Núi Bà Đen, Tây Ninh chuẩn bị đón Lễ vía Bà lớn nhất trong năm từ ngày 8-11/6

Nghe đọc bài:

 

Lễ vía Bà– lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất tại núi Bà Đen, Tây Ninh sẽ được tổ chức từ ngày 8-11/6 năm nay. Dịp này, đại lễ dâng đăng với kỷ lục 55.000 ngọn đăng sẽ được tổ chức để nhân dân tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát - nữ thần chủ của Núi Bà.

Lễ vía Bà sẽ được tổ chức trang trọng tại núi Bà Đen từ ngày 8-11/6. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Nếu như ở miền Bắc có tục thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; miền Trung thờ Mẹ Xứ Sở; vùng đồng bằng sông Cửu Long thờ Bà Chúa Xứ, thì vùng Đông Nam Bộ thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, hay còn được gọi bằng cái tên dân dã là Bà Đen. Trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Nam bộ, Linh Sơn Thánh Mẫu được xem là vị thần bảo hộ cho cả một vùng đất, và được thờ trong các chùa ở Tây Ninh với vai trò là một vị hộ trì Tam bảo.

 

Vào ngày 4,5,6 tháng 5 Âm lịch hàng năm, Lễ vía Bà Đen được tổ chức trang trọng với nhiều nghi thức thiêng liêng tại hệ thống các chùa núi Bà để tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu. Các nghi lễ chính được tổ chức tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự và Điện Bà nằm ở lưng chừng núi Bà Đen.

Múa bóng rỗi trong Lễ vía Bà. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu hàng năm thu hút hàng ngàn người ở khắp các tỉnh thành khu vực phía Nam đến với núi Bà Đen, hoà vào không khí thiêng liêng của các nghi lễ truyền thống như tụng kinh niệm Phật, cúng ngọ, lễ cáo yết Bà Đen, múa bóng rỗi, lễ dâng 10 loại lễ vật: Hoa, đèn, nhang, trà, quả, thực, bỉnh, thủy xoàn, châu báu…

 

Nghi lễ đặc trưng và thiêng liêng nhất là Lễ tắm Bà diễn ra vào đêm mùng 4/5, khi cửa cung cấm đã đóng kín và chỉ có những người phụ nữ được phân công từ trước thực hiện nghi lễ. Sau lễ tắm Bà, hàng ngàn người dân đến trước Điện Bà để xin lộc là những chiếc khăn đã dùng lau tượng Bà, nước đã dùng nhúng khăn lau tượng, hay hoa quả trong lễ tắm Bà.

 

Năm nay, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu sẽ được tổ chức từ ngày 9, 10, 11/6 (tức ngày 4, 5, 6 tháng 5 Âm lịch) tại hệ thống các chùa núi Bà với các nghi lễ truyền thống, cùng chương trình cải lương tuồng cổ đặc sắc diễn ra vào ngày 10/6.

55.000 ngọn đèn đăng sẽ được dâng trên đỉnh núi Bà Đen vào tối 8/6. Ảnh: Việt Kiên

Đặc biệt, trên đỉnh núi Bà Đen, đại lễ dâng đăng với kỷ lục 55.000 ngọn đăng kính mừng lễ vía Bà sẽ được tổ chức thiêng thiêng tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn và khu vực tôn tượng Bồ Tát Di Lặc vào tối 8/6 (tức ngày 3/5 Âm lịch).

 

Tại đây, 55.000 ngọn đèn hoa đăng do chính tay các nhân viên của khu du lịch Sun World Ba Den Mountain chế tạo và du khách, Phật tử tự tay viết lời nguyện ước sẽ được thắp sáng bên các đĩa nước dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, tạo nên không gian huyền ảo chưa từng có cho đỉnh núi cao nhất Nam bộ. Trong văn hoá Phật giáo, hoa đăng tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của đức Phật, thả đèn hoa đăng là mong muốn của nhân dân tìm kiếm an lạc trước ánh sáng trí tuệ. Bởi lẽ đó, đại lễ dâng đăng mừng ngày lễ vía Bà chính là hàng vạn lời nguyện ước bình an, hạnh phúc của nhân dân dâng lên chư Phật và Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát đại diện của lòng từ bi, cứu độ chúng sinh.

Đỉnh núi Bà Đen huyền ảo trong lễ dâng đăng. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

Với người dân Nam bộ, Lễ vía Bà năm nay không chỉ là dịp để tỏ lòng tôn kính của Linh Sơn Thánh Mẫu, mà còn là cơ hội để hành hương, chiêm bái ngọn núi linh thiêng, đặc biệt là các công trình tâm linh độc đáo trên đỉnh núi như tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao nhất châu Á toạ lạc trên đỉnh núi, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, hay trung tâm triển lãm Phật giáo lưu trữ các cổ vật và các phiên bản mô phỏng các tác phẩm văn hoá Phật giáo kinh điển của Việt Nam và thế giới. 

 

Kéo dài trong suốt những ngày đầu tháng 5 Âm lịch, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu dự đoán sẽ đón hàng ngàn Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái, đảnh lễ, làm nên một mùa hành hương thiêng liêng tại đỉnh núi cao nhất Nam bộ.

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện 2024 chính thức khai mạc với gần 6.000 thí sinh tham dự

Sáng ngày 17/11/2024, Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện đã chính thức khai mạc đồng loạt tại 21 điểm thi trên địa bàn TP.HCM, thu hút sự tham gia của 5.956 thí sinh là Phật tử từ 15 tuổi trở lên. Đây là sự kiện quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần học tập và tu dưỡng giáo lý trong cộng đồng Phật tử.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online