Tây Ninh: Khóa lễ sám hối định kỳ tại chùa suối pháp

    

PSO - Ngày 09/03, đông đảo quý thiện nam, tín nữ Phật tử đã vân tập về chùa Suối Pháp, suối Ngô, Tân Châu, Tây Ninh tham dự lễ Sám hối thường kỳ.

Trước khi vào khóa lễ, Đại đức Thích Tâm Hướng - Trụ trì chùa Suối Pháp đã quang lâm chia sẻ với đại chúng pháp thoại có tựa đề "Lợi ích của việc tọa thiền trong đời sống hằng ngày” Thầy chia sẻ ngày nay khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người đầy đủ hơn xưa, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy bất an, lo lắng, khổ đau nhiều hơn như: môi trường sống bị ô nhiễm, thiên tai, dịch bệnh, thời tiết, và sự biến đổi của khí cùng với các hoạ hoạn do con người gây nên như; trộm cướp, giết người v..v. Tất cả việc ấy phần lớn do tâm chúng ta hướng ngoại truy cầu, tìm kiếm bên ngoài, quên hay bỏ đi thanh tịnh và an lạc từ bên trong.

Để lấy lại thăng bằng và tạo ra năng lượng tích cực trong đời sống hằng ngày, đức Phật bậc đạo sư của chúng ta đã chỉ ra cho chúng ta một phương pháp tu trì rất quan trọng, đó là thực hành thiền định hay nói cách khác gọi là tịnh tọa. Thiền định có ý nghĩa gì? Thiền là phiên âm tiếng phạn được gọi là tư duy hay tĩnh lự nói một cách khác thiền là sự thanh tịnh và vắng lặng tất cả phiền não và vọng tưởng.

 

Định: phiên âm tiếng phạn là tam muội( Samadhi) định còn có nghĩa là sự an trú, sự kiên cố, tập trung ý chí vào một đối tượng, tâm không tán loạn. Thiền l định có nghĩa là tâm an trú, không bị toán loạn, không bị trối buộc, tâm được định tĩnh và được điều phục.

- Hành giả thực hành thiền định sẽ gặt hái được nhiều lợi ích trong cuộc sống

- Thân được an tịnh

- khẩu được thanh tịnh

- ý được thanh tịnh

Cổ nhân có câu rằng” tâm an thì trí được sáng” thật vậy người giữ được tâm thanh tịnh thì trí sẽ được sáng và có an lạc trong cuộc sống. Ví như hồ nước sâu thăm thẳm không bị quấy động, thì nước trong hồ sẽ trong veo, có thể nhìn thấu tận đáy. Cũng vậy người thường thực hành thiền định hoặc tọa thiền niệm Phật, thân tâm điều thanh tịnh và an lạc từ đó sinh ra các công đức và pháp lành.

 

Người thực hành thiền định và tịnh tọa nên chuyên chú nhất tâm, không suy tưởng, suy niệm, truy cầu vật dục thế gian, không bị pháp thế gian và vọng tưởng lôi kéo và ràng buộc đó chính là khởi đầu của sự an lạc, giác ngộ và giải thoát.

 

Người thực hành thiền tọa có thể quán chiếu hơi thở ra vào của chính mình, lúc thở ra biết mình đang thở ra, lúc thở vào biết mình đang thở vào như thế chính là sự Chánh niệm. Hoặc lúc tọa thiền, niệm Phật bằng tiếng, tai nghe rõ ràng từng câu, từng chữ, lúc khởi tâm khởi niệm Phật, tâm nghe rõ từng câu từng chữ, tâm như thế là tâm đang ở trong Chánh niệm tỉnh giác. Lâu ngày khi thực hành sâu tâm sẽ ở trong trạng thái thanh tịnh và an lạc.

 

Mỗi ngày chúng ta nên dành thời gian thực hành tọa thiền, tịnh tọa, niệm Phật, thì ba nghiệp : Thân, khẩu và ý sẽ được thanh tịnh an lạc, như thế chính mình đã tạo ra năng lượng tích cực cho cuộc sống vậy.

 

Chùa Suối Pháp - Nguyễn Văn Nguyên

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online