Sóc Trăng: Hòa Thượng Thích Thọ Lạc thuyết giảng tại trường hạ về bốn đề án Văn hóa PGVN: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng nay ngày 3/6/2024, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hoá Trung ương GHPGVN quang lâm thuyết giảng tại trường hạ Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, số 69 Trần Nhân Tông, phường 2. Tp.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Thượng tọa đã giảng về vấn đề Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, về bốn đề án Văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản nằm trong chương trình khóa bồi dưỡng trụ trì do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng tổ chức.

Buổi thuyết trình được sự chứng minh và tham dự của Trưởng lão HT. Tăng Nô - Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Ban trị sự GHPGVN, HT. Thích Thiện Thạnh - Phó Trưởng ban Thường trực BTS cùng chư Tôn đức Ban Thường trực BTS Phật giáo tỉnh, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì và quý Phật tử Ban Quản trị các tự viện trong tỉnh.

Tại đây, Hòa Thượng Thích Thọ Lạc đã nêu lên tầm quan trọng của vấn đề ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc và di sản. Hòa thượng nhấn mạnh, văn hóa Phật giáo cũng chính là văn hóa dân tộc. Văn hóa Phật giáo bao gồm: Ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản, nghi lễ, lễ hội, tu tập, ứng xử, giao tiếp cho nên rất cần hướng đến sự duy trì và phát triển.

Cần hiểu biết, nhận diện, quản lý đúng để phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam đúng hướng, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.

Ngôn ngữ: - Nghi lễ tụng niệm: Hiện nay, mỗi hệ phái đều có nghi thức tụng riêng: âm Hán Việt: Bắc tông; âm Pāli: Nam tông; tiếng Việt. Khất sĩ. 2. Ngôn ngữ trang trí: - chữ Hán: Bắc tông; - chữ Pāli hoặc Khmer: Nam tông và chữ Việt.

Pháp phục: - Pháp phục của Tăng Ni, Phật tử đa dạng theo hệ phái, vùng miền: Kiểu dáng: pháp phục truyền thống của Phật giáo Việt Nam và cả nhập từ Trung Quốc, Đài Loan đối với Bắc tông và nhập từ Campuchia, Thái Lan, Miến điện, Tích Lan đôi với Nam tông, còn Khất sĩ thì tự chế theo dạng y bách lạp. Màu sắc: đa dạng trong cùng màu vàng, nâu, lam, trắng tùy hệ phái.

Kiến trúc - Tích cực: Trong cải tạo, nâng cấp: có nhiều ngôi chùa là di tích: có sự đầu tư nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo tồn đi tích; những di tích, di vật gốc được lưu giữ, sắp xếp, thừa kế khoa học tại chùa sau khi cải tạo. Trở thành tư liệu khoa học quý giá về kiến trúc PGVN để thế hệ sau kế thừa, phát triển. 

- Kiến trúc truyền thống: không gian cảnh quan, bố cục mặt bằng, thờ tự, trang trí...đều có nét đặc trưng riêng của từng hệ phái và từng vùng miền. Tuy nhiên, hiện đang bi xâm hại và tác động nghiêm trọng bởi các yếu tố: chiến tranh, khí hậu, ý thức, trách nhiệm, quản lý, hội nhập và nhu cầu mới... 

- Kiến trúc hiện đại: Vì nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau và đặc biệt là thiếu định hướng nên một số công trình xây mới, tuy đáp ứng được công năng tiện dụng, nhưng đã giảm hoặc làm mất đi cái gọi là “hồn cốt và truyền thống kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

- Biểu tượng kiến trúc: biểu tượng Phật giáo Việt Nam mang đặc trưng của từng hệ phái, chưa phong phú và ảnh hưởng nhiều những biểu tượng của các tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa khác nhau. Bắc tông: sử dụng hoặc ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng và Lão giáo; Nam tông Khmer: ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hoá, nghệ thuật của tộc người Khmer; Nam tông kinh: được tiếp thu bởi nhiều nền văn hoá khác nhau, như: Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện...; Khất sĩ: được sáng tạo, hình thành với sự kết hợp biêu tượng chung Phật giáo với văn hoá bản địa.

Di sản: 

– Loại hình di sản của các hệ phái, vùng miền: Bắc tông và Nam tông Khmer: phong phú, đa dang. Nam tông Kinh và Khất sĩ: di sản cận - hiện đai. – Hiện trạng bảo vệ, bảo tồn, phát huy. Di sản, một số vấn đề đặt ra:

1.Nhận thức đúng đắn: Vai trò của di sản văn hóa PG đối với phát triển Phật giáo, phát triển văn hóa dân tộc và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa PG. 

2. Kiến thức: hiểu đúng về giá trị, đặc trưng, đặc điểm di sản văn hóa PG, các quy định (Luật Di sản văn hóa); Phương pháp bảo tồn, phát huy di sản phù hợp, hiệu quả, khả thi. 

3. Nguồn lực, khả năng. 

4. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng. 

5. Sự phối hợp quản lý di sản. Thể chế hóa các vấn đề có liên quan mật thiết, chỉ độc lập tương đối.

Hòa Thượng nhấn mạnh ‘Tính bất cập, hạn chế’: Hiện nay, đại đa số các Tăng Ni và Phật tử không hiểu chữ Hán, Pāli, Khmer.  Kém hiệu quả trong công tác truyền giáo và lan tỏa tinh thần, tư tưởng của Phật giáo. 

