04/06/2024 13:53

Sách: Lược sử 25 vị Phật

Người xưa có câu: “Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”, đã là một người Phật tử, chúng ta ắt hẳn nên biết về lịch sử truyền thừa của đức Phật, cũng như ở nhà ta biết tiểu sử của ông bà, cha mẹ vậy.

Đáp ứng nhu cầu học Phật, Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế, Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Lược sử 25 vị Phật.

Cuốn sách Lược sử 25 vị Phật khá lạ lẫm với phần đông mọi người. Lược sử này được trích ra từ kinh Phật chủng tính (Buddhavaṃsa) và các sách chú giải, 25 vị Phật hay 28 vị Phật là quan niệm riêng của Phật giáo Nam truyền. Trong cuốn sách này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập đến 24 vị Phật trước Ngài, và sau đó có cả lược sử của chính đức Phật Thích Ca của chúng ta. Ngoài ra, đức Phật còn nói thêm lời thọ ký về sự ra đời và xuất hiện ở thế gian của đức Phật Di Lặc trong tương lai.

Trước khi tìm hiểu về lược sử các đức Phật, độc giả còn được tìm hiểu về giáo lý, biết về nhân duyên Phật thuyết kinh Phật chủng tính, tìm hiểu các khái niệm về kiếp, chủng loại kiếp. Bên cạnh đó, người đọc còn được biết về đặc điểm khác nhau của các vị Phật từ tuổi thọ, thân tướng, sự khác biệt về giai cấp, thời gian tu khổ hạnh, sự khác biệt của hào quang, phương tiện đi xuất gia, cây Bồ đề và tòa Bồ đề khác nhau. Ngoài ra, người đọc còn được biết về những câu chuyện bản sinh, bản sự của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phẩm vị của Bồ tát trải qua khi được 24 vị Phật thọ ký. Ngài có năm đời làm ẩn sĩ, chín đời làm tỳ kheo, năm đời làm người tại gia, hai đời làm rồng và ba nơi đầu thai khác nhau, v.v.

Cuốn sách này được Đại trưởng lão Mingun Sayadaw (1911 - 1993) - một vị tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy Miến Điện biên soạn, được Santagavesaka Bhikkhu người Đài Loan dịch ra tiếng Trung và dịch giả An Thiện Bình chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Từ năm 1956 đến năm 1969, Đại trưởng lão Mingun Sayadaw đã dành tổng cộng 13 năm để biên soạn bộ Đại Phật sử. Bộ này gồm tám tập, sáu cuốn Bản sinh kể về sự tích Đức Phật từ khi Đản sinh cho đến nhập Niết bàn. Lược sử 25 vị Phật là một trong những cuốn sách do ngài chấp bút.

Cuốn sách Lược sử 25 vị Phật sẽ đưa đến những kiến thức mới, vô cùng thú vị cho mỗi Phật tử, những người quan tâm, yêu thích Phật giáo và học tập, nghiên cứu Phật học. Mời quý độc giả cùng đón đọc.

Vũ Quốc Văn

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online