Long An: Khóa tu truyền thống lần thứ 37 tại chùa Thuận Phước - ngày thứ năm

Nghe đọc bài:

PSO - Để thời khóa được xuyên suốt theo lịch trình tu tập do Ban Tổ chức Khóa tu triển khai, vào lúc 4h00 ngày 28/9/2023 (nhằm ngày 14 tháng 8 năm Quý Mão) chư hành giả đồng vân tập lên chánh điện để bắt đầu một ngày tu học mới.

NS. Đào Liên, NS. Khoa Liên, NS. Tuệ Liên đồng hướng dẫn chư hành giả thực hành thiền hành và thiền tọa qua phương pháp thiền Tứ Niệm xứ. Để giúp chư hành giả thực tập pháp hành được miên mật, thanh tịnh và giúp khai mở tuệ giác thêm hanh thông, nên quý Ni trưởng trong Ban Tổ chức khóa tu đã đề cập đến kỹ năng trau dồi pháp học.

Vào lúc 8h30 sáng, thời Pháp học ngày thứ năm của Khóa tu được Ni trưởng Tuyết Liên – Trưởng Ni giới Giáo đoàn 4 triển khai Chơn Lý số 59 “Khổ và Vui” của Tổ sư Minh Đăng Quang.

Ni trưởng chia sẻ ý pháp thâm sâu cô đọng với chủ đề “Khổ và Vui”. Rằng: Trong cuộc đời này ai cũng sợ khổ, ai cũng thích vui, bởi vì vui thì thích, khổ thì khởi lên sân hận, đây là hai vấn đề cần phải giải quyết. Y pháp “khổ, vui” này của Tổ sư đã được Đức Phật đề cập trong Tứ Diệu Đế. Tổ sư đã vận dụng nhiều pháp  ẩn dụ và nhân cách hóa, nhằm giúp chúng ta gần gũi hơn và dễ hiểu hơn để hiểu về vấn đề “khổ do đâu mà có”.

“Thiên hạ đua nhau nói khổ vui,

Biết sao là khổ, biết sao vui.

Vui trong tham dục, vui rồi khổ,

Vui để tu hành, khổ hóa vui”.

 

Chính do nơi sự cảm nhận ở cái thấy biết sai lầm không rõ ràng, không thấu triệt, không sáng suốt, bị mê mờ do tham đắm trong dục vọng, luôn mong cầu mọi sự vui sướng mà đắm chìm trong ngũ dục của thế gian. Vậy muốn thoát khổ thì phải làm sao? Đức Tổ sư bằng pháp Trung đạo nhắc nhở chúng ta: muốn thoát khổ cần phải rõ Khổ phải biết, Tập phải đoạn, Diệt phải chứng, Đạo phải tuân”.

Ni trưởng nhắc nhở chư Hành giả thêm, chúng ta muốn thoát khổ, không gì khác hơn là nương theo lời dạy của Tổ sư “Tu tập theo pháp tịch diệt, vô úy, quyết chí đoạn trừ mọi cái duyên do, trong lòng gìn giữ mọi mối chánh đạochớ vướng dính cảnh trần, đừng ham nhiễm sự tục, thân tâm thanh tịnh thì chứng được quả Niết bàn thật là sung sướng”.

Ni trưởng tiếp tục phân tích thêm cho chư hành giả trong khóa tu cảm nhận sâu sắc rằng:

 

Đối với những người chưa hiểu thấu về đạo lý, còn lưu luyến sự vui sướng của thế gian như “cảnh trời phong quang mưa gió điều hòa, cây cỏ tốt tươi trăm hoa đua nở, muôn vật thỏa lòng cảnh trí thiên nhiên, gặp ngày lành tốt bà con hội tiệc mở trong hoa chén say dưới nguyệt, khúc đàn thánh thót điệu hát êm đềm, ruộng nhiều đất rộng, nhà đẹp lầu cao, châu báu đầy rương, ngựa xe như nước, miếng ăn uống đủ sơn hào hải vị v.v. ấy là sự sung sướng nhất”.

Ni trưởng đã nương theo lời của Tổ sư phân tích cho chư hành giả suy gẫm đến mặt tích cực nhất về những dục lạc trong đời, tất cả đều là cái nghiệp xấu xa, nó là nguyên nhân làm cho thân tâm phải chịu sự nguy hiểm ưu phiền từ xưa đến nay, nó dắt lôi, kéo trì, chưa phải là đạo an lạc. và cũng chính “Do sự vui thích mà sanh ra sự buồn rầu, do sự tham lam mà sanh ra sự phiền não”.

 

Thông qua Chơn lý số 59 “ Khổ và Vui” Ni trưởng đã khuyến tân chư hành giả trong khóa tu: muốn đi đến con đường giác ngộ thắng trí phải nương vào con đường Chơn lý của Tổ sư làm kim chỉ nam soi đường dẫn bước quay về với Phật tánh của mình, phải “Lấy vô thường trừ vô thường, lấy vô ngã trừ vô ngã, lấy khổ não trừ khổ não”. Bởi vì, “có biết đến sự vô thường mới quý sự sống, có biết đến sự vô ngã mới quý trọng bản thân”.

Kết thúc buổi giảng, Ni trưởng nhắc lại lời dạy của Tổ gửi gấm lại trong Chơn lý “Khổ và Vui”: “Dứt trí say mê thì vui khổ sẽ hết. Ấy mới gọi là Phật”.

 

Buổi thuyết giảng của Ni trưởng được kết thúc vào 10h30 trong không khí trang nghiêm và đầy lòng hoan hỷ của chư hành giả và Ban Tổ chức khóa tu.

 

Kế tiếp, theo thời khóa tu tập, vào lúc 10h45 – 12h00, chư hành giả đồng thọ trai trong chánh niệm.

Buổi chiều và buổi tối, các giờ thiền hành, thiền tọa và trình pháp được tiếp tục với sự hướng dẫn của chư Tôn đức Ni Ban Giám thiền hướng dẫn.

Ban truyền thông Ni giới Khất sĩ

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online