UỶ BAN TỔ CHỨC ĐẠI LÊ VESAK 2025
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
***********
THÔNG TIN (CHUẨN)
TRIỂN LÃM VĂN HOÁ PHẬT GIÁO
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 5 năm 2025
1. Thời gian và địa điểm:
- - Thời gian: 10:30, ngày 05/5/2025 Khai mạc.
- - Địa điểm: Phòng triển lãm, bên phía tay phải nhìn ra của Hội trường Minh Châu – Khuôn viên Học viện Phật giáo – Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh.
2. Đơn vị tổ chức thực hiện:
- Chỉ đạo: Uỷ ban tổ chức Đại lễ Vesak 2025 và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện: Ban Văn hoá trung ương GHPGVN.
- Tổng đạo diễn: KTS. Định Việt Phương.
3. Các đơn vị tham gia:
- Công ty TNHH In và Truyền thông Nam Á,
- Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại Dương, Sùng Phúc Tự,
- Một số đơn vị văn hoá Phật giáo trong nước cùng tham gia,
- Tăng đoàn Phật giáo Mông Cổ,
- Phật Giáo Sri Lanka,
- Phật giáo Ấn Độ,
- Phật giáo Hàn Quốc,
4. Thông tin chi tiết và người liên hệ : KTS. Đinh Việt Phương, SDT:0388968868 và Đại đức Thích Minh Thuận, SDT:0987511026.
5. Mục đích – Ý nghĩa:
Nhằm giới thiệu khái quát về giá trị đặc trưng văn hoá Phật giáo Việt Nam và Phật giáo các nước trên thế giới: về Ngôn ngữ - Nghi lễ, Pháp phục, Kiến trúc và Di sản trên tinh thần văn hoá Phật giáo thống nhất trong đa dạng; Đặc biệt, đây là lần đầu tiên mà 87 bảo vật Quốc gia của Phật giáo Việt Nam được giới thiệu đến với Tăng Ni, Phật tử và công chúng trong và ngoài nước về những bảo vật đã khắc ghi dấu ấn quan trọng qua các thời kỳ của Phật giáo Việt Nam trong tiến trình du nhập, hành thành và phát triển.
6. LỜI GIỚI THIỆU | INTRODUCTION
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 2000 năm. Với triết lý đạo đức, nhân sinh sâu sắc, tính chất từ bi, hỉ xả, bao dung, độ lượng, phù hợp với tâm tính người Việt Nam nên Phật giáo dễ dàng thấm sâu vào đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Với tinh thần tùy duyên, nhập thế, Phật giáo đã lan tỏa, chuyển hóa trên khắp các vùng miền của đất nước; trên một nền tảng tư tưởng chung của Phật pháp tạo nên những đặc trưng, sắc thái phong phú hình thành văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Trong lịch sử phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là thời Lý - Trần (thế kỷ 11 - 14), Phật giáo đã trở thành “quốc giáo”, chi phối mạnh mẽ tới tư tưởng, học thuật, văn học và nghệ thuật của đất nước. Mặc dù có lúc thăng trầm song Phật giáo vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, thậm chí, Phật giáo đã trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa Việt Nam, hòa quyện cùng văn hóa bản địa trở thành “mạch ngầm văn hóa” tạo nền tảng cho sự bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam. Để có được sức sống mãnh liệt suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, tinh thần Phật giáo, mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức luôn được lan tỏa trong đời sống người dân và dần trở thành những giá trị, đặc trưng văn hóa dân tộc, góp phần hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự hội nhập quốc tế, phát triển đất nước một cách bền vững.
Nhân dịp Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Triển lãm “VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản” nhằm giới thiệu tới đại biểu, công chúng, Phật tử tham dự Đại lễ VESAK những nét khái quát về văn hóa Phật giáo Việt Nam trên các khía cạnh ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản, qua đó thể hiện sự phong phú, đa dạng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, nền văn hóa đã tiếp thu cả 2 dòng Phật giáo Nam tông và Bắc tông sâu đậm để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cũng như góp phần làm phong phú cho bức tranh đa sắc của Phật giáo khu vực và trên thế giới.
Không gian triển lãm trưng bày “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” tại Đại lễ Vesak 2025 do Ban Văn hóa tổ chức là một điểm nhấn đặc biệt, mang ý nghĩa tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh của Phật giáo Việt Nam qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Đây là nơi trưng bày các giá trị Phật giáo tiêu biểu đã được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia, cùng hệ thống hình ảnh, tư liệu, và trích đoạn giới thiệu về giá trị Bảo vật Quốc gia liên quan đến Phật giáo đang được lưu giữ tại các bảo tàng, tự viện, di tích lớn trên cả nước.
Những giá trị bảo vật Phật giáo được giới thiệu không chỉ là các tác phẩm điêu khắc, tượng thờ, phù điêu, mà còn bao gồm các hiện vật thờ tự, pháp khí, kinh sách cổ mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Việt Nam từ thời Lý, Trần, Lê đến Nguyễn. Mỗi bảo vật đều gắn liền với một thời kỳ lịch sử, phản ánh sâu sắc sự hòa quyện giữa nghệ thuật, tín ngưỡng và tư tưởng triết lý nhà Phật. Đây không chỉ là những di sản vật chất quý giá, mà còn là chứng tích sống động về vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần và tâm linh của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.
Nổi bật tại không gian triển lãm là hình ảnh trưng bày các sản phẩm nhạc cụ truyền thống, trà đạo, pháp phục, kinh sách, mộc bản, sắc phong, tranh ảnh... Mỗi không gian trưng bày không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn hàm chứa tâm hồn, phong tục và bản sắc dân tộc. Không gian trưng bày góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền và tăng cường kết nối tinh thần Phật pháp trong đời sống hiện đại.
Thông qua không gian triển lãm trưng bày, Ban Tổ chức mong muốn đem đến cho đại biểu, tăng ni, Phật tử và du khách quốc tế cái nhìn sâu sắc hơn về sự phong phú, lâu đời và giá trị bền vững của Phật giáo Việt Nam – không chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà còn trong suốt tiến trình hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp để khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tôn kính với các bậc tiền nhân và nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo trong dòng chảy văn minh hiện đại.
Buddhism was first introduced to Vietnam approximately 2000 years ago. Due to its profound ethical and humanistic philosophy, as well as its qualities of compassion, joy, equanimity, tolerance, and generosity, Buddhism easily permeated the spiritual and cultural life of Vietnamese people. With its adaptable nature, Buddhism spread rapidly across all regions of the country, transforming itself to create unique characteristics in each local area. Still, regardless of the geographical distinction, the common foundation of Buddhist teachings remains, forming a unified yet diverse Vietnamese Buddhist culture.
Throughout its development, Vietnamese Buddhism has had profound and lasting influences on various aspects of Vietnamese society. Particularly during the Ly-Tran dynasties (11th-14th centuries), Buddhism became the state religion, strongly dominating the country's ideology, scholarship, literature, and art. Despite its highs and lows, Buddhism has consistently maintained a significant role in the spiritual lives of people, becoming an integral part of Vietnamese culture. It blends with indigenous traditions to form a 'cultural undercurrent' that underpins the preservation and development of Vietnamese culture. To possess such strong vitality throughout history, Buddhism has consistently accompanied the Vietnamese nation in its efforts to build and protect the country, gradually becoming a national cultural value and characteristic, contributing to the formation of Vietnamese cultural identity, and creating a solid spiritual foundation for international integration and sustainable national development.
On the occasion of the United Nations VESAK Celebration 2025 being held in Vietnam, the Vietnam Buddhist Sangha is organizing the exhibition 'VIETNAMESE BUDDHIST CULTURE: Language, Uniform, Architecture, Heritage' to introduce to delegates, the public, and all Buddhists attending the VESAK Celebration an overview of Vietnamese Buddhist culture’s four characteristics. This exhibition aims to showcase the richness and diversity of Vietnamese Buddhist culture, a culture profoundly influenced by both Theravada and Mahayana Buddhism, which has created our nation’s unique identity and contributed to the colorful tapestry of Buddhism, regional and worldwide.
The exhibition 'VIETNAMESE BUDDHIST CULTURE: Language, Uniform, Architecture, Heritage', organized by Vietnam Buddhist Sangha’s Central Department of Culture, is a grand highlight of the United Nations VESAK Celebration 2025, signifying the veneration of the historical, cultural, and spiritual values of Vietnamese Buddhism throughout its thousand years of formation and development. This area showcases prominent Buddhist artifacts designated by the State as National Treasures, along with images, documents, and excerpts that highlight the value of Buddhist-related National Treasures currently preserved in museums, monasteries, and significant historical sites across the country.
The Buddhist treasures presented include sculptures, worshiping statues, ritual objects, Dharma instruments, and ancient scriptures deeply imbued with Vietnamese Buddhist cultural imprints from the Ly, Tran, Le, and Nguyen dynasties. Each treasure is associated with a historical period, reflecting the fusion of traditional art, local beliefs, and Buddhist philosophical thoughts. These are not merely precious material heritages but also testimonies to the role of Buddhism in the spiritual and religious life of the Vietnamese nation throughout its long history.
Prominent in the exhibition space are displays of traditional musical instruments, the tea ceremony, monastic robes, scriptures, woodblocks, imperial edicts, and photographs, which not only hold exceptional aesthetic values but also embody the Vietnamese national identity. The exhibition space contributes to fostering the virtue of nationalism, preserving the beauty of traditional culture, and strengthening the spiritual connection between Buddhist teachings and modern life.
