Tác phẩm dự thi “Nguyện Làm Con Thảo” – Tựa đề: “Nhớ Tô Nước Cơm Của Mẹ” – Tác giả: Trương Thanh Liêm

NHỚ TÔ NƯỚC CƠM CỦA MẸ

Trương Thanh Liêm
Thời gian đã qua đi hơn 50 năm nhưng mỗi lần về quê, tôi thường đứng chờ
mẹ tôi nấu cơm bằng nồi đất đun củi dừa để có được những tô nước cơm thật ngọt
ngào, béo ngậy mang theo nhiều kỷ niệm tuổi thơ.
Mẹ nói: muốn nước cơm béo, sệt, thơm ngon, màu trắng đục thì phải biết
chọn loại gạo Nàng Hương chính gốc hay gạo Chợ Đào Long An mới đặng.
Thường thì mẹ rất có kinh nghiệm khi bà đổ nước vào nồi đến khi cơm sôi thì chắt
ra đúng mức một tô nước cơm to đùng. Hồi đó anh em tôi cứ giành nhau những tô
nước cơm của mẹ với sự thèm thuồng rất lạ. Tôi có thói quen bỏ đường tán (có
hình khối màu vàng) vào tô rồi dùng muỗng khuấy đều cho tan đường trước khi
uống. Ba tôi thì khác, ông có thói quen dùng nước cơm sôi thay cho các món canh
với sự phấn khích khi chan chúng vào những bát cơm quê mùa chơn chất.
Mẹ bảo: nước cơm nấu từ nồi cơm điện hay đun bằng dầu… thì chẳng bao
giờ ngon. Nấu cơm bằng nồi đất với củi thì vừa có nước cơm ngon, vừa có những
“dề” cơm cháy óng vàng tỏa mùi thơm hấp dẫn.
Mẹ tôi không biết chữ. Mà đâu chỉ có mẹ mà các cậu, các dì của tôi một chữ
bẻ đôi cũng không biết. Nghe mẹ kể: hồi đó nhà ngoại nghèo nên không một ai tới
trường, tới lớp, thay vào đó là phải bắt ốc, mò cua, mót lúa, chăn trâu, lùa vịt chạy
đồng. Mỗi khi đi bắt ốc, mẹ thường tranh thủ tạt vào ngôi chùa cổ cuối làng để
nghe thầy trụ trì kể cho nghe nhiều câu chuyện đạo nghĩa ở đời. Riết dần quen, Mẹ
nhớ rất nhiều câu chuyện cổ tích xa xưa. Sau này có chồng, sinh con, mỗi khi ngồi
nấu cơm trong chái bếp sau hè, vừa để lấy nước cơm sôi, mẹ vừa kể cho chúng tôi
nghe những câu chuyện rất cảm động như: Tấm - Cám; Phạm Công - Cúc Hoa;
Cây tre trăm đốt; Thạch Sanh chém chằn tinh…
Có lần mẹ vắng nhà. Anh em chúng tôi thay mẹ nấu cơm. Sau khi bàn bạc
chúng tôi thống nhất đổ nước thật nhiều vào nồi với mong muốn có được nhiều tô
nước cơm ngon uống cho thỏa thích. Thế nhưng kết quả lại rất tai hại, nước cơm
tuy nhiều nhưng quá lỏng lẻo, mùi vị chẳng thơm ngon. Thêm vào đó cả nồi cơm
nhão nhẹt. May khi đó mẹ về kịp, bà đã dùng than bỏ lên trên nắp nồi để “cứu
nguy”. Kết quả, anh em tôi mỗi đứa nhận lấy một cây roi tre đau điếng nhớ đời.
Thời buổi hiện đại, điện lưới đã có mặt khắp nơi từ thành thị đến nông thôn.
Người ta đã quen với những nồi cơm điện rất tiện ích nhưng khó có được những tô
nước cơm quê mùa chơn chất. Mà nếu có, trẻ con bây giờ cũng chẳng mặn mòi với
“đặc sản” nước cơm như thuở tôi còn bé.
Nhà tôi dưới quê tuy có điện từ rất lâu nhưng mẹ tôi cứ giữ lấy cách nấu
cơm bằng những chiếc nồi đất xa xưa được đun bằng củi dừa xung quanh nhà. Mẹ
