Long An: Khóa tu truyền thống lần thứ 37 tại chùa Thuận Phước - ngày thứ tư

Nghe đọc bài:

PSO - Khóa tu truyền thống lần thứ 37, tại chùa Thuận Phước bước vào ngày thứ tư, 27/9/2023 - nhằm ngày 13 tháng 8 năm Quý Mão). 

Cũng như các ngày vừa qua, một ngày tu tập mới bắt đầu, vào lúc 4h00 với hai thời thiền hành và thiền tọa.

Vào lúc 7h00, sau khi dùng điểm tâm, các hành giả bắt đầu giờ thiền tọa do NS. Phụng Liên hướng dẫn. Ni sư hướng dẫn bước thứ 3 của phương pháp thiền quán, đó là: ghi nhận điểm xúc chạm ra vào của hơi thở, cách để tâm vào mỗi hơi thở ra, vào, nóng, lạnh v.v...nhưng không trì tâm, không suy tư, quán sát, phân tích. Chỉ ghi nhận, ghi nhận xong, kết thúc thì quay trở lại với hơi thở.

Theo thời khóa tu học, 8h00 là giờ nghiên cứu Chơn lý số 58 Đạo Phật Khất sĩ do NT. Yến Liên – Chứng minh PBNG tỉnh Vĩnh Long, Giáo phẩm Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Phó Quản chúng Ni giáo đoàn 1 thuyết giảng.

“Đạo Phật là con đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ, họ của chư Phật ba đời là Khất sĩ. Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh. Khất sĩ là đến với giác chơn, toàn học biết sáng tự nhiên, hết mê lầm vọng động. Khất là xin, sĩ là học.”
 

Từ đoạn trên, Ni trưởng đã đặt ra hai câu hỏi cho đại chúng: Tại sao nói rằng Khất sĩ là họ của chư Phật ba đời ? Tại sao Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh là gì là gì?

Ni trưởng giải thích: Sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài trở về thành Ca Tỳ La Về (Kapilavatthu), vua Tịnh Phạn thấy Ngài đi khất thực liền không hoan hỷ. Vì vua cho rằng, Thái tử là dòng dõi Sát đế lợi mà lại ôm bát đi xin ăn.
 

Đức Phật trả lời rằng: “Đức Vua là dòng họ của vua chúa, nên Bệ hạ bảo vệ dòng họ của Ngài là rất phải, riêng tôi, dòng họ của tôi là dòng họ Phật, chủng tộc của tôi là chủng tộc Sa - môn, nên tôi có bổn phận phải bảo vệ dòng họ của tôi, dòng họ Khất sĩ, dòng họ Sa - môn, dòng họ Phật”. Nên nói rằng, Khất sĩ là họ của chư Phật ba đời.

Xin và học là một đường hướng, mục đích của sự học chính là thực hành. Sống là xin, tất cả ai ai cũng xin, vì tự thân mình không tạo ra được tất cả. Sự sống của chúng ta, cũng phải xin từ tinh cha, huyết mẹ mà thành, nên sự xin này đều đến với tất cả mọi người.

 

“Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi,

Khó đi mẹ dắt con đi,

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”


Qua bài cao dao trên, Ni trưởng đã dẫn dắt và cho biết rằng học sinh thì học trường học, đó là ngôi trường thứ nhất, khi trưởng thành thì bước vào trường đời, là ngôi trường thứ hai. Ngoài ra còn có “Trường đạo lý” (Chơn Lý 69), đây là ngôi trường học để đưa đến Giác chơn, Chơn Như, kiến tánh, Phật quả và sẽ đạt được cái biết hoàn toàn. Qua được cái biết này sẽ không còn là nô lệ của tham, sân, si. Cái học bình thường là hữu lậu, biến dịch, còn cái biết của Chơn lý là vô lậu. “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp” chính là nối truyền con đường này một cách viên mãn và tròn đầy. Người học giáo pháp Khất sĩ chính là đang trên con đường xin và học để nuôi cái biết, nuôi sự giác ngộ.

Ni trưởng cũng tán thán Khóa tu truyền thống lần thứ 37 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ thể hiện được tinh thần xin, học và biết. Sau khi Tổ sư vắng bóng, Ni giới Hệ phái Khất sĩ liên tiếp tổ chức các Khóa tu truyền thống nhằm để nhắc lại con đường mà Ngài đã dạy.

Buổi trưa, vào lúc 10h30, đại chúng thọ trai trong chánh niệm. Đặc biệt, hôm nay có sự phát tâm cúng dường tịnh tài và tịnh vật của Phái đoàn Phật tử tịnh xá Ngọc Thanh (Cai Lậy, Tiền Giang) do NS. Nguyên Liên hướng dẫn.


20h00 là thời trao đổi Pháp hành dưới sự hướng dẫn của NT. Tín Liên và NS. Tuệ Liên (TX. Ngọc Tuệ).

NS. Tuệ Liên: Cho biết, qua lời trình pháp của các hành giả, Ni sư đã đúc kết lại các nội dung dung chính: Đầu tiên, không đánh giá kinh nghiệm, để kinh nghiệm tự đến và đi, khi thấy được sự xuất hiện và chấm dứt của pháp, tức là thấy được sự vô thường, giả tạm. Thứ hai, nếu ngồi thiền thấy trống rỗng, trong trạng thái không thì phải biết rằng tâm không thể nào trống không, phải chú tâm quan sát “trống không” tức là chúng ta không có định, niệm. Thứ ba, Ni sư cho biết rằng mỗi con người chúng ta có sáu căn nên khi đã có chánh niệm, định niệm mạnh thì các kinh nghiệm cũ sẽ quay lại. Khi ấy, đừng sợ hãi, lo lắng, chỉ tiếp tục ghi nhận từ khi nó xuất hiện cho đến khi chấm dứt.

Sau cùng, NT. Tín Liên chia sẻ thêm rằng, chúng ta nên nhìn vào pháp. Vì nếu không nhìn vào, mà chỉ tưởng tượng trong khi hành thiền, tưởng rằng thấy Phật, thấy Bồ tát, thấy cảnh Tây Phương v.v.. .thì không nên, vì như thế sẽ dễ bị lạc thiền. không nên mong cầu, tưởng tượng, mà chỉ nên quán sát. Trong khi thiền tọa, cảm giác lưng ngồi không thẳng, hay người bị nghiêng v.v...  thì tự điều chỉnh thân trong chánh niệm, để tránh dẫn đến các bệnh về cột sống cũng như dễ đưa đến hôn trầm.

 

Ban truyền thông NGKS

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online