Người nông dân con thương quý - Viết - Ngô Thị Mỹ Vân (Hình hoa hồng)

Nghe đọc bài:

NGƯỜI NÔNG DÂN CON THƯƠNG QUÝ
 

Dòng sông cuộc đời vẫn mải miết trôi xuôi diễn tiến về phía trước theo quy luật tự nhiên bất biến của vòng quay thời gian. Vì chẳng ai có phép biến hóa nhiệm màu quay ngược trở lùi lại tháng ngày thơ bé con con. Chính cái quy luật khắc nghiệt này cho con biết rằng ngay con lớn khôn trưởng thành cũng chính là khoảnh khắc tóc ba ngả màu nửa bạc. Ôi mái tóc dãi dầu cơ cầu năm tháng phong sương. Những ngày xưa đã qua đó bây giờ con nhớ lại thấy vùng trời yêu thương ùa về. 
 

Nhớ hồi nhỏ mẹ đi làm xa chỉ có ba bên cạnh con đảm nhận trọng trách chăm sóc, nuôi nấng từng bữa cơm, giấc ngủ. Tưởng công việc này ba sẽ vụng về vì không quen nhưng hoá ra ba hoàn thành chu toàn không chê vào đâu được. Ba nấu món gì cũng ngon. Ba hát bài nào cũng hay. Quần áo giặt sạch sẽ, chiếu mền xếp ngay ngắn. 

 

Ba đứa đón con đi học mỗi ngày ở trường mẫu giáo. Những ngày đầu tiên chưa quen môi trường mới lạ con khóc quá trời cứ níu áo ba không rời. Nhưng ba phải làm ra vẻ cương quyết để cô giáo bồng vào lớp. Rồi những ngày sau đó con cũng tạm quên đi cái sợ buổi ban sơ để hòa nhập cùng các bạn. 
 

Chuyện ở lớp có gì vui con cũng kể ba nghe. Lời bé con ríu rít như chim. Ba nghe mê say, thích thú. Rồi cả hai cùng nhau cười. Ba ôm bé con vào lòng nựng nịu. Ba coi con như nàng công chúa. Nàng công chúa biết cười khi vui, biết khóc khi dỗi. Cái nết lì bướng biết bao lần khiến ba phát bực phải cho mấy roi vào mông. Công chúa ăn đòn khóc nức nở thấy thương. Rồi ba lại vỗ về, dỗ dành. Phải biết rằng khi một người ba ra tay đánh nghĩa là đã hết cách trước đứa con lì lợm quá chừng. Một vết roi in lằn đỏ ba cũng xót xa lắm. 
 

Con thì không bao giờ trách giận gì ba. Ngược lại ba như thần tượng trong cuộc đời con vậy đó. Một thần tượng không điển trai, không áo quần sành điệu hay hát nhảy những bài giật gân. Một thần tượng chỉ ăn mặc thô mộc, đơn sơ bản chất nhà nông. Vậy đó mà thương hoài thương mãi.

 

Thương ba thức khuya dậy sớm cần lao ngoài vườn chăm sóc từng ảng bông Tết. Nhiều hôm sáng mùa đông trời rét lạnh căm căm mà năm giờ ba dậy rồi. Đồ ấm, áo mưa mặc vào run cầm cập ba hòa mình cùng không gian mờ mịt, xám xịt lao động như một chiến binh dũng cảm không ngại thời tiết mùa đông. 

 

Bàn tay nhè nhẹ nâng những cây bông nghiêng ngả vì gió quật đắp thêm gốc chút đất cho nó đứng vững. Rồi ba ràng dây nịt chặt xung quanh từng ảng giữ cho không một ảng nào hư hỏng mất giá trị thẩm mỹ. Ba lại đi hàng rãnh kiểm tra xem có con sâu nào ăn lá không, có bông nào bị bệnh không. Nếu có, ba sẽ phải đau đầu nghĩ cách trị ngay kẻo không nó lây lan bệnh dịch sang cây khác. Bón phân, phun thuốc hít bao nhiêu mùi hôi nguy hại ba đều chấp nhận vì không còn cách nào khác.  
 