Through this exhibition space, the Organizing Committee aims to offer delegates, monks, nuns, Buddhists, and international visitors a deeper understanding of the richness, longevity, and enduring value of Vietnamese Buddhism, not only in the religious sphere but also in the broader context of shaping national cultural identity. This is also an opportunity to evoke the sense of nationalism, reverence for predecessors, and raise awareness of preserving and conserving Buddhist cultural heritage in the flow of modern civilization.
a. NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Đạo Phật khởi nguồn từ Ấn Độ gần 2500 lịch sử với những tư tưởng và triết lý giáo dục của Phật giáo đã được hàm chứa trọn vẹn trong ba tạng Kinh, Luật, Luận. Sau khoảng 200 năm, nội dung các tạng đó đã được biên tập bằng các ngôn ngữ Sanskrit và Pali bởi chư vị tiền bối Tổ sư. Khi Phật giáo được lan toả, đến mỗi quốc gia, dân tộc, hệ thống kinh điển Phật giáo đều được biên dịch bằng ngôn ngữ bản địa để tụng niệm và truyền bá tinh thần, tư tưởng, lời dạy của Đức Phật đến với cộng đồng. Ở Việt Nam, với sự ảnh hưởng sâu đậm của 2 nền văn hoá lớn Ấn Độ và Trung Hoa, nên hệ thống kinh điển Phật giáo Việt Nam cũng cơ bản ảnh hưởng của 2 dòng lớn: Phật giáo Nam truyền nằm trong tạng Pali và Phật giáo Bắc truyền nằm trong tạng Hán. Khoảng 100 năm gần đây, tạng Pali và tạng Hán dần được chư vị Tổ sư Việt Nam biên dịch sang tiếng Việt, thuận lợi cho các Tăng Ni và Phật tử tụng niệm và nghiên cứu.
Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội thông qua hệ tư tưởng, giáo lý, triết lý Phật giáo. Đặc biệt là hệ thống kinh tụng với lời dạy uyên thâm, trí tuệ, thể hiện tinh thần từ bi, hỉ xả và cứu độ chúng sinh của đức Phật, Bồ tát, các cao tăng, thạc đức đã dần “cảm hóa” và dung hòa với tín ngưỡng bản địa tạo thành một sợi dây “gắn kết vô hình” trong cộng đồng, trong đó có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng đầu tiên ngay sau Đức Phật chứng đạo 7 tuần, tại Vườn Nai (Ấn Độ) để chuyển bánh xe chính pháp (Chuyển Pháp luân). Đây là bài pháp căn bản định hướng lối sống trung đạo và chỉ rõ bốn sự thật cao quý cho mọi người ứng dụng tu hành hướng tới đời sống giác ngộ, giải thoát và an lạc; là giáo lý nền tảng căn bản của Phật giáo và được xem là lõi Kinh, là thiện pháp tối thắng. Khi đến Việt Nam, với hệ thống kinh điển Phật giáo rất đồ sộ, lại có nhiều dị bản; mỗi hệ phái ở mỗi vùng miền lại có các nghi thức tụng niệm với nhiều loại kinh tụng khác nhau. Vì vậy, để có sự thống nhất, trang nghiêm đạo tràng, sau khi nghiên cứu, khảo sát, trao đổi, tọa đàm, lấy ý kiến Tăng Ni các hệ phái Phật giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học..., Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lựa chọn, biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện kinh Chuyển Pháp Luân và một số bài kinh sử dụng trong khóa tụng thống nhất tuỳ theo thời lượng và mục đích cầu nguyện của từng khoá lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Kinh Vô Ngã Tính, Kinh A Di Đà, Kinh Từ Bi, Kinh Dược sư, Kinh Vu Lan báo hiếu). Trong đó, từ năm 2018 và cũng là lần đầu tiên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất lấy bài Kinh Chuyển Pháp Luân là bài kinh tụng chung cho tất cả các Tăng Ni và Phật tử, các hệ phái Phật giáo Việt Nam trong các nghi lễ quốc gia, quốc tế ở trong, ngoài nước.
Theo đó, để lan tỏa kinh Chuyển Pháp Luân, trụ kinh Chuyển Pháp Luân đã được nghiên cứu, thiết kế ứng dụng với ước nguyện giáo lý Phật đà được lan toả khắp chốn nhân gian, làm vơi đi những nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh. Trụ kinh khắc bài kinh Chuyển Pháp Luân bằng 3 thứ tiếng: tiếng Pali, tiếng Việt và tiếng Anh, với mong muốn được dựng tại Vườn Nai (Ấn Độ), nơi Đức Phật đã thuyết giảng bài kinh này và dựng tại các tự viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần tăng thêm nhận thức, ứng dụng lời dạy của Đức Phật, từ đó hướng tín đồ, Phật tử tu tâm dưỡng tính, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ; xây dựng một cộng đồng nhân loại thực sự hoà bình và hạnh phúc.
TIẾNG ANH
Vietnam Buddhist Scripture
Buddhism originated in India nearly 2500 years ago, with its educational thoughts and philosophies fully contained within the Tripitaka: the Sutra Pitaka, Vinaya Pitaka, and Abhidhamma Pitaka. After about 200 years, the contents of these Pitakas were compiled in Sanskrit and Pali by early patriarchs. As Buddhism spread to different countries and ethnic groups, the Buddhist canon was translated into the local language for recitation and to disseminate the spirit, thoughts, and teachings of the Buddha to the community. In Vietnam, influenced by two major cultures, Indian and Chinese, the Vietnamese Buddhist canon was significantly shaped by two major traditions: Theravada Buddhism, as found within the Pali Canon, and Mahayana Buddhism, as found within the Chinese Canon. Over the past 100 years, the Pali and Chinese Canons have been gradually translated into Vietnamese by Vietnamese patriarchs, making it easier for monks, nuns, and Buddhists to recite and study.
As Buddhism was introduced to Vietnam, it profoundly influenced all aspects of social life through its ideology, doctrines, and philosophy. The system of scriptures, which emphasizes the spirit of compassion, joy, equanimity, and the deliverance of sentient beings, gradually transformed and harmonized with indigenous beliefs, forming an invisible bond within the community. Among these scriptures is the Discourse on the Turning of the Wheel of the Dharma (P. Dhammacakkappavattana Sutta; S. Dharmacakrapravartana Sūtra; 轉法輪經), the first sermon delivered by the Buddha seven weeks after his enlightenment in the Deer Park, India, to set the Wheel of Dharma in motion. This foundational sermon delineates the Middle Way (P. majjhimāpaṭipadā; S. madhyamāpratipadā; 中道) and outlines the Four Noble Truths (P. cattāri ariyasaccāni; S. catvāri āryasatyāni; 四聖諦), providing a path for practitioners to pursue enlightenment, liberation, and tranquility. This discourse represents the core of Buddhist teachings, often regarded as the ultimate expression of virtuous teachings.
Vietnamese Buddhism, with its vast Buddhist canon and numerous variations, features several chanting rituals that utilize various types of scriptures developed by unique sects in different regions. Therefore, to achieve unity and solemnity in the monastic assembly, after research, surveys, discussions, seminars, and gathering opinions from monks, nuns, and Buddhist sects, as well as experts and scientists, the Vietnam Buddhist Sangha has selected, compiled, edited, and finalized the Discourse on the Turning of the Wheel of the Dharma and several other scriptures (the Anattalakkhana Sutta, the Amitabha Sutra, the Karaniya Metta Sutta, the Bhaisajyaguru Sutra, and the Ullambana Sutra) for use in unified chanting sessions, depending on the duration and purpose of prayer for each ceremony of the Vietnam Buddhist Sangha. Since 2018, the Discourse on the Turning of the Wheel of the Dharma has been designated as the unified chanting text for all Vietnamese Buddhist monks and nuns, as well as lay practitioners, both domestically and internationally. This marks the first time the Vietnam Buddhist Sangha has established a shared chanting text for national and international ceremonies across all traditions.
To propagate the Discourse on the Turning of the Wheel of the Dharma, the Turning of the Wheel of the Dharma Pillar (轉法輪經柱) inscribed with this discourse has been researched and designed with the aspiration that the Buddha's teachings will spread throughout the human realm, alleviating the suffering of sentient beings. The Pillar inscribes the Discourse on the Turning of the Wheel of the Dharma in three languages: Pali, Vietnamese, and English, with the hope that it will be erected at the Deer Park in India, where the Buddha delivered this sermon, and at monasteries belonging under the Vietnam Buddhist Sangha. This aims to enhance awareness and application of the Buddha's teachings, thereby guiding followers and Buddhists to cultivate their minds, leading people towards Truth, Goodness, and Beauty, and building a genuinely peaceful and contented world.
b. PHÁP PHỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
“Pháp phục” cũng gọi là đạo phục, sắc phục, y phục tức là y áo của Tăng Ni và Phật tử. Mặc y là một trong bốn nhu yếu (tứ sự) căn bản của tăng sĩ Phật giáo, thể hiện đời sống giản dị, ít muốn, biết đủ, thanh tịnh, trang nghiêm, vốn là những phẩm chất hướng đến sự giải phóng các trói buộc. Hơn nữa, trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo còn thể hiện bản sắc, đặc thù, khác với thường phục của người đời. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ “Y Phúc Điền” do Đức Phật chế định với “tam y” vẫn được thừa kế và mang một ý nghĩa, tinh thần xuyên suốt cho pháp phục Phật giáo nói chung và Pháp phục Phật giáo Việt Nam nói riêng. Sử dụng pháp phục đúng nơi, đúng lúc, đúng kiểu và chỉnh tề, chính là yếu tố quan trọng để trang nghiêm tự thân, trang nghiêm đạo tràng.
