Phú Yên: Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về tín ngưỡng Tôn giáo

PSO - Sáng ngày 11/10/2022 (nhằm ngày 16/9 năm Nhâm Dần), tại Hội trường khách sạn Sài Gòn - Phú Yên (số 541 đường Trần Hưng Đạo, TP.Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên), Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp cùng Ban Tôn giáo tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về tín ngưỡng Tôn giáo cho chức sắc, chức việc nhà tu hành các Tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì và tham dự Hội nghị tập huấn có bà Trần Thị Minh Nga - Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; bà Trần Thị Minh Thu -  Vụ trưởng Vụ tín ngưỡng và các Tôn giáo khác, Ban Tôn giáo chính phủ; Phó GS.TS Nguyễn Thanh Xuân - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; ThS.Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng phòng tổng hợp văn thư lưu trữ, Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Trọng Lân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên; ông Lê Đình Chương - Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Phan Bá Tuấn - Phó trưởng phòng Dân tộc Tôn giáo tỉnh; ông Lê Tấn Hưng – Phó phòng PA02 Công an tỉnh; ông Trần Thanh Hưng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Tham gia Hội nghị tập huấn có HT.Thích Đồng Tiến - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Phú Yên, chư Tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni BTS trực thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh, chức sắc, chức việc nhà tu hành các Tôn giáo trên địa bàn tỉnh đồng tham dự.

Bà Trần Thị Minh Nga - Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu khai mạc Hội nghị. Qua đây bà trao đổi về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Bà nói: "Mỗi tôn giáo đều mang trong mình một hay nhiều tín ngưỡng. Các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam và đều hướng con người đến một giá trị sống đó là Chân - Thiện - Mỹ"....

TS.Trần Thị Minh Thu - Vụ trưởng Vụ tín ngưỡng và các Tôn giáo khác, Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra những chủ trương cần thiết đối với các tôn giáo trong xã hội hiện nay, như cần làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhà nước đến với đông đảo tín đồ. Đường hướng hoạt động tiến bộ của các tôn giáo ở Việt Nam là sự phản ánh kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và xã hội, tất cả là để hướng đến mục đích chung: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh"....

Đề tài phát huy giá trị đạo đức, văn hóa và nguồn lực của các tôn giáo trong việc xây dựng và phát triển đất nước cũng đã được PGS.TS.Nguyễn Thanh Xuân - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia HCM đặt vấn đề và trao đổi nhiều. Ông nói: "Để xây dựng đường hướng đúng đắn, cần hạn chế sự mâu thuẫn, xung đột giữa các tôn giáo, tránh sự lợi dụng và thao túng". Ông nhấn mạnh 04 vấn đề cần được chú trọng quan tâm:

  1. Nhu cầu cần phải được đặt hàng đầu và cần đáp ứng.
  2. Pháp luật cần phải được tôn trọng.
  3. Cần phải bảo đảm đến trật tự xã hội.
  4. Phải được sự ủng hộ hợp nhất của Quốc tế.

Cuối cùng, ThS.Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng phòng tổng hợp văn thư lưu trữ, Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ nêu lên những quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm và hiện thực hóa quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

Buổi tập huấn khép lại trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo.

 Minh Viên - Ban TTTT Phật giáo Phú Yên

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online