Tác phẩm thi VIẾT: BÀ TÔI - Tác giả: Phạm Thị Kim Khuyên (Pháp danh: Liên Xuân)

Nghe đọc bài:

BÀ TÔI



Có lần, mình tình cờ đọc được bài viết mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết về ngoại, rồi ngồi nhớ bà da diết và khóc như một đứa trẻ. Ngoại mà biết lúc đó mình đang nhớ bà, chắc bà vui lắm.




Nhớ cái thời mình còn là học sinh tiểu học, chiều chiều là hai chị em cõng nhau trên chiếc xe đạp cũ kỹ, băng băng trên con đường làng tráng xi măng trắng, hai bên là nhà dân, lâu lâu lại xuất hiện cánh đồng lúa bát ngát, lúc xanh rờn, khi vàng đượm. Hai đứa trẻ ngày đó hì hục suốt bốn cây số mới đến được nhà bà. Đó là một căn nhà mái tôn, vách tôn nhỏ nhắn nằm cạnh lộ, cách xa chợ, với một bàn thờ ông thiên được xây lên từ những viên gạch ống sừng sững đứng giữa sân, một chiếc ao nuôi cá phía sau nhà do chính tay cậu đào cùng một mảnh vườn nhỏ bao quanh. 


 


Cậu là người con trai thứ 5 của Ngoại, cậu sống một mình, không vợ con. Ngoại thương cậu nhất nhà nên chọn sống cùng cậu. Cậu là đàn ông, lại sống trong vườn, xa chợ nên cậu ăn thế nào Ngoại cũng ăn thế nấy, mấy dì mấy cậu thay nhau vào thăm rồi mang chút quà cho Ngoại. Ngoại ăn dân dã lắm, có cử chỉ cơm trắng, rau luộc với vài con cá kho. Cơm thì được nấu trong cái nồi lọ đen mun tới vành. Ấy vậy mà mỗi lần nhìn thấy nồi cơm nguội của Ngoại là thèm lắm, mình hay xin Ngoại cơm ăn với đường, ăn thế mà ngon, như một đặc sản chỉ có tại nhà Ngoại. 


 


Ngoại hay ngồi trên chiếc võng lưới cạnh bờ ao, dưới bóng cây sơ ri mát rượi, gió thì thào không ngừng. Những lúc Ngoại ở một mình, nhìn xe chạy qua lại, ngắm mấy chú mèo cậu nuôi là thú vui của Ngoại. Mỗi khi con cháu lại chơi Ngoại vui lắm, bao nhiêu chuyện trên đời Ngoại đều đem ra kể, rồi dặn này dặn kia, mỗi câu chuyện là một bài học đắt giá về cách sống, cách đối nhân xử thế mà Ngoại gửi gắm vào trong đấy.


 


Hồi đó mình chưa biết thương Ngoại, nghĩ Ngoại khó tính, có khi còn chẳng để tâm đến những gì Ngoại nói, bị rầy la thì giận hờn. Giờ muốn nghe lại những âm thanh xưa cũ cũng chẳng được. Ngoại hay nói hay rầy vậy thôi, chứ trong bụng hiền khô, mà hồi nhỏ đâu có biết.


 


Có một kỷ niệm về Ngoại mà mẹ hay kể, như là cách mẹ nhắc nhở hai chị em mình. Mẹ nói, hồi xưa khi mẹ còn nhỏ, mẹ thường theo Ngoại chèo xuồng bán rau, bán cực khổ được năm bảy ngàn, trên đường về nhà, thấy một người nghèo khổ, Ngoại thương và đem cho họ hết hai ba ngàn. Thấy vậy, mẹ cằn nhằn hỏi Ngoại: “Mẹ, sao mẹ đem tiền của mình cho người ta vậy?”. Ngoại rầy: “Bậy nè con, không được nói vậy, của cho là của để dành”. Giờ đây, tuy khu vườn nhỏ đã vắng bóng Ngoại ngồi nghe gió thổi, cái nồi lọ đen mun cũng không còn được bàn tay gầy run run đun lên mỗi ngày, nhưng những lời dạy xa xưa vẫn còn vang mãi trong tâm trí của những người con, người cháu cùng lòng thương nhớ Ngoại vô bờ. 


 


Ngày Ngoại bệnh và đi lại khó khăn, Ngoại và cậu dời ra sống cùng anh em để gần chợ, gần bệnh xá. Kể từ đó, mảnh vườn có người chủ mới, căn nhà nhỏ bị phá bỏ, chiếc ao nuôi cá được lấp đầy, cây sơ ri sai trái che mát cho Ngoại ngày nào cùng chiếc võng lưới rách đôi ba chỗ bầu bạn cùng Ngoại cũng không còn, tất cả đều đổi thay. Mỗi lần đi ngang nhà Ngoại, mình đều chạy thật chậm, ngoái đầu nhìn thật lâu, góp nhặt từng ký ức đẹp của những ngày bên Ngoại. Nếu có thể, mình rất muốn mua lại mảnh vườn, dựng lại căn nhà nhỏ có chiếc bàn ông thiên trước sân, đào thêm chiếc ao có cây cầu tre nhỏ nhỏ mà ngày ngày Ngoại xuống rửa bát, … để lưu giữ mãi những hình ảnh về Ngoại, để các thế hệ con cháu về sau nhớ và tự hào rằng, chúng ta luôn có một người bà hiền từ và lương thiện bên cạnh - là Ngoại.


 


Ngoại thích uống cà phê lắm, nhưng vì Ngoại yếu tim nên mấy dì phải kiêng cữ, không cho Ngoại được thỏa sở thích. Ngày đó nhà mấy dì mấy cậu ai nấy cũng đều khó khăn, chưa thể lo cho Ngoại được đủ đầy. Mỗi lần nhớ Ngoại mẹ đều nhắc lại chuyện này rồi tự trách bản thân, mẹ nói hồi đó Ngoại đâu có bánh gì ngon để ăn, chỉ ăn mấy loại bánh rẻ mà người ta thường gọi là bánh ký; mẹ bảo lúc cha mẹ còn khỏe mạnh mình cho ăn được gì thì cho, đến khi người mất rồi muốn tìm để cho cũng chẳng được. Mỗi lần mẹ nhắc lại chuyện xưa là một lần khóe mắt mình cay cay. Thế mới thấy, không gì có thể thay thế được tình mẫu tử thiêng liêng, và … trong hàng vạn người trên thế gian, có nhân duyên đặc biệt ta mới làm người thân của nhau, vậy nên, hãy trân quý và yêu thương khi còn có thể.


 


Giờ những ai còn ông bà bên cạnh là một hạnh phúc lớn. Nếu có thời gian, các bạn hãy về chơi với ông bà, ngồi nói chuyện cho ông bà đỡ buồn. Người trẻ như mình đôi khi còn thấy cô đơn, huống chi là người già.


 


Xin được mượn lời của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Nhớ ơi, nguội bớt cho nhờ với”.


 

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online