Trải qua không gian và thời gian cùng với những biến thiên lịch sử, pháp phục đã có nhiều thay đổi. Khi đến mỗi quốc gia, dân tộc, với tinh thần “tùy duyên bất biến, nhập thế độ sinh” của Phật giáo, pháp phục cũng luôn được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với phong tục tập quán, thời tiết khí hậu, môi trường… Vì thế, pháp phục của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hiện nay khá phong phú, đa dạng theo từng hệ phái, vùng miền về cả kiểu dáng, chất liệu, màu sắc nhưng chưa có tính thống nhất, trang nghiêm, đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam.
Sau gần 10 năm nghiên cứu, thực hiện, bộ pháp phục Phật giáo Việt Nam sử dụng trong nghi lễ quốc gia, quốc tế mang đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam đã hoàn thành, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt và lan toả, ứng dụng vào thực tiễn để các Tăng Ni, Phật tử, công chúng trong và ngoài nước nhận biết, nhận thức đúng đắn giá trị, ý nghĩa của pháp phục Phật giáo Việt Nam và tích cực ứng dụng, lan tỏa vào thực tiễn, gìn giữ đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam đồng thời thể hiện sự trang nghiêm, tính thiêng liêng của Phật giáo, sự đoàn kết thống nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng đặc trưng, bản sắc văn hóa Việt Nam.
Vietnam Buddhist Uniform
“Phap phuc” is a Vietnamese term directly translated as the “Buddhist robes,” referring to any religious attire, colored garments, or simply robes worn by Buddhist monks, nuns, and lay practitioners. As one of the four essential requisites for Buddhist monastics, these robes embody a lifestyle characterized by simplicity, contentment, purity, and dignity, qualities that foster the ultimate goal of Buddhism: liberation from materialistic bondage. Throughout history, the “Robe of Merit Field,” established by the Buddha alongside the “Three Robes,” has been continuously inherited and carries profound significance for the development of Buddhist robes worldwide, particularly in Vietnamese Buddhist robes, within both Theravada and Mahayana Buddhism. The act of wearing monastic robes appropriately in the right place, at the right time, in the right style, and with neatness is an essential element in dignifying oneself and dignifying the monastic assembly.
As Buddhism developed over time and spread throughout space, these robes have evolved and adapted to various local living environments, climates, customs, traditions, and beliefs, as in Buddhism’s spirit of “adapting without changing one’s nature, engaging with the world to save mankind.” However, the flexible nature of the Buddhist robe can lead to a lack of uniformity, solemnity, and distinctive characteristics in Buddhist rituals.
To resolve this issue, after nearly 10 years of research and implementation, the set of Vietnam Buddhist Uniform bearing the distinctive characteristics of Vietnamese Buddhist attire has been completed, approved by the Vietnam Buddhist Sangha, and disseminated for practical application. This enables monks, nuns, and laypeople, both domestically and internationally, to recognize and accurately understand the significance of Vietnamese Buddhist robes and to actively apply and promote their use. The uniform also preserves the unique characteristics of Vietnamese Buddhist attire, while simultaneously conveying the solemnity of Buddhism and the unity of the Vietnamese Buddhist Sangha, thereby contributing to the construction of Vietnamese cultural identity.
c. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Phật giáo được được du nhập vào Việt Nam cách ngày nay trên 2000 năm, trong quá trình truyền bá, Phật giáo dần hình thành các cơ sở vật chất như hệ thống chùa, tháp, tự viện… Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, tùy từng vùng, miền, hệ phái, điều kiện vật chất và cách thức thờ phụng khác nhau nên bố cục mặt bằng tổng thể hay công năng sử dụng của các công trình kiến trúc Phật giáo rất đa dạng mà trong đó luôn chứa đựng, kế thừa những nét đẹp của kiến trúc truyền thống, tạo nên bức tranh chung với nhiều mảng màu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam, song vẫn có sự thống nhất trong từng hệ phái, vùng miền.
Kiến trúc Phật giáo Bắc tông: với đặc điểm nổi bật đó là, ngoài một số chùa được dựng ở những điểm thắng cảnh thiên nhiên, thì hầu hết đều gắn với làng xóm, những người mến mộ đạo Phật chủ yếu là nông dân (chùa làng) nên chùa phản ánh đậm nét tư duy nông nghiệp. Những ngôi chùa Bắc tông không chỉ là nơi thờ Phật, Bồ Tát, thờ Tổ mà còn phối thờ nhiều đối tượng ngoài Phật giáo khác như thờ Thánh, thờ Thần tự nhiên, thờ Mẫu, thờ Hậu Phật... Tùy từng vùng, miền, hệ phái mà cách thức thờ tự có sự thay đổi khác nhau dẫn đến bố cục mặt bằng tổng thể cũng có sự đa dạng phụ thuộc vào từng công năng sử dụng. Bố cục mặt bằng các ngôi chùa Bắc Tông phổ biến là chữ Đinh (丁), chữ Công (工), chữ Tam (三), nội công ngoại quốc (国). Về kiến trúc xây dựng công trình theo cách thức truyền thống, hệ khung chịu lực chủ yếu làm bằng gỗ với liên kết vì, kèo, xà, mộng. Bố cục Phật điện thay đổi theo thời điểm nhằm đáp ứng về sự gia tăng số lượng tượng pháp và nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cộng đồng. Trang trí mỹ thuật, chạm khắc đều thể hiện dấu ấn của thời đại, đề tài trang trí, hoa văn, hình tượng truyền tải được tư tưởng, triết lý, tinh thần của Phật giáo đồng thời phản ánh chân thực quan niệm của người đương thời về nhân sinh quan, vũ trụ.
Kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer: ngoài chính điện, thường gồm nhiều hạng mục: cổng chùa, nhà hội (Sa la), cột cờ, tăng xá, nhà hỏa táng, khu tháp mộ, tháp, tượng Phật Thích ca an vị dưới gốc Bồ Đề… Trong đó, ngôi chính điện là công trình quan trọng nhất của một ngôi chùa Khmer, thường được xây dựng trên 2 hoặc 3 cấp nền cao, có tường rào vây quanh. Chính điện có mặt bằng chữ nhật, gồm 4 đến 5 gian, thường được bố cục theo chiều Đông - Tây và ban thờ Phật sẽ nằm ở phía Tây. Mái chính điện thường có 2 hoặc 3 cấp, trang trí các hình rồng, thủy quái Makara… Đỡ dưới diềm mái là tượng nữ thần Keynor, thần Krud. Hai bên bậc tam cấp trang trí hình rắn thần Nagar, hình tượng chằn (Yeak) đứng bảo vệ Phật pháp. Thông qua nghệ thuật kiến trúc xây dựng trên các ngôi chùa, người Khmer muốn giữ gìn nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo cùng tinh thần hướng thiện đến cộng đồng.
Kiến trúc Phật giáo Nam tông Kinh: với chính điện thường được bố trí xoay hướng Đông, phương cách này ảnh hưởng Phật giáo Campuchia. Trong chính điện chỉ tượng Phật Thích Ca. Kiến trúc Phật giáo Nam tông Kinh đến nay tuy chưa tạo được đặc trưng riêng mà khá đa dạng về phong cách kiến trúc, nhưng điểm chung nhận diện đó là chúng luôn nổi bật với ngọn tháp lớn, vươn lên cao. Ngôi tháp có thể có mặt bằng hình tròn hoặc hình vuông như những tòa tháp của Myanmar, Thái Lan.
Kiến trúc Phật giáo Khất sĩ: Nơi thờ tự, tu trì của các nhà tu hành thuộc hệ phái Khất sĩ gọi là Tịnh xá - nguyên gốc tiếng Phạn là “Vihāra” với chính điện được định hình khá thống nhất đó là hình bát giác với 2 tầng mái (tầng trên 4 mặt mái, tầng dưới 08 mặt mái). Theo đó, mô hình bát giác, tượng trưng cho Bát Chính Đạo; cổ lầu tứ giác tượng trưng cho Tứ Diệu Đế; bốn cột lớn trong lòng chính điện tượng trưng cho Tứ Chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cư sĩ nam và Cư sĩ nữ cùng nhau nâng đỡ ngôi nhà Phật pháp. Trên đỉnh chính điện là bông hoa sen biểu trưng cho sự thanh tịnh cao khiết hoặc biểu tượng Hoa sen Ngọn đèn Chân lý do Tổ Minh Đăng Quang sáng chế biểu trưng cho ánh sáng chân lý sẽ soi sáng cho muôn loài chúng sinh. Chính giữa chính điện đặt một tòa tháp bằng gỗ, để trống bốn phía, bên trong thờ tượng Bổ Sư Thích Ca. Mái tháp gồm 13 tầng tượng trưng cho 13 nấc thang tiến hóa tâm linh của chúng sinh hữu tình: từ lục phàm lên tứ thánh và tam tôn.
