Tác phẩm thi VIẾT: BA ƠI! - Tác giả: Phạm Thị Thu Hoài

Nghe đọc bài:

BA ƠI!


  Ba ơi! Con gái hay tâm sự với Mẹ, ít khi ngồi lại nói chuyện thật lâu với Ba. Hôm nay con bộc bạch một chút về Ba nhé!


   Ngày trước con từng nghĩ: Tại sao Ba không thương con, không suy nghĩ cho khó khăn con đang gặp phải, mà lúc nào gọi điện về nhà, con cũng chỉ nghe Ba nói về chuyện tiền nong. Nhiều lúc áp lực, con chẳng dám gọi điện về nhà nữa? Tại sao Ba không tình cảm, không hỏi han xem con dạo này thế nào, vui buồn ra sao?... Con thắc mắc nhiều lắm nhưng lại tự hỏi bản thân mình, chứ chưa bao giờ nói trực tiếp với Ba. Và rồi, thật may mắn làm sao khi con nhận ra nhiều điều Ba phải gánh vác, trước khi con nói ra những lời làm tổn thương Ba. Con thầm cảm ơn Phật Pháp đã giúp con nhận ra và thấu hiểu cho những khổ đau thầm lặng của Ba.


   Khi con biết về tuổi thơ của Ba, con hiểu được phần nào những thiếu thốn về mặt tình cảm lẫn vật chất mà Ba đã phải trải qua. Ba của con ngày còn nhỏ phải bươn chải nhiều như thế nào khi Ông Nội mất sớm, Bà Nội lại hay uống rượu giải sầu. Lúc đó, có ai ở bên cạnh an ủi Ba không Ba ơi? Suốt 20 năm tuổi trẻ đó, Ba đã cố gắng biết nhường nào, Ba làm lụng vất vả để có những bữa ăn qua ngày, có khi là ngô, có khi là sắn, có khi chỉ là bát cơm trắng với muối vừng phải không Ba? Ba thiếu ăn, thiếu tình thương và thiếu rất nhiều thứ khác nữa. Ở cái tuổi đôi mươi đó, chắc có lẽ điều hạnh phúc nhất của Ba đó là gặp được Mẹ, một người yêu thương Ba, quan tâm và lo lắng cho Ba. 


  Và rồi 4 anh chị em con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của Ba Mẹ. Có những lúc con hư, Ba Mẹ đánh đòn; những lúc con ngoan, Ba Mẹ cười hạnh phúc. Con mong những nụ cười đó luôn nở trên môi của Ba Mẹ. Con biết rằng để nuôi được 4 đứa con ăn học đầy đủ thì Ba Mẹ đã phải làm lụng vất vả thế nào, khổ cực biết bao nhiêu. Hằng ngày, cứ 3h sáng, Ba Mẹ đã thức giấc để bắt đầu bán ăn sáng cho bà con nông dân. Tới 7h Ba lại chuẩn bị đồ đạc để vào rẫy cày cuốc, trồng trọt, mãi tới tối muộn mới về đến nhà. Làm lụng vất vả là thế, nhưng cuộc sống nào có dễ dàng. Mất mùa, mất giá, càng làm rẫy nương càng thêm nợ. Ba Mẹ gồng gánh suốt mấy mươi năm, nào cơm áo gạo tiền, nào nuôi dạy con cái, rồi cũng đến lúc vỡ nợ. Cách đây 3 năm, Ba Mẹ đã phải dứt ruột bán đi căn nhà gắn bó với gia đình cũng gần 30 năm. Thời gian đầu Mẹ khóc nhiều lắm, Ba thì không nói gì nhiều nhưng khuôn mặt lúc nào cũng buồn thiu. Thế rồi, Ba Mẹ thuê 1 căn nhà gỗ lụp xụp để ở tạm và buôn bán. Căn nhà thuê nhỏ xíu chỉ có 1 phòng, ở đó không có nhà tắm mà chỉ là 1 túp lều được Ba Mẹ dựng lên bằng mấy tấm bạc. Mưa lớn thì ngập nhà, nắng thì hanh nóng vì trần nhà thấp. Có lần, Tết được về nhà, con bước qua cửa để đi xuống phía dưới, nhưng vì không để ý cánh cửa thấp chũn nên đã bị u đầu. Nó không đau, nhưng con lại khóc Ba Mẹ à. Bởi vì 1 năm con chỉ về nhà có 1 lần, còn Ba Mẹ đã sống ở đó gần 2 năm. Thấy thương lắm khi chỉ có 2 vợ chồng lủi thủi trong căn nhà nhỏ vì mấy đứa con đi làm, đi học xa nhà hết rồi. Thế đó mà cả nhà lại rất biết ơn căn nhà nhỏ lụp xụp ấy, vì nhờ nó mà cả gia đình mới càng có nhiều động lực để cố gắng, để có được một cuộc sống tốt hơn. Bây giờ, Ba Mẹ đã được ở trong căn nhà mới do 4 anh chị em tặng cho Ba Mẹ, không phải là nhà cao cửa rộng nhưng là 1 căn nhà đủ tiện nghi và ấm cúng - nơi mà tụi con thấy được nhiều hơn những nụ cười của Ba Mẹ. Giờ đây, 4 đứa con của Ba Mẹ đã lớn, chúng không chạy theo thành công nhiều nữa mà chúng đi theo hướng thành người. Chúng con sẽ là niềm tự hào của Ba Mẹ và Ba Mẹ cũng là niềm tự hào của chúng con.