Nhiều ngôi chùa là di tích hoặc được xây dựng trong giai đoạn trước đây thường nhỏ hẹp, thấp, các công năng chủ yếu phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh Phật giáo (thờ tự), do vậy, không đủ không gian để đáp ứng cho nhu cầu tu tập, ứng dụng Phật giáo trong giai đoạn hiện nay. Trong cải tạo, nâng cấp: sử dung mái tôn và các hạng mục công trình phụ cận được dùng không được tính toán quy hoach phù hợp – che chân, lấn át và làm mất đi ý nghĩa nguyên gốc.

Thiếu trang nghiêm khi thực hiện các khoá lễ chung của giáo hội. Khó khăn trong công tác quản lý Tăng ni và Phật tử, Không giữ được giá trị nét văn hoá riêng có và bản sắc đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam.

Thực hiện các 4 đề án của Ban văn hóa Trung ương: Năm 2015: Đề án “Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam: kiến trúc, pháp phục, ngôn ngữ, di sản” đã được phê duyệt. Ngôn ngữ quan điểm, cách thức tổ chức thực hiện. Sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp GH. Đảm bảo khoa học, tổ chức khảo sát, nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo, triển lãm với từng tính chất, nội dung, quy mô, hình thức phù hợp. Nhân lực tham gia: trong và ngoài Giáo hội. Chú trọng quy tụ sự tham gia, tư vấn của các chuyên gia về kiến trúc ngành các lĩnh vực liên quan. Cách thức: thử nghiệm, ứng dụng thực tiễn, đảm bảo quy định, quy phạm pháp luật; tổ chức phát huy, lan tỏa theo các hình thức khác nhau. 

Quá trình thực hiện: Từ năm 2015 - 2024: tổ chức các cuộc họp - khảo sát, tọa đàm - hội thảo, triển lãm (quy mô lớn toàn quốc), với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn các lĩnh vực: tôn giáo, ngôn ngữ, khảo cổ, lịch sử, bảo tồn di sản, văn học nghệ thuật, kiến trúc, may mặc... Pháp phục. - Ký kết hợp tác nghiên cứu xây dựng, thực hiện đề án với nhiều cơ quan, đơn vị, các Ban trị sự tỉnh, thành phố trong cả nước.

Kết quả: Đề án ngôn ngữ Phật giáo: hoàn thành kinh tụng thống nhất và khóa tụng thống nhất sử dụng trong các nghi lễ chung của GHPGVN. Pháp phục Phật giáo: đã hoàn thành bộ pháp phục chung cho các hệ phái PG trong các nghi lễ quốc gia, quốc tế. Hoàn thành biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam; tiếp tục triển khai bộ quy chuẩn kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Đồng thời xây dựng kế hoạch, triển khai bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam bao gồm các loại hình di sản: ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc. Khảo sát, đánh giá, phân loại di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam, xây dưng kế hoach, phương án bảo tồn và phát huy. Tham mưu cho HĐTS về việc quy hoạch, xây dưng các thiết chế văn hóa có chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo thuộc GHPGVN quản lý.  

Hội chúng hoan hỷ lắng nghe tiếp thu các ý kiến trình bày của Hòa thượng, trên cơ sở đó Hòa Thượng đưa ra Định hướng chung: Xây dựng, phát triên văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Cụ thể: 

  • Thứ nhất, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay phải trên cơ sở: kế thừa có chọn lọc các giá trị có ý nghĩa định hướng cho phát triển bên vững: chỉ bảo tôn, phát huy những giá trị tốt đep, phù hơp, đồng thời và song hành là loai bỏ những yếu tố phản văn hóa, không đúng, lệch chuẩn, không tạo nên giá trị văn hóa, thậm chí là làm giảm giá trị vốn có của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

  • Thứ hai, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Việt Nam phải đồng thời với sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

  • Thứ ba, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam phải tiến hành đồng thời với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Quan điểm tiếp cận bảo tồn di sản: Văn hóa Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng. Bám sát tư tưởng, triết lý, tinh thần Phật giáo. Theo nguyên tắc, quy chuẩn, quy cách (nhưng không cực đoan), kế thừa, chắt lọc giá trị ngôn ngữ, pháp phục, kiên trúc... Sáng tạo: trên cơ sở kế thừa, chú trọng giá trị phi vật thể, không gian thiêng, tôn trọng bối cảnh lịch sử.  

Giải pháp: Cần nâng cao nhận thức – Bổ sung kiến thức - Nghiên cứu chuyên môn, đánh giá thực tiễn - Tăng cường sự chỉ đạo, năng lực quản lý, phối hợp chặt chẻ của các cấp Giáo hội, ban, ngành, viện. Tuyên truyền, lan tỏa, truyền thông, thể chế hóa, ứng dụng, rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp thực tiễn.

Liên Thảo

Download Android Download iOS
Ban Trị sự Phật giáo TP. Cần Thơ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 26/7/2024, tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) chư Tôn đức BTS PG TP. Cần Thơ, chư Tôn đức Ban kiến đàn và giới tử Đại giới đàn Từ Quang đã cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần trong không khí trang nghiêm và thành kính.

Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Trung ương thăm, làm việc và tặng quà tại Quảng Nam

PSO - Ngày 24/7/2024 (nhằm 19/6/Giáp Thìn), đoàn Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Trung ương GHPGVN đã đến thăm, làm việc với Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam tại trường Trung cấp Phật học tỉnh (phường Tân Thạnh, Tp.Tam Kỳ).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online