Vietnam Buddhist Architecture
Introduced to Vietnam over 2,000 years ago, Buddhism has gradually established material foundations nationwide, including systems of pagodas, stupas, and monasteries, to support its propagation. Throughout various historical periods, depending on the region, sects, availble material, and worshipping methods, the overall layout and functional use of Vietnamese Buddhist architectural structures have become very diverse through the inherent of local, traditional designs’ beauty, creating a colorful picture of Vietnamese Buddhist architecture, while still maintaining unity across various sects and regions.
Mahayana Buddhist Architecture: Its prominent characteristic is that, aside from some temples built in scenic natural locations, most are associated with villages. The primary devotees of Mahayana Buddhism are farmers worshipping at village temples, so the temples' designs strongly reflect their agricultural background. These Mahayana temples are not only places for worshiping Buddhas, Bodhisattvas, and Patriarchs, but also for co-worshipping various non-Buddhist entities, such as Saints, natural Spirits, and Mother Goddesses. Depending on the region, sect, and local customs, the methods of worship vary, resulting in diverse overall layouts that cater to specific functions. The common layouts of Mahayana temples are in the shapes of the Vietnamese letters Dinh (丁), Cong (工), Tam (三), and the Chinese character Guo (国). In terms of construction, they follow traditional methods, with the main load-bearing frame primarily made of wood with mortise and tenon joints for pillars, beams, and trusses. The layout of the Buddha hall has evolved over time to accommodate the growing number of Buddhist statues and the changing spiritual and religious needs of the community. Artistic decoration and carving all reflect the imprint of the era. Decorative themes, patterns, and imagery convey the thoughts, philosophy, and spirit of Buddhism while also authentically reflecting the contemporary understanding of human life and the cosmos.
Khmer People’s Theravada Buddhist Architecture: Besides the main sanctuary, constructions often include various components, such as the temple gate, the assembly hall (Sala), the flagpole, monastic residences, the crematorium, the tomb area, stupas, and statues of Shakyamuni Buddha seated under the Bodhi tree. Among these, the main sanctuary is the most essential structure of a Khmer pagoda, typically built on two or three elevated platforms and surrounded by a fence. The main sanctuary features a rectangular floor plan, comprising four to five bays, usually oriented east-west, with the Buddha altar situated on the west side. The roof of the main sanctuary often consists of two or three tiers, decorated with images of dragons, the Makara sea monster, and other motifs. Supporting the eaves are statues of the goddess Keynor and the Garuda deity. The steps on either side are decorated with Naga serpent deities and Yaksha (Yeak) figures standing guard over the Dharma. Through the architectural art of these temples, the Khmer people wish to preserve the beauty of their Buddhist religious culture along with a spirit of goodwill towards the community.
Kinh People’s Theravada Buddhist Architecture: the main sanctuary is often oriented eastward, a practice influenced by Cambodian Buddhism. Inside the main sanctuary, there is only a statue of Shakyamuni Buddha. Although Kinh People’s Theravada Buddhist architecture has not yet developed its own unique characteristics and exhibits a relatively diverse range of architectural styles, a common identifying feature is a prominent, tall stupa that rises upwards. This stupa can have a circular or square base, similar to the stupas found in Myanmar and Thailand.
Biskhu Buddhist Architecture: The place of worship of the Biskhu sect is called a Tinh xa – originally the Sanskrit word 'Vihāra' – with the main sanctuary having a relatively unified design: an octagonal shape with two roof levels (the upper level with four roof faces, the lower level with eight roof faces). The octagonal model symbolizes the Eightfold Path; the quadrangular upper structure symbolizes the Four Noble Truths; the four large pillars inside the main sanctuary symbolize the Four Assemblies: Bhikkhus, Bhikkhunis, laymen, and laywomen, together supporting the house of the Buddha's teachings. At the top of the main sanctuary is a lotus flower, symbolizing supreme purity, also known as the 'Lotus Flower - Lamp of Truth,' a symbol created by Patriarch Minh Dang Quang, representing the light of truth illuminating all sentient beings. In the very center of the main sanctuary stands a wooden stupa, transparent on all four sides, enshrining a statue of the Shakyamuni Buddha inside. The stupa's roof has 13 tiers, symbolizing the 13 stages of spiritual evolution of sentient beings: from the six realms of desire to the four noble stages and the three honored ones.
d. DI SẢN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Trải qua quá trình phát triển hơn 2000 năm, Phật giáo đã để lại cho dân tộc Việt Nam nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc chùa, tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ, đồ thờ, pháp khí, tư liệu văn tự, hoành phi, câu đối, kinh sách, pháp phục… cùng những giá trị về tư tưởng, đạo đức, văn học, âm nhạc, mỹ thuật và nhiều nghi lễ Phật giáo. Những di sản văn hóa Phật giáo chiếm khá lớn và có những đóng góp quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
Có thể nói rằng, không phải ở quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á cũng lưu giữ được khối di sản văn hóa lớn như ở Việt Nam, trong đó di sản văn hóa Phật giáo, nhất là di sản văn hóa vật thể là một phần quan trọng với loại hình, chất liệu, đề tài trang trí rất phong phú, thuộc các nền văn hóa khác nhau (Đại Việt, Champa, Óc Eo) và niên đại trải dài suốt quá trình lịch sử du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công nguyên cho đến ngày nay. Đây là cơ sở, nền tảng dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu, định hướng, xác định mục tiêu phát triển Phật giáo Việt Nam vừa hiện đại vừa kế thừa truyền thống tạo nên đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Vietnam Buddhist Heritage
Over its 2000-year development, Buddhism has provided Vietnam with numerous valuable material and spiritual cultural heritages of distinctive character. This heritage includes a system of spaces, pagoda and stupa architecture, sculptural works of worshiping statues, worshiping paintings, ritual implements, Dharma instruments, textual materials, parallel sentences, scriptures, monastic robes, along with values related to thought, ethics, literature, music, fine arts, and various Buddhist rituals. These Buddhist cultural heritages constitute a significant portion and have made important contributions to the national cultural heritage treasury.
It can be said that Vietnam has one of the best preserved bodies of cultural heritage in Southeast Asia, in which Buddhist cultural heritage, especially tangible cultural heritage, is a significant part. This collection encompasses a diverse range of types, materials, and decorative themes, originating from different cultures (Dai Viet, Champa, Oc Eo) and spanning the entire historical period of Vietnamese Buddhism's introduction and development, from the early centuries AD to the present day. This provides a crucial foundation for researching, orienting, and determining the development goals of Vietnamese Buddhism, one that is both modern and rooted in tradition, thereby creating the unique cultural characteristics of Vietnamese Buddhism.
7. HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY PHÁP PHỤC, GIÁ TRỊ BẢO VẬT PHẬT GIÁO
8. HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY TRANH HỌA VÀNG
9. HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
10. HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY TRÀ VÀ TRẢI NGHIỆM TRÀ
11. HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY TƯỢNG VÀ KINH SÁCH CỔ
12. HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY KINH SÁCH CỔ VÀ LÀM NHANG TRẦM THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
13. THƯ MỜI TRIỂN LÃM
ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC GIA ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2025
BAN VĂN HÓA
=====
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02/5/2025
TÀI LIỆU
CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO CHÍ
“Trà Việt”
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên chương trình: Văn hóa Thiền Trà Việt Nam - Gìn giữ bản sắc, lan tỏa tinh hoa Văn hóa Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025.
Thời gian: Từ ngày 03/5/2025 đến ngày 08/5/2025.
- Giai đoạn 1 (03/5 - 05/5): Phục vụ đại biểu trong nước.
- Giai đoạn 2 (06/5 - 08/5): Phục vụ đại biểu trong nước và quốc tế.
Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công viên Láng Le, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Quy mô: Phục vụ hơn 3.500 chư Tôn Đức và Đại biểu.
Đơn vị phục vụ: Đôi Dép; Trà Cổ Thụ Việt Nam; Trà Tân An; Trà San Tuyết; Shansen; Trà Trí Việt. Các đơn vị phục vụ bánh dân gian, bánh ngọt hiện đại, nước suối, nước trái cây, sữa hạt,…
II. MỤC TIÊU CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Thể hiện sự đa dạng trong văn hóa thưởng trà:
- Thể hiện văn hóa trà thuần Việt, Thiền trà Phật giáo, Trà giao lưu,
- Trưng bày các cổ vật trà cổ đời Lý – Trần cho đến đương đại.
- Đặc biệt với triết lý Ngũ Thức Việt Trà của Đôi Dép; Trà Cổ Thụ Việt Nam; Trà Tân An; Trà San Tuyết; Shansen văn hóa trà Việt được thể hiện qua các hình thức khác nhau phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
- Với sự tham gia của các trà sư, nghệ nhân danh tiếng của Việt Nam.
2. Đảm bảo tinh thần viên dung và đậm đà bản sắc:
- Gìn giữ và phát huy văn hóa Trà Việt Nam kết hợp tinh thần Phật giáo Việt Nam, được minh chứng qua các cổ vật và tư liệu về trà từ ngàn năm qua.
- Phát huy tính tỉnh thức trong việc thưởng trà, giúp mỗi hành giả an trụ trong giây phút thực tại hiện tiền.