   Lúc trước, con đã thấy những cọng tóc bạc trên đầu Ba Mẹ và dạo gần đây con lại thấy thêm những dấu hiệu của tuổi già đến với Ba. Ba bị lãng tai rồi. Ba không nghe rõ những gì con nói từ xa nữa, chỉ khi lại gần, nói thật to, Ba mới gật gù rồi cười mỉm. Nhìn Ba từ xa mà con thương nhiều lắm. Con tự thấy hổ thẹn vì ngày trước đã suy nghĩ thật nông cạn về Ba. Mới đây, một đứa bạn của con đã phải rớt nước mắt đau đớn khi Ba của bạn bị tai nạn rất nặng và đang nhập viện cấp cứu. Con lên thăm mà lòng con vừa buồn vừa lo lắng, con động viên nó nhưng cũng tự động viên mình vì con cũng sợ đến một ngày nào đó… Nhưng con giờ đã bình tâm rồi Ba à, con nghe nhiều bài giảng Pháp, con học được một điều “không diệt, không sinh, đừng sợ hãi” của thầy Thích Nhất Hạnh. Con đã chấp nhận được việc một người khi qua đời thì họ vẫn luôn hiện diện và ở đâu đó bên cạnh mình, dõi theo từng bước chân của mình. Thế nên con trân trọng những điều con có ở hiện tại, con còn có Ba Mẹ ở bên, con còn được cài bông hồng đỏ trên áo mỗi mùa Vu Lan đến. Những năm trước cứ tới những dịp Lễ thì con chỉ lo đi làm xuyên Lễ để có thêm ít tiền, con thường chỉ về vào dịp Tết, 1 năm con được gặp Ba Mẹ chỉ 1 lần. Nhưng không biết là có 1 cái duyên nào đó đã đưa con tới với Tu viện Khánh An để nghe giảng về Vu Lan báo hiếu. Con nhận ra là con phải về nhà nhiều hơn, gặp và nói chuyện với Ba Mẹ nhiều hơn, thể hiện tình cảm của mình với Ba Mẹ nhiều hơn nữa nên dịp Lễ Quốc Khánh vừa rồi, con đã quyết định về với Ba Mẹ, về nơi ấm áp nhất thế gian này. Mùa Vu Lan vừa rồi là lần đầu tiên con đến Tu viện Khánh An để nghe giảng và thiền tập. Con đã chọn đi 1 mình và sau đó con quen được thêm nhiều người bạn mới, học được nhiều điều ý nghĩa. 


   Lời cuối thư, con rất biết ơn những gì con đã và đang trải qua, biết ơn những hi sinh thầm lặng của Ba Mẹ, biết ơn Phật Pháp đã khai sáng con, biết ơn bữa cơm con đang ăn, chiếc áo con đang mặc. Con xin gửi lời cảm ơn cho tất cả.


 

Download Android Download iOS
[Video] Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự

Sáng ngày 4-1, tại trụ sở Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tổ chức Hội nghị để tổng kết công tác Phật sự năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 và thảo luận, thông qua nhiều nội dung quan trọng khác.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Bình Định: Lễ Hằng thuận tại chùa Phước Sơn

PSO - Sáng ngày 04/01/2025 (nhằm mùng 5/Chạp năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Sơn (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) đã diễn ra lễ Hằng thuận của đôi Phật tử trẻ: Nguyễn Ngọc Sơn (pháp danh Quảng Hoàng) và Nguyễn Quốc Vương (pháp danh Nhựt Đại).

Bình Định: Lễ Hằng thuận tại chùa Phước Sơn

PSO - Sáng ngày 04/01/2025 (nhằm mùng 5/Chạp năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Sơn (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) đã diễn ra lễ Hằng thuận của đôi Phật tử trẻ: Nguyễn Ngọc Sơn (pháp danh Quảng Hoàng) và Nguyễn Quốc Vương (pháp danh Nhựt Đại).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online