Thương ba mùa hè cháy da phơi lưng giữa trời tầm tã mồ hôi như tắm cuốc đất ể lưng để kịp gieo cây giống cho vụ mùa mới. Năm tháng vất vả bán sức thân người ba héo theo cây bông khô. Bông khô vì thiếu nước. Nên sáng tưới, chiều tưới quần áo ba lúc nào cũng ướt mem chèm mèm. Nhìn thân hình ba chỉ thấy hiện lên thô mộc người nông dân nghèo. 

 

Rồi Tết đến từng ảng bông đơm hoa chi chít đủ màu bung nở rực rỡ ánh lên trong mắt ba niềm vui không sao kể xiết. Vui lắm chứ vì biết bao công sức tâm huyết mấy tháng trời mất ăn mất ngủ đổ dồn cả vào đó kia mà. Thành quả như phần thưởng xứng đáng cuộc đời dành tặng cho người chăm chỉ. 

 

Nhưng nếu một chòm nào đó bị bệnh ba sẽ ủ buồn lặng lẽ. Có khi là nước mắt nhỏ che giấu sau lưng vì không muốn con thấy. Thử hỏi sao không buồn cho được vì sinh nhai gia đình trông chờ ở vườn bóng này kia mà. Nhà nông thì có mấy nguồn thu nhập đâu. Cho nên kinh tế mong manh như sợi chỉ mỏng. Lúc nào cũng bất ổn cơm áo. Cái nghèo như con đỉa đeo bám đeo đẳng gỡ hoài không ra. 
 

Sức khoẻ ba cứ thể đổ ra quần quật không ngơi nghỉ. Công cuộc kiếm tiền chưa bao giờ dễ dàng với một người dân quê. Làm mãi làm mãi mà nghèo hoàn nghèo. Vòng luẩn quẩn đó cuốn ba vào cuộc sống bận rộn lo cơm áo gạo tiền mặc quên thời gian đi ngang đời mình.
 

Nhà nông khổ cực nông nỗi như thế đó. Không chỉ thiếu ngủ mà cả uống ăn cũng thất thường. Người ba mỗi năm một xiêu đi, già đi trông thấy. Già trước tuổi nhiều. Bà thì luôn cười trước mặt con như cố che đi nỗi buồn mệt nhọc. Nhưng làm sao con không nhận ra. 
 

Con đã lớn đủ nhận thức thấu hiểu sâu sắc áp lực ba trải qua. Bà yêu thương con gái biết chừng nào dù lời nói chẳng đủ tỏ hết nỗi lòng, dù bàn tay thô ráp vụng về xoa dịu. Con cũng thương ba nhưng không biết làm sao. Làm sao sẻ chia gánh nặng. Làm sao thay đổi thực tại khốn khó này. Một điều duy nhất thôi. Chỉ có thể là học. Học như phương cách duy nhất đưa những đứa nông quê thoát khỏi cảnh nghèo mơ về tương lai tươi sáng hơn. 

 

Con gắng sức học còn là để đền đáp lại sự yêu thương, hy sinh và cả kỳ vọng ba dành cho mình. Con biết ba âm trầm tính cách nhưng luôn dõi theo, sát sao việc học của con gái. Niềm ước mơ thầm kín không gì khác ngoài mong con gái sau này thành tài thoát cơn nghèo không còn khổ như ba nó nữa. Nhà nông nghèo lắm rồi.

 

Bây giờ con đã vào giảng đường rồi. Cánh cửa của chân trời ước mơ là đây. Bà ơi, con sẽ gắng học thật giỏi không phụ lòng ba. Con hứa thật đấy. Một ngày nào đó chắc chắn ba sẽ hài lòng về những gì con đạt được. Ba tin ở con nha. Yêu thương ba thật nhiều. Biết ơn ba thật nhiều.

 

Một mùa Vu Lan nữa lại về con gái chúc ba thật nhiều sức khoẻ, niềm an yên và hạnh phúc. Những dòng chữ ngắn ngủi này có thể không kết hết lòng con gửi gắm yêu thương đến ba. Nhưng trong lòng con bà mãi là người tuyệt vời nhất bởi niềm thương bao la ba dành cho con suốt năm tháng miên trường đã qua.

 

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online