- Khế hợp được tinh thần dung thông, tự tại giữa đạo với đời, từ cách thưởng trà đơn giản, nhẹ nhàng đến sâu sắc, trầm lắng.
3. Quảng bá Văn hóa Trà Việt đến khách đoàn quốc tế:
- Giới thiệu sự phong phú và tinh tế của các dòng trà đặc sắc, khắp mọi miền đất Việt (đã được kiểm định an toàn thực phẩm).
- Giới thiệu đa dạng bản sắc văn hóa trà Việt đến cộng đồng quốc tế.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng quan thời gian và không gian
Thời gian: 06 ngày, từ 03/5/2025 đến 08/5/2025.
Các không gian chính: Có 3 không gian
NGÀY 03 - 04/5: KHAI MẠC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NƯỚC
1) Ngày 03/5:
Khu vực ẩm thực: Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen; Các đơn vị trà, bánh, nước; Đội văn nghệ
Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ: Theo phong cách Việt chủ đạo. Bên cạnh đó không gian phục vụ theo kiểu Phương Tây (Trà Anh)
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ.
+ Chiều: 16h30 – 18h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Ngoài khung giờ trên, chỉ phục vụ trà, cà phê, nước
Khu triển lãm: Vô tứ trà
Phục vụ trà, nước vào các khung giờ trong ngày
2) Ngày 04/5:
Khu vực ẩm thực: Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen; Các đơn vị trà, bánh, nước; Đội văn nghệ.
Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ: Theo phong cách Việt chủ đạo. Bên cạnh đó không gian phục vụ theo kiểu Phương Tây (Trà Anh)
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ.
+ Chiều: 16h30 – 18h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Ngoài khung giờ trên, chỉ phục vụ trà, cà phê, nước
Khu triển lãm: Vô tứ trà
Phục vụ trà, nước vào các khung giờ trong ngày
3) Ngày 05/5:
-10h00-11h00 Khai mạc triển lãm văn hoá Phật giáo và Trà đạo tại khu vực khán phòng triển lãm và Lễ thượng Đại Kỳ Phật giáo 500m2, Thượng kỳ 108 Quốc gia tham dự Đại lễ và mời đại biểu đại diện Phật giáo các nước thực hiện nghi thức Tranh Cát cấu thành bức tranh Đức Thích Ca sơ sinh và ký tên trên khí cầu biểu tượng Vesak 2025, tại trước sân Hội trường Minh Châu.
Khu vực ẩm thực: Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen; Các đơn vị trà, bánh, nước; Đội văn nghệ.
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ.
Cắt băng khai mạc khu trà đạo.
+ Chiều: 16h30 – 18h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Ngoài khung giờ trên, chỉ phục vụ trà, cà phê, nước
2. Khu triển lãm: Vô tứ trà
Phục vụ trà, nước vào các khung giờ trong ngày
4) NGÀY 06/5: KHAI MẠC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ
Khu vực ẩm thực: Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen; Các đơn vị trà, bánh, nước; Đội văn nghệ.
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ.
+ Chiều: 16h30 – 18h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Ngoài khung giờ trên, chỉ phục vụ trà, cà phê, nước
Khu triển lãm: Vô tứ trà
Phục vụ trà, nước vào các khung giờ trong ngày
Khu đại biểu quốc tế - thư viện Trí Quảng: Đôi dép, Trà cổ thụ Việt Nam
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, văn nghệ; trà đàm Anh – Hoa.
5) Ngày 07/5:
Khu vực ẩm thực: Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen; Các đơn vị trà, bánh, nước; Đội văn nghệ.
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ.
+ Chiều: 16h30 – 18h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Ngoài khung giờ trên, chỉ phục vụ trà, cà phê, nước
Khu triển lãm: Vô tứ trà
Phục vụ trà, nước vào các khung giờ trong ngày
Khu đại biểu quốc tế - thư viện Trí Quảng: Đôi dép, Trà cổ thụ Việt Nam
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, văn nghệ; trà đàm Anh - Hoa
6) Ngày 08/5:
Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen; Các đơn vị trà, bánh, nước; Đội văn nghệ.
Khu vực ẩm thực:
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Khu triển lãm: Vô tứ trà
Phục vụ trà, nước vào các khung giờ trong ngày
7) Chi tiết các khu vực và hoạt động
Khu tầng 2, thư viện Trí Quảng: Nơi phục vụ hơn 700 đại biểu quốc tế. Thời gian phục vụ từ 11h-13h các ngày 06 - 07/5/2025. Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Nơi đây được thiết kế trang trọng, trang nghiêm với 3 phòng trà đàm tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Anh, với sức chứa hơn 300 khách bên trong các phòng lạnh. Và một phòng hội thảo đặc biệt quan trọng.
Phía ngoài 2 hệ đảo trà cùng gần 300 chỗ ngồi. Cạnh đó là nơi phục vụ văn nghệ và thưởng trà theo phong cách cung đình. Nơi đây các đại biểu. sẽ được những thương hiệu uy tín về trà Viẹt Nam phục vụ như: Đôi dép, Trà cổ thụ Việt Nam.
Khu trà đạo bên cạnh hội trường và khu ẩm thực: Nơi phục vụ 3.500 đại biểu trong VIP. Nơi đây được thiết kế tinh tế với cổng vào bằng tre trúc mát rượi. Bước vào bên trong là đồi trà xanh mướt và những rừng trà cổ thụ của miền Bắc Việt Nam.
Các đơn vị tiêu biểu như: Đôi Dép; An An trà; CLB Trà Ban văn hóa, Trà Nguyệt Lãm; gốm Bát Tràng - An Thổ Túc; Shansen, tất các được thiết kế theo phong cách trang trọng, hoài cổ.
Ngoài ra nơi đây còn phục vụ cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ,... Thời gian phục vụ từ ngày 03 - 08/5/2025, được chia làm 3 khung giờ chính trong ngày, bao gồm:
+ Sáng: Từ 7h-8h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
+ Trưa: 11h-13h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ.
+ Chiều: 16h30 – 18h: Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
Đặc biệt: Vào lúc 11h00, ngày 05/5/2025 sẽ diễn ra Lễ Khai mạc Khu trà đạo tại đây.
Khu triển lãm trà cổ: Nơi đây sẽ có các trà cụ, trải qua các thời kỳ phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó là các loại trà cổ, trà quý, những đặc sản trà của các vùng miền tiêu biểu của đất nước. Nơi đây được thiết kế vô cùng tinh tế và mang dấu ấn của văn hóa Việt Nam cổ xưa. Hàng ngày sẽ tiếp đón từ 3.500-5000 lượt khách.
Đặc biệt: Vào lúc 10h00, ngày 5/5/2025 sẽ diễn ra Lễ Khai mạc triển lãm văn hoá Phật giáo tại đây. Nơi đây mỗi ngày 00 sẽ phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian, sao trà, văn nghệ,..
Bên cạnh thưởng trà, khu trà đạo còn thường xuyên có các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống vào các ngày 3-4-5-6-7/5/2025, tại sân khấu chính khu trà đạo.
Không chỉ thoải mái lựa chọn các loại trà, các phong cách thưởng trà đặc sắc của Việt Nam, nơi đây còn trở thành điểm check in lý tưởng khi về tham dự đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025. Và trực tiêp thưởng lãm các tiết mục văn nghệ đặc sắc.
II. Chi tiết các khu vực:
2.1. Khu vực Triển lãm
- Số lượng phục vụ: hơn 3.500 chư Tôn Đức Tăng Ni, đại biểu trong nước và quốc tế.
- Mục đích: Cung cấp không gian nghỉ ngơi ngắn, thưởng trà và điểm tâm chay truyền thống.
- Phong cách:
Dựa trên Tỉnh Thức - trạng thái tĩnh lặng, thanh tịnh của Phật giáo.
Thiết kế không gian: Trà thất Phật giáo với gỗ, tre, ánh sáng dịu, âm thanh thiền (chuông, tiếng nước chảy), thư pháp, thiền ca, ngâm thơ.
Phục trang nhân viên: 06 - 08/5/2025: mặc đồng phục Phật giáo (Nam: cổ phục nâu, Nữ: áo dài truyền thống lam); Những ngày còn lại mặc trang phục truyền thống đặc sắc riêng của các đơn vị vùng miền.
Thưởng trà: Trà cổ thụ ngàn năm tuổi quý hiếm, trà Tân Cương sao chế tại chỗ, và nhiều dòng trà đặc sắc khắp mọi miền VN: Hương vị nhẹ nhàng, thanh tao, phù hợp với không gian tĩnh lặng, pha trong ấm gốm nhỏ, dùng chén quân.
- Điểm tâm chay: Bánh truyền thống của VN (bánh chưng chay, bánh ít lá gai, bánh khoái, bánh đậu xanh, …), thức uống nhẹ (trà trái cây, trà sữa, cà phê, …)
- Trà đạo ngắn: Chư Tăng hoặc nghệ nhân pha Trà theo nghi thức chính niệm, hướng dẫn đại biểu thưởng thức.
Phim tư liệu về quá trình hình thành và phát triển Trà Việt
- Yêu cầu: Không gian giản dị đậm chất VH Việt và Phật giáo, thể hiện sự trang nghiêm - tôn kính đối với Tam Bảo và trang trọng đối với đại biểu trong và ngoài nước.
Đồng thời thể hiện tinh thần “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người, Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
2.2. Khu vực ẩm thực
- Số lượng phục vụ: Hơn 3.500 người.