nói: nấu cơm như vầy để nhớ về hồn cốt quê hương, tổ tông, ông bà quá vãng. Vã
lại, củi dừa giờ có ai dùng nữa đâu, thôi thì mình nấu cơm, nấu đồ ăn, pha trà, đun
nước cho đỡ tốn kém.
Cha tôi mất đã lâu. Mẹ sống với thằng Út dưới quê. Vẫn lỉnh kỉnh với những
cái nồi, cái chảo, những chiếc cà ràng, những đôi đũa tre chính tay mẹ chuốt cùng
cái bếp đất xưa thật là xưa. Mẹ nói: đã quen với nếp sống chân quê nên không xài
đồ điện được. Vậy là bao nhiêu vật dụng đắt tiền mà các con gửi về mong mẹ bớt
vất vả, mẹ gói ghém cẩn thận rồi cất vào tủ để làm kỷ niệm. Mẹ còn nói: tao nấu
cơm bằng củi dừa, nồi đất để có được những tô nước cơm sôi đã theo tao từ nhỏ
đến giờ, nhìn thấy nó để nhớ về cha bây, để nhắc con cháu đừng có quên quê cha,
đất tổ, làm vậy là có tội với ông bà, tổ tiên lắm.
Và cứ mỗi lần về thăm quê, tôi lại được thưởng thức những tô nước cơm
nóng hổi, thơm phức mùi gạo trong niềm hạnh phúc vô biên, trong sự ngạc nhiên
của các con tôi. Chúng đâu hiểu cái tình, cái nghĩa, cốt cách quê hương nguồn cội
của ông cha chúng đang hòa quyện trong những tô nước cơm chân quê ấy một cách
mãnh liệt vô chừng.
Mấy ngày nay, mẹ tôi ở dưới quê cứ gọi điện thoại với sự lo lắng: “Tao lo
quá, nghe nói trên “trển” dịch bệnh gì đó nguy hiểm quá trời. Bây với xấp nhỏ nhớ
cẩn thận nghen. Tao mua vải dìa may được mười mấy cái khẩu trang cho cha con
bây, vài bữa tao gửi xe đò lên. Mà nè. Vu lan năm nay nhớ dẫn mấy đứa nhỏ dìa
chơi với tao. Nhớ tụi nó đứt ruột đứt gan vậy chèn. Dì út bây mới cho mấy ký gạo
thơm, tao nấu nước cơm ngon quá trớn, bữa nào cũng cúng cha bây một tô bự
chảng. Đợt này bây có dìa tao đãi nước cơm tới bến”.
Mẹ tôi vẫn vậy. Vẫn tần tảo một đời lo toan cho chồng, cho con, cho cháu từ
xưa đến nay, lo đến nỗi chưa phút giây nào mẹ nghĩ cho riêng mình dù đã tuổi cao
sức yếu. Tôi chợt rơi nước mắt, nước mắt của một người đàn ông khi nhớ về quê
xa, có một bà mẹ tóc trắng bạc phơ bay bay trong gió biển đang ầm ập ùa về; tôi
chợt thèm thuồng đến nao lòng những tô nước cơm ngọt ngào từ tấm lòng của mẹ.
Con yêu mẹ!...
Download Android Download iOS
[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

TP.HCM: Chùa Pháp Tạng kết hợp Phân ban TTN Phật tử Thành phố tổ chức khóa tu “Tuổi trẻ hướng về Đại lễ Vesak 2025”

Năm nay, một sự kiện Phật giáo Quốc Tế đặc biệt sẽ diễn ra tại thành phố mang tên Bác với sự chấp thuận của Chính phủ và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) – đó là Đại lễ Vesak (Đại lễ Phật Đản) Liên Hợp quốc lần thứ 20 năm 2025 sẽ được đăng cai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 6/5 đến 8/5, với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online