Long An: Khóa tu truyền thống lần thứ 37 tại chùa Thuận Phước - ngày thứ ba

Nghe đọc bài:

PSO - Vào lúc 4h00 ngày 26/9/2023 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Quý Mão), chư hành giả đồng vân tập lên Chánh điện chùa Thuận Phước để bắt đầu một ngày tu học mới. Tại đây, NT. Tín Liên chia sẻ thêm cách quán cơn đau cho chư hành giả. 

NS. Đào Liên (TX. Ngọc Thanh, Long An), NS. Khoa Liên (Biên Hòa, Đồng Nai), NS. Tuệ Liên (Long Thành, Đồng Nai), NS. Thiền Liên (Cờ Đỏ) tiếp tục hướng dẫn các thiền sinh thực hành thiền hành và thiền tọa qua phương pháp thiền Tứ Niệm xứ. Quý Ni sư nhắc nhở chư hành giả: Bên cạnh thực tập pháp hành thì việc trang bị thêm kiến thức về pháp học là điều kiện thiết thực cần phải trau dồi để thấu rõ hơn con đường Chơn Lý mà Tổ thầy đã chứng đạt.

8h30 là thời nghiên cứu pháp học ngày thứ ba. NT. Gương Liên - Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Phó PBNG tỉnh, Giáo phẩm Thường trực Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Trụ trì tịnh xá Ngọc Tâm (Long An) triển khai Chơn Lý chủ đề “Võ Trụ Quan” của Tổ sư Minh Đăng Quang.

Ni trưởng chia sẻ: “Võ Trụ Quan” là quyển Chơn lý đầu tiên Tổ sư chứng đạt, thông qua sự tu tập và chứng ngộ, Ngài đã thấy rõ “Thành - trụ - hoại - không” là sự biến hoại vô thường, nhận biết hình tướng của võ trụ và sự vận hành của chúng là do những nguyên tố của đất, nước, gió, lửa làm nên. Sự hình thành của quả địa cầu được Ngài vận dụng hình ảnh “hạt lựu, sông, nước, cây, cỏ v.v.” phân tích rất chi tiết theo tiến trình của Nhân sinh quan và Thế giới quan trong 10 đề mục nhỏ đó là: Thể của võ trụ, Nhơn duyên của mỗi quả địa cầu, Hình thể quả địa cầu, Ánh sáng của quả địa cầu, Miếng đất đầu tiên trên quả địa cầu, Sự tiến hóa của nhơn loại trên quả địa cầu, Sau khi quả địa cầu tan hoại, Chúng sanh trong võ trụ, Cái ta trong võ trụ, và Chơn lý trong võ trụ.

Khởi đầu, Ni trưởng nêu lên thể tánh rõ biết, sự bình đẳng trong mỗi chúng sanh, tùy theo căn cơ duyên nghiệp, sự nuôi dưỡng và hành trì tu tập trong tâm thức mà nhận diện thế giới nhân sinh bao la rộng lớn qua hình tướng:“Võ trụ là thể rộng lớn, tối đen, tự nhiên, vắng lặng, đứng vững mãi mãi; tựa như vỏ trái lựu cực to, trong ấy có những quả địa cầu lơ lững như hột lựu nhỏ. Cái vỏ ấy không ai biết nó là tới đâu vì muôn loại đều ở trong”.

Ni trưởng truyền tải lý tánh của võ trụ: “Cái tròn là không khổ, là thiện, là mỹ, là chơn. Người ta cũng nói, tròn tức là đạo quả vậy. Lẽ tròn là chơn lý, dầu kẻ dốt học bực nào mà hằng giữ sự tròn, thì cũng thành công được”. Tổ sư khuyến khích chư hành giả: tất cả các hành động từ thân – khẩu – ý, phải luôn đặt trong mọi sự thiện lành, hoàn mỹ, chơn chánh cho tròn đầy trọn vẹn, đều gặt hái từ sự thành công, sự trọn vẹn, ấy là chơn lý.

 

Ni trưởng tiếp tục chia sẻ, mỗi chúng ta là những quả địa cầu nhỏ nằm trong quả địa cầu lớn, đều do tứ đại hợp thành. Quả địa cầu cũng chịu sự chi phối của sự vô thường: “Như chúng ta đã rõ thể của võ trụ là một cõi thăm thẳm, tối đen, bao la, vô cực; trong ấy có vô số quả địa cầu. Mỗi quả địa cầu đối với võ trụ như mỗi mạng sống chúng ta đối với quả địa cầu”. “Chất đặc là đất, chất lỏng là nước, chất nóng là lửa, chất hơi là gió. Quả địa cầu nào cũng như thế, có sẳn tự nhiên như vậy mà không thể nói tại đâu? Vì sao?”.

Sự hình thành và hoại diệt của võ trụ vạn pháp, sự tan hoại và sinh mới lại, đều nằm trong sự vận hành của võ trụ. Cũng vậy, con người cũng xoay chuyển, lăn xoay thiện ác theo bánh xe luân hồi. Vì vậy, “Chơn lý võ trụ” đã xác định tính vô thường chi phối bởi nhân quả: “Quả địa cầu, khi đất nước lửa gió đầy đủ nổi lên gọi là sanh. Cỏ, cây, thú tiến hóa ra là hóa. Người, trời, Phật bỏ ác theo lành, bỏ vật chất theo tinh thần là tàn. Sau rốt quả địa cầu tắt hơi, hết lửa, nổ xẹt chết, gọi là tiêu”.

 

Nương theo Chơn lý “Võ Trụ Quan” của Tổ sư, Ni trưởng khuyến khích chư hành giả nên hành trì miên mật gạn lọc tham-sân-si, phiền não nơi tự thân thì cũng sẽ thành tựu con đường Thánh đạo như Phật vậy. Sau cùng, Ni trưởng còn khuyến tấn chư hành giả nên rèn luyện cho mình có lòng nhơn, tình thương bao la yêu thương muôn loài, nhơn ái, nhơn từ, nhơn đức, bao trùm trong gia đình ra khắp xã hội, “Hãy tha thứ cho tất cả, vì ta đã có lòng nhơn (người), nếu ta muốn sống thì đừng giết hại mạng sống khác”.

“Người cùng muôn vật một nhà,

Ta là anh chị, chúng là đàn em.

Khôn hơn, ta phải xét xem,

Trông nom giúp đỡ bầy em dại khờ”.

Buổi thuyết giảng của Ni trưởng được kết thúc hoàn mãn vào 10h00’ trong không khí hoan hỷ của chư hành giả.

Theo thời khóa tu tập, từ 10h00 – 12h00, chư hành giả thiền hành 30 phút, sau đó độ ngọ trong chánh niệm.

Buổi chiều, vào lúc 13h30, là tiếp tục các thời thiền hành và thiền tọa. Đồng thời cũng có giờ trình pháp do Tôn đức Ni Ban Giám thiền hướng dẫn và được chia làm 4 nhóm.

Cuối ngày, vào lúc 20h00 là giờ trao đổi Pháp hành nhằm giúp các thiền sinh nắm rõ hơn về phương pháp Thiền Minh Sát.

NS. Tuệ Liên (Phó trưởng Ban Tổ chức) đã tán thán các thiền sinh trình pháp của nhóm 1. Ni sư thấy được sự tinh tấn, sự tiến bộ của các hành giả trong 3 ngày qua.

NS. Tuệ Liên (TX. Ngọc Tuệ) thông qua buổi trình pháp của nhóm 2, nhắc nhở các thiền sinh: Dùng cơn đau quán cơn đau và ghi nhận từng sát na trong chánh niệm.

SC. Nghiêm Liên (Phó trưởng Ban Tổ chức) cho biết: nhóm 3 gồm các vị mới nên bị đau nhiều và chưa có kinh nghiệm.

NT. Tín Liên tán thán nhóm 4 có nhiều hành giả rất chánh niệm khi ăn và trong tứ oai nghi. Tuy nhiên, NS. Thiền Liên cho biết vẫn còn nhiều hành giả chưa quán được cơn đau và còn bị hôn trầm.

Cuối buổi trao đổi Pháp hành, NT. Tín Liên đã giải đáp một số thắc mắc của các hành giả. Đồng thời, Ni trưởng cũng nhắc nhở các hành giả tiếp tục duy trì chánh niệm trong từng sát na và tinh tấn hơn trong các ngày tiếp theo của khóa tu.

Ban truyền thông NGKS

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online