- Mục đích: Đảm bảo cung ứng trà và điểm tâm chay nhanh chóng, hiệu quả.
- Phong cách:
- Dựa trên phong cách giản dị, tinh tế thọ thực của nhà Phật.
- Thiết kế không gian: Trạm pha trà và bàn điểm tâm gọn gàng, màu nâu đất và trắng ngà.
Phục trang nhân viên: Áo dài lam, trắng hoặc nâu đất, đội mấn đơn giản.
Hoạt động:
- Pha trà:
- Trà cao cấp: Hương thơm dịu, vị ngọt hậu, phù hợp phục vụ số đông, chuẩn bị trong bình giữ nhiệt lớn.
- Trà cao cấp: Hương vị mạnh mẽ, dễ pha nhanh, phục vụ các lượt khách liên tục.
- Điểm tâm chay:
- Quản lý: 50 nhân viên hậu cần và 50 nhân viên cho các khu vực khác, chia ca 24/6 để đảm bảo vận hành liên tục.
- Yêu cầu: Tối ưu tốc độ phục vụ, giữ sự trang trọng và tinh tế trong từng khâu.
3. Lịch trình chi tiết
- Ngày 03 - 05/5 (Đại biểu Việt Nam):
- Khu vực Triển lãm: Phục vụ trà từ 8h-17h.
- Khu vực Hậu cần: Chuẩn bị 1.000 suất trà/ngày, 500 suất điểm tâm/ngày.
- Ngày 06 - 08/5 (Đại biểu quốc tế):
- Khu vực Triển lãm: Tăng cường trà đàm bằng tiếng Anh phục vụ 1.500 người/ngày.
- Khu vực Hậu cần: Chuẩn bị 1.500 suất trà cao cấp, 800 suất điểm tâm/ngày.
3. Khu tầng 2, thư viện Trí Quảng: Nơi phục vụ hơn 700 đại biểu quốc tế. Thời gian phục vụ từ 11h-13h các ngày 06 - 07/5/2025. Phục vụ trà, cà phê, nước trái cây, bánh ngọt, bánh dân gian.
- Số lượng phục vụ: Hơn 700 người.
- Mục đích: Đảm bảo cung ứng trà và điểm tâm chay nhanh chóng, hiệu quả.
- Phong cách:
- Phong cách cao cấp quốc gia
- Thiết kế không gian: Cao cấp.
Phục trang nhân viên: Áo dài lam, trắng hoặc nâu đất, đội mấn.
Hoạt động:
- Pha trà:
- Trà cao cấp: Hương thơm dịu, vị ngọt hậu, phù hợp phục vụ số đông, chuẩn bị trong bình giữ nhiệt lớn.
- Trà cao cấp: Hương vị mạnh mẽ, dễ pha nhanh, phục vụ các lượt khách liên tục.
- Điểm tâm chay:
- Quản lý: 50 nhân viên hậu cần và 50 nhân viên cho các khu vực khác, chia ca 24/6 để đảm bảo vận hành liên tục.
- Yêu cầu: Tối ưu tốc độ phục vụ, giữ sự trang trọng và tinh tế trong từng khâu.
IV. KẾT QUẢ HƯỚNG ĐẾN
- Thể hiện sự đa dạng của Trà Việt Nam qua các phong cách đặc sắc của từng vùng miền khác nhau do các đơn vị: Trà Tân An + CLB Trà Ban Văn hóa Trung ương, Học Viện Trà sư Quốc tế (Master Tea Global) Trà Song Hỷ, Trà Thiền Phật giáo + Vô Tứ Trà, Trà Đôi Dép, đảm nhiệm và thể hiện.
- Phục vụ hơn 3.500 chư Tăng Ni và đại biểu với trải nghiệm Trà Việt đậm chất Phật giáo.
- Quảng bá thành công Văn hóa Trà Việt đến với bạn bè quốc tế.
Chi tiết liên hệ: Cư sĩ Trà sư Kim Dung, điện thoại: 0909 242 996
*********************
ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC GIA ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2025
BAN VĂN HÓA
=====
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02/5/2025
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LỄ HỘI HOA ĐĂNG CẦU NGUYỆN HOÀ BÌNH VESAK NĂM 2025
Vào 18g00 ngày 06/05/2025, tại HVPGVN tp Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức Lễ Hội Hoa Đăng Cầu nguyện Hoà Binh trên quy mô lớn với chủ đề: cầu nguyện thế giới hoà bình, cầu nguyện nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, cầu nguyện các nạn nhân tử nạn do động đất tại các quốc gia Myanma và Thái Lan.
Hoạt động này nhằm tôn vinh những giá trị tâm linh mang chất liệu và thong điệp hoà bình cho nhân loại của đạo Phật suốt hơn 26 thế kỷ qua; đồng thời tiếp tục kết nối di sản văn hoá của Việt Nam thong qua cách tiếp cận mới, bền vững đối với một sự kiện Văn hoá toàn cầu của Liên Hợp Quốc. mọi người có thể khám phá và trải nghiệm di sản văn hoá độc đáo này ngay tại khuôn viên đại lễ của HVPGVN và công viên Láng Le.
Lễ hội hoa đăng cầu nguyện hoà bình gồm có các nghi lễ tâm linh tụng kinh cầu nguyện và thả hoa đăng. Với hơn 20 nghìn đèn hoa được kết bằng những bông hoa sen- biểu tượng Quốc Hoa Việt Nam, có 7 đoá sen to tượng trưng 7 bước đi của đức Phật khi vừa Đản Sinh. Lễ hội quy tụ hang vạn người tham dự bao gồm chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo Việt Nam; các vị Tăng vương, Tăng thống, trưởng lão hội đồng Tăng Già trên thế giới. các vị là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận TƯ của Việt Nam; các vị là nguyên thủ các quốc gia tham dự đại lễ và đông đảo đồng bào nhân dân các tầng lớp, các Phật tử trong và ngoài nước tham dự.
Buổi lễ sẽ bắt đầu từ 18g đến 20g00 ngày mùng 06/05/2025 tại khuôn viên Hồ cảnh quan của HVPGVN TP Hồ Chí Minh và công viên Láng Le. Trân trọng kính mời nhân dân, du khách đến tham dự sẽ mặc những trang phục trang trọng kín đáo theo truyền thống dân tộc để tạo nên những năng lượng an lành nhất cho lễ hội.
****************
ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC GIA ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2025
BAN VĂN HÓA
=====
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02/5/2025Thông tin Quà tặng Đại biểu Vesak 2025
Đề án quà tặng Đại lễ Vesak 2025 nhằm thiết kế và lựa chọn những món quà phù hợp, ý nghĩa để tặng cho các vị khách quý, đại biểu tham dự Đại lễ. Mỗi món quà đều mang trong mình những giá trị văn hóa đặc trưng của Việt Nam và chủ đề của Đại lễ Vesak liên hợp quốc 2025: “Hoà hợp và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hoà bình thế giới và phát triển bền vững”.
1. Mục đích ý nghĩa:
Thể hiện lòng biết ơn: Biểu đạt sự trân trọng và lòng biết ơn đối với những vị khách quý đã đến tham dự Đại lễ.
Quảng bá hình ảnh đất nước: Giới thiệu về văn hóa, con người và đất nước Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Khẳng định vị thế của Phật giáo Việt Nam: Khẳng định vai trò của Phật giáo Việt Nam, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và phát triển bền vững.
Tăng cường tình hữu nghị quốc tế: Góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo: Truyền tải những giá trị nhân văn cao đẹp của Phật giáo đến cộng đồng.
Đề án quà tặng Đại lễ Vesak 2025 nhằm tạo ra những món quà ý nghĩa, vừa thể hiện sự trân trọng, vừa quảng bá hình ảnh đất nước, đồng thời lan tỏa chủ đề của Vesak 2025, góp phần vào sự thành công của Đại lễ.
BIỂU TƯỢNG KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên cơ sở ý tưởng nội dung thể hiện tinh thần Đạo pháp – Dân tộc (Đạo pháp trong lòng dân tộc) chắt lọc từ những biểu tượng, ý nghĩa, nội dung, hoa văn của biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam (Trống đồng Đông Sơn), biểu tượng của Phật giáo Việt Nam (logo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và biểu tượng của Phật giáo thế giới (biểu tượng bánh xe chuyển pháp luân, lá bồ đề).
1. Hình thức mỹ thuật:
1.1. Hình dáng:
Gồm 2 phần:
– Biểu tượng: hình tròn trong lòng được trổ thủng tạo bởi 8 nan bánh xe (căm xe) chuyển pháp luân được kết nối vận động/chuyển động bởi 8 hình chim Lạc Hồng bay (biểu tượng của nền văn hóa Việt Nam).
– Phần đế: hình hoa sen, nhìn nghiêng, được làm rộng, nâng đỡ, ôm gọn biểu tượng với phần chân đế hoa sen giật 3 cấp.
Trong đó, hình tròn biểu tượng của số O, của sự tròn đầy, viên mãn. Tính Không phá đi sự chấp Có, chấp Không, chấp Tướng, chấp Tác. Tính không là sự không “có”, cũng không “không”; vừa là Bản thể, vừa là Duyên khởi, mà từ đó lưu xuất ra các Duyên,… Người tu đúng chính pháp sẽ chứng quả vị Phật Duyên giác.
