hoa Ưu Đàm vừa nở

Thành Ca Tỳ rực rỡ màu ánh Trăng

Tỳ Ni Viên bút xanh còn đọng lại

Dấu chân Người thị hiện tại nhân gian

Ánh trăng hòa theo lời kinh trầm bổng, cùng với nén trầm hương tỏa ngát đã tạo nên một bầu không khí trang nghiêm trong nghi thức Mộc Dục. Với sự sâu lắng, tĩnh mịch của đêm trăng mùa Phật Đản, chắc hẳn sẽ là những phút giây để chúng ta suy ngẫm về một cuộc chạy đua với những biến cố đã xảy ra trong suốt thời gian vừa qua.

Cuộc thi viết “Lời con dâng Phật” đã cho con có cơ hội được bày tỏ nỗi lòng của mình. Và con nghĩ, những người con Phật cũng đang cùng nhau mang ánh trăng trong lòng mình bày tỏ đến với Thế Tôn một cách chân thực nhất.

Giờ này chắc nhiều người đang theo dõi kênh Phật sự Online, lắng lòng xem những video được chuyển thể từ những bức tâm thư dâng Phật, có nhiều Phật tử với lòng thành kính, đang thắp nén hương, đốt ngọn đèn dâng lên Phật trước lễ đài Phật Đản sanh tại nhà để mừng sinh nhật ngài với niềm hạnh phúc đong đầy. Nghĩ đến đây, con thấy lòng dâng lên một niềm an vui đến lạ.

Rồi con nghĩ đến hình ảnh những người lính trẻ tình nguyện đang làm công tác phòng chống dịch giữa đêm khuya, nơi màn trời, chiếu đất sau một ngày dài vất vả. Nghĩ đến những anh hùng áo trắng có những người đêm nay không ngủ, có những người trằn trọc với những nỗi lo, có những người thiếp đi vì quá mệt, tất cả họ đang ở tuyến đầu chống dịch và chiến đấu hết mình để mang lại sự bình yên cho tất cả mọi người. Con thấy lòng dâng lên một niềm biết ơn sâu sắc và thấm thía hơn lời dạy của ngài về Tứ Trọng Ân.

Thay cho lời muốn nói qua chương trình “Lời Con Dâng Phật” của Phật sự Online’ con xin được gửi chút lòng thành cùng những người con Phật thắp lên nến tri ân trước Phật đài cùng với ánh trăng trong đêm rằm tháng tư, để lan tỏa lời cầu nguyện bình an đến những người anh hùng đang làm nhiệm vụ và cùng thành tâm cầu nguyện giải thoát cho những người không may bị dịch bệnh cướp đi sinh mạng, và sự bình an cho hàng trăm triệu người trên khắp năm châu.

Thế Tôn ơi, con nghĩ đêm trăng này sẽ càng thêm ý nghĩa, khi đệ tử chúng con kính nhớ đến Ngài một cách thiết thực hơn trong mỗi lời nói, việc làm mang ý nghĩa nhân văn ngay trong đời sống hằng ngày, như việc hiếu kính với mẹ cha.

Mỗi người có mặt trên đời do cha mẹ sinh ra và Phật cũng có mẹ. Ngày kỷ niệm Thế Tôn ra đời là ngày này cả nhân loại đều biết ơn đến người mẹ vĩ đại của Người. Người luôn dạy chúng con hạnh hiếu chính là hạnh Phật, gương báo hiếu tối thượng của Đức Thế Tôn làm rung động trái tim của hết thảy muôn loài, điều này chỉ có Đấng Thế Tôn mới làm được.

Thế Tôn có đến hai người mẹ, một người là Hoàng hậu MaDa, người đã trực tiếp hoài thai, cưu mang Thế Tôn suốt mười tháng và hạ sanh Người tại vườn Lâm Tỳ Ni, dưới gốc cây Vô ưu. Người mẹ thứ hai chính là Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề, người đã nuôi nấng, chăm lo cho Thái tử khi Hoàng hậu MaDa băng hà sau bảy ngày sinh nở. Hai người phụ nữ ấy thật sự là những người vĩ đại đã đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc đời và sự nghiệp giải thoát giác ngộ của đấng Như Lai, và hạnh phúc của loài người.

Hồi tưởng lại nhân duyên làm thân mẫu Phật của Hoàng hậu MaDa: Cách đây 91 đại kiếp Trái đất, đã có một vị Phật tên là Vipassī (Phật Tỳ Bà Thi) ra đời. Có một công chúa đã cúng dường Phật Tỳ Bà Thi với lòng chí thành và ước nguyện rằng trong tương lai, cô sẽ được làm mẹ của vị Phật. Phật Tỳ Bà Thi đã thọ ký cho cô sẽ được như nguyện. Công chúa đó chính là tiền kiếp của hoàng hậu MaDa. Đó không phải là sự ngẫu nhiên, hay trùng hợp mà là do nguyện lực của Hoàng hậu từ đời trước mà thành tựu được, bà đã trọn vẹn được công đức nên sau khi sanh Thái tử bảy ngày thì băng hà và được thác sanh lên cung trời Đao Lợi.

Sau khi Ngài giác ngộ, Ngài đã dùng thần thông lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp độ mẹ Người. Bài kinh mà Ngài đã thuyết tại Cung trời Đao Lợi lúc ấy chính là kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, và kinh này mãi lưu truyền cho đến ngày nay.

Còn người mẹ thứ hai, cũng là dì ruột của Ngài, sau này khi Đức Phật thành đạo bà vì ái kính đức hạnh của Như Lai nên đã theo người xuất gia tu học, từ đó Ni đoàn được thành lập. Cũng vì nhân duyên này nên Đức Phật đã đặt tên cho di mẫu là Đại Ái Đạo. Sau khi xuất gia một thời gian, Thánh ni Đại Ái Đạo đã chứng quả A La Hán, trở thành một vị Đệ tử ni xuất chúng trong thời Phật còn tại thế.

Vì lẽ đó, nhân ngày lễ kỷ niệm Phật Đản sanh hôm nay, chúng ta, mỗi thành viên trong ngôi nhà chánh pháp không những tri ân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni mà còn Tri ân Tăng Bảo đã hoằng truyền Chánh Pháp của Thế Tôn, Tri ân đến mẹ cha là những vị Phật hiện tiền, tri ân đến tổ quốc, đồng bào, tri ân chúng sanh vạn loại, để ánh trăng kia thêm phần trọn vẹn hơn khi chúng con tri ân Ngài bằng chính những lời dạy của Ngài.

Thế Tôn ơi, con nghĩ đêm trăng này sẽ thực sự ấm áp, thay vì trực tiếp tập trung lại một nơi đón mừng ngày đản sanh của Ngài. Chúng con đón mừng ngày đản sanh của Thế Tôn ngay tại trú xứ của minh, xung quanh những con hẻm, những góc phố, và cả những khu vực cách ly thông qua những bức tranh tấm ảnh, trang nhật ký trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, bằng những hành động, việc làm ý nghĩa, cùng thắp lên những ngọn nến an lành để sẻ chia đối với toàn nhân loại trên khắp năm châu.

Thật hạnh phúc thay, ngày Thế Tôn thị hiện!

Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

 

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch chỉ đạo Ban Trị sự Đồng Nai thực hiện nhiều Phật sự quan trọng trong năm 2025

Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng 27-12, tại chùa Tỉnh Hội. Chứng minh và ban đạo từ tại Hội nghị, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, đã chỉ đạo và định hướng cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch trong năm 2025.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Khởi công xây dựng 3 nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tam Giang

Sáng nay, ngày 26/12/2024, tại xã Tam Giang huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh phối hợp cùng sở Tư pháp tổ chức khởi công xây dựng 3 căn nhà tình thương, trị giá gần 200 triệu cho hộ nghèo.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online