– Tổng hòa hình dáng biểu tượng: Biểu tượng (thể hiện dưới dạng logo) hình tròn trên đài sen được tạo bởi hình Bánh xe pháp vận chuyển, trên đài sen thanh tịnh, giải thoát, và được nuôi dưỡng bởi Giới – Định – Tuệ (3 cấp đế).
1.2. Trang trí:
– Các họa tiết, hoa văn trang trí tập trung thể hiện ý nghĩa biểu tượng chung của kiến trúc Phật giáo Việt Nam và khai thác tối ưu đặc trưng các hình ảnh, biểu tượng để làm nổi bật được:
Đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Đặc trưng Phật giáo Việt Nam.
Đặc trưng Phật giáo thế giới.
Tổng hòa trang trí biểu tượng: Biểu tượng được kết hợp đặc trưng họa tiết hoa văn trống đồng Đông Sơn (biểu tượng cho văn hóa dân tộc Việt Nam) với biểu tượng logo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bánh xe Chuyển Pháp Luân, lá đề (biểu tượng của Phật giáo) để biểu thị ý nghĩa Đạo pháp – Dân tộc (Đạo pháp trong lòng Dân tộc); Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc Việt Nam và Phật giáo thế giới.
– Kế thừa truyền thống:
Kế thừa biểu tượng hình tròn: mặt trống đồng, Logo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, biểu tượng bánh xe chuyển pháp luân đều có bố cục hình tròn.
Bánh xe Chuyển pháp luân, lá bồ đề là biểu tượng Phật giáo được sử dụng phổ biến trên nhiều công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam cũng như trên thế giới, phổ biến ở các vị trí nhận diện như trên đỉnh tam quan, chính điện, một số được thể hiện ở các góc mái, trang trí trên tường…, nhất là các công trình kiến trúc của các hệ phái Phật giáo miền Trung, miền Nam Việt Nam.
Các dạng thức mỹ thuật của các hoa văn trang trí: hoa sen, đài sen, lá đề, bánh xe chuyển pháp luân, mặt trời, chim Lạc, chữ S gấp khúc, đường tròn tiếp tuyến… được tham khảo, chắt lọc, xây dựng trên cơ sở các tư liệu lịch sử tiêu biểu, đặc biệt là di sản văn hóa vật thể (di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia).
1.3. Ý nghĩa các biểu tượng:
1.3.1. Các biểu tượng:
Hoa sen: biểu trưng cho Phật giáo, sự thanh tịnh, giải thoát, an lạc của Phật giáo; biểu tượng (logo) của Phật giáo Việt Nam.
Đài sen với các hạt: biểu trưng cho đạt chứng quả, giác ngộ, trong đó:
Hạt sen: biểu trưng cho pháp thân Phật.
Cánh sen: biểu trưng cho sắc thân Phật.
Hạt sen và cánh sen là sự dung hoà giữa pháp thân và sắc thân, trong nhân có quả, biểu trưng cho triết lý Trung đạo của Phật giáo.
Lá đề: biểu trưng cho sự giác ngộ.
Nan hoa Bánh xe Chuyển pháp luân hình đốt trúc: biểu trưng của Phật giáo, 8 nan tượng trưng cho Bát chính đạo và trí tuệ, giúp chấm dứt vô minh và đau khổ, vành bánh xe biểu thị cho sự kiểm soát và nhất tâm trong hành thiền; 08 nan thể hiện hình 08 đốt trúc, là biểu trưng cho tinh thần vô ngã, tính không của Phật giáo, gắn với thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam.
Hoa văn trống đồng Đông Sơn:
Mặt trời: biểu trưng cho bình minh, sự sống, phát sinh, phát triển.
Chim Lạc: vật tổ của người Việt.
Băng chữ S gấp khúc, đường tròn tiếp tuyến (tượng trưng những tia chớp): biểu tượng cho mưa thuận gió hòa, phát sinh, phát triển.
1.3.2. Các con số:
Số 3: 3 cấp đế và 3 vòng tròn: biểu trưng cho Giới – Định – Tuệ (tam vô lậu học) và Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo) suốt 45 năm thuyết pháp, hoá độ chúng sinh của Đức Phật.
Số 4: 4 cụm chim Lạc, khối đế 3 cấp 4 cạnh: biểu trưng cho Tứ diệu đế và 12 hành chuyển pháp luân.
Số 8: hoa sen 8 cánh, đài sen 8 hạt, mặt trời 8 tia, 8 hình chim Lạc, 8 nan bánh xe… tượng trưng cho Bát chính đạo cùng với giới định tuệ làm kim chỉ nam, dẫn dắt chúng sinh đến sự giải thoát, giác ngộ, an lạc và Niết bàn.
Số 45: 45 lá bồ đề, 45 chữ S gấp khúc, 45 hình tròn tiếp tuyến: tượng trưng cho 45 năm Đức Phật và Tăng đoàn tuỳ căn cơ, tuỳ thời và tuỳ quốc độ đã tiếp nối nhau thắp sáng ngọn đèn chính pháp, thuyết pháp giáo hoá độ sinh.
TRỤ KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Theo Phật giáo sử, trụ kinh đầu tiên đánh dấu nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân được vua A Dục ở Ấn Độ xây khoảng năm 249 trước Công nguyên tại vườn Lộc Uyển (Sarmath), nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên Kinh Chuyển Pháp Luân. Hiện nay, trải qua thời gian, trụ kinh không còn nguyên vẹn và chỉ tu bổ lại làm chứng tích. Ngoài ra, vua A Dục còn xây thêm 03 trụ kinh nữa ở những nơi Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo và Đức Phật Niết Bàn – Ấn Độ.
Ở Việt Nam, nhiều tư liệu nghiên cứu cho thấy, ngay từ khi mới du nhập, Phật giáo đã để lại dấu ấn đậm nét tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Dâu. Tại đây, hơn 20 bảo tháp được xây dựng, 15 bộ kinh được dịch và hơn 500 Tăng sĩ hoạt động hoằng pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho nhân dân. Trong đó, những cột kinh Phật, tháp thờ Phật,… với nội dung thể hiện triết lý, giáo lý Phật giáo đã hiện diện ở đó và đây là những minh chứng sống động nhất cho triết lý, tư tưởng Phật giáo Việt Nam.
Vào khoảng thế kỷ X, triều đình nhà Đinh và Tiền Lê đã cho xây dựng rất nhiều cột đá khắc kinh Phật (trụ kinh) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), trong đó tiêu biểu nhất là Trụ kinh Nhất Trụ (Trụ kinh Thủ Lăng Nghiêm bằng đá tại chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình do vua Lê Đại Hành cho xây dựng năm 995). Trụ kinh Nhất Trụ không chỉ độc đáo về mặt kiến trúc, hoa văn trang trí mà còn được xem là hình mẫu “trụ kinh” được các Phật tử và nhà chùa trên cả nước kế thừa, học hỏi trong quá trình xây dựng trụ kinh ở địa phương. Với rất nhiều giá trị, Trụ kinh Nhất Trụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Hình thức trụ cũng tiếp tục được sử dụng dưới dạng thức cây hương để ghi lại những việc làng, việc chùa ở một số ngôi chùa ở những thời kỳ sau này, tiêu biểu như cây hương đá chùa Tứ Kỳ (thế kỷ 17, Thanh Trì, Hà Nội) cũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia,…
Nội dung chủ yếu của bài kinh là nói lên chân lý sự thật và con đường trung đạo. Con đường trung đạo chính là con đường tránh 2 cực đoan, không say đắm ngũ dục, cũng không ép xác khổ hạnh thái quá, cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa thân và tâm, dung hoà giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, giữa quốc gia với quốc gia, giữa tổ chức này với tổ chức khác và lấy Bát chính đạo làm nền tảng và kim chỉ nam để đạt đến triết lý trung đạo, nhằm xây dựng một thế giới thực sự hoà bình, khiến cho nhân loại và tất cả chúng sinh đều được giải thoát và an vui.
TRÀ VIỆT “HOÀNG LÃO TRÀ”
Búp chè được thu hái từ những cây chè trong rừng chè hàng NGHÌN NĂM TUỔI ở độ cao từ 2.130m- dưới 2.600m so với mực nước biển. Cây cao đến hơn 20m, có cây to 2 người ôm.
Chè chỉ được hái duy nhất 1 vụ xuân hàng năm, khi cây chè được nghỉ 1 năm, đã tích tụ đầy đủ dưỡng chất từ thiên nhiên khắc nghiệt, ở nơi quanh năm mây mù, gió rít. Vào mùa đông băng giá, cây chè bị đóng băng toàn thân, thậm chí có năm tuyết rơi phủ kín và bị mưa đá xối xả làm trầy thân, gãy cành.
Điều đặc biệt hơn nữa là các búp chè lúc còn non có màu đỏ và bị nhiều sâu ăn và cuấn lá búp(sâu và 1 số loại côn trùng khác cắn làm tổn thương lá búp chè, cây chè theo cơ chế sinh học sẽ tạo ra chất kháng thể để làm lành vết thương). Trên độ cao để thích ứng, cây chè tự sản sinh chất chống oxy hóa cao. Cũng chính từ điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đã tạo ra một nguồn nguyên liệu búp chè và lá chè vô cùng dày nội chất và hương vị đặc trưng đặc biệt riêng.
Trà được chế biến công phu, trải qua 40 giờ đồng hồ từ lúc hái.
TÁCH TRÀ HƯƠNG SEN
Ý tưởng hình dáng được lấy từ hình tượng Hoa Sen là biểu tượng gắn liền với Phật giáo, cũng là quốc hoa Việt Nam. Hình dáng tách trà là hình dáng của búp Sen chớm nở, được nâng đỡ bởi những cánh Sen mềm mại điêu khắc nổi trên nền xương sứ trắng.
Kích thước và dung tích tách trà thiết kế phù hợp cho những buổi Thiền Trà đủ để giữ trọn và ôm ấp vừa trong hai bàn tay cảm nhận trọn vẹn được hơi ấm, hương thơm và hương vị tinh khiết của tách trà.
Chén Trà phủ lớp men trong trên xương đất trắng mang tên “Tách Trà Sen Trắng” tượng trưng cho sự tinh khiết và thoát tục.
Tách trà phủ lớp men tro ngọc tự nhiên trên xương đất trắng mang tên “Tách Trà Sen Ngọc” tượng trưng cho sự cao quý thuần khiết, cốt cách thanh cao.
SÁCH PHÁP PHỤC THỐNG NHẤT
“...Việc thống nhất Pháp phục và Khoá tụng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cần thiết; đảm bảo tính thống nhất, tạo năng lượng tâm linh thiêng liêng, làm cho nghi lễ Phật giáo thêm phần trang nghiêm; đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.”
Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22/02/2022
Nguồn: Khoá tụng thống nhất; GHPGVN; NXB Tôn giáo 2022
LỜI GIỚI THIỆU
“Pháp phục” cũng gọi là đạo phục, sắc phục, y phục tức là y áo của Tăng Ni và Phật tử. Mặc y là một trong bốn nhu yếu (tứ sự) căn bản của tăng sĩ Phật giáo, thể hiện đời sống giản dị, ít muốn, biết đủ, thanh tịnh, trang nghiêm, vốn là những phẩm chất hướng đến sự giải phóng các trói buộc. Hơn nữa, trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo còn thể hiện bản sắc, đặc thù, khác với thường phục của người đời.
Theo Kinh tạng và Luật tạng được ghi chép, khi Đức Phật còn tại thế, giáo đoàn của Ngài vẫn giữ y phục của các hành giả khất sĩ đương thời. Nhưng sau khi được vua Tần Bà Sa La thỉnh cầu Đức Phật cho phép được cúng dàng y phục cho chư Tăng riêng biệt, do nhân duyên này, khi trên đường đi hóa độ, nhìn những thửa ruộng trên cánh đồng, Đức Phật đã hỏi Tôn giả Ananda: “Ông có thấy những thửa ruộng của cánh đồng này không?” và Ngài đã dạy Tôn giả Ananda lấy hình ảnh các thửa ruộng và góp nhặt các ô vải bỏ đi để may y phục cho chư Tăng theo hình tướng giống như các thửa ruộng ở Magadha, biểu tượng cho ruộng phúc. Từ đó, y phục (cà sa) của tăng sĩ có tên gọi là y ruộng phúc hay “Y Phúc Điền”, “Phúc Điền Y”.
Trong suốt chiều dài lịch sử, từ “Y Phúc Điền” do Đức Phật chế định với “tam y” vẫn được thừa kế và mang một ý nghĩa, tinh thần xuyên suốt cho pháp phục Phật giáo nói chung và Pháp phục Phật giáo Việt Nam nói riêng (ở cả 2 dòng Phật giáo nguyên thủy-Theravada và Phật giáo phát triển-Mahayana) với sự kế thừa những đặc điểm, tinh thần cơ bản của pháp phục Phật giáo là 3 y, hoại sắc (y không thuần một màu nào, mà tổng hợp bởi nhiều màu) cũng gọi là y giải thoát.
Pháp phục của Tăng Ni và Phật tử đã được Đức Phật chế định từ 26 thế kỷ trước, như: chư Tăng chư Ni thì mặc hoại sắc y, thiện nam tín nữ Phật tử thì mặc bạch y (đồ trắng). Trải qua không gian và thời gian dài cùng với những biến thiên lịch sử, pháp phục đã có nhiều thay đổi lớn. Khi đến mỗi quốc gia, dân tộc, để phù hợp với môi trường sinh sống, điều kiện khí hậu, phong tục, tập quán, tín ngưỡng bản địa, những bộ pháp phục đã được linh hoạt cải biến. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa khí hậu, vùng miền và là ngã ba đường của sự trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú và rất linh hoạt. Với tinh thần “tùy duyên bất biến, nhập thế độ sinh” của Phật giáo, pháp phục cũng luôn được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với phong tục tập quán, thời tiết khí hậu... nhưng vẫn giữ gìn được những đặc trưng cơ bản của chiếc y thời Đức Phật còn tại thế, như chiếc y (cà sa) bao giờ cũng có các điều tướng, khi đắp vào thì để trần vai bên phải. Đặc biệt, trong Phật giáo Bắc tông, ngoài “tam y nhất bát” chân truyền, còn có: Tử kim sa y, Tăng bào, Tăng mão, phất trần, thảo hài, v.v... của vua chúa ban tặng theo phẩm bậc của triều đình. Từ đó phát sinh nhiều loại pháp phục cho các Tăng Ni, từ đại chúng cho đến hàng giáo phẩm, lãnh đạo các sơn môn, tông phái và các tổ chức Giáo hội. Có thể nói, pháp phục của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nói riêng, các quốc gia theo Phật giáo Bắc tông nói chung, rất phong phú đa dạng từ màu sắc, chất liệu cho đến hình thức kiểu dáng. “Chiếc áo không làm nên thầy tu” nhưng thầy tu thì không thể thiếu chiếc áo. Thế nên, bất cứ tôn giáo hay đoàn thể nào cũng đều có sắc phục riêng. Sử dụng pháp phục đúng nơi, đúng lúc, đúng kiểu và chỉnh tề, chính là yếu tố quan trọng để trang nghiêm tự thân, trang nghiêm đạo tràng trong những giờ hành lễ cũng như lúc đi đường và lúc làm việc (Phật sự). Pháp phục cũng là một trong những phương tiện độ sinh của Phật giáo với tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời, đem ánh sáng Phật pháp đến cho nhân loại và chúng sinh, dìu dắt chúng sinh trên con đường giải thoát giác ngộ đồng thời góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trong lịch sử, đã bao lần Phật giáo được chấn hưng để góp phần đồng hành, phát triển nền văn hóa dân tộc. Từ thời Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, pháp phục của tu sĩ Phật giáo đã được chế định. Lần gần đây nhất, năm 1952, Đại hội thành lập Giáo hội Tăng già toàn quốc đã ban hành quy chế về phẩm phục của chư Tăng Ni toàn quốc thi hành toàn cõi Việt Nam. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thống nhất, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương tại chương X Điều 48 đã quy định các hình thức: Lễ phục, Giáo phục, Thường phục, của tăng sĩ Phật giáo. Điều đó cho thấy ý nghĩa quan trọng của pháp phục, sắc phục tăng sĩ đồng thời cũng cho thấy, đây luôn là nỗi trăn trở của Giáo hội và cũng là mong mỏi của các Tăng Ni, Phật tử hướng tâm Phật pháp về việc xây dựng đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hóa Phật giáo việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, nhiều Tăng Ni, Phật tử mặc pháp phục một cách tự do về cả kiểu dáng, chất liệu, màu sắc nên trong các nghi lễ Phật giáo chưa tạo được tính thống nhất, trang nghiêm, đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam. Hơn nữa, hầu hết y phục của Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam (Áo tràng, Áo La hán...) phần nhiều được mô phỏng theo pháp phục nước ngoài,... Vì vậy, trong các sự kiện quốc tế, chư Tăng Việt Nam dễ bị nhầm với tăng sĩ nước ngoài; trong khi đó, tăng sĩ các quốc gia khác (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Miến Điện, Thái Lan và Tích Lan...) lại không bị tình trạng tương tự.
Sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm, biến động của lịch sử, nước nhà đã thống nhất, trên nền cảnh đó, năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được thành lập bởi 9 hệ phái và đã cơ bản thống nhất về mặt tổ chức, ý chí và hoạt động theo phương châm của Hiến chương và Nội quy – Quy chế Tăng sự đề ra. Tuy nhiên, còn một số vấn đề về pháp phục, nghi thức tụng niệm, kiến trúc..., Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần từng bước hoàn thiện thống nhất trên tinh thần tôn trọng truyền thống của các hệ phái Phật giáo (văn hoá Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng). Sự thống nhất về pháp phục, y phục mang đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam cho Tăng Ni và Phật tử còn thể hiện chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá cội nguồn, tinh thần, ý nghĩa, truyền thống của pháp phục Phật giáo Việt Nam cũng như thực trạng pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện nay đã cho thấy, việc định hướng đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, năm 2015, Ban Văn hóa Trung ương đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao nhiệm vụ thực hiện Đề án “Định hướng đặc trưng pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ và di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, gồm có 4 nội dung được triển khai thành 4 đề án nhỏ, trong đó có đề án về Pháp phục Phật giáo Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc triển khai thực hiện đề án Pháp phục Phật giáo Việt Nam, Ban Văn hóa trung ương bước đầu nghiên cứu, thiết kế pháp phục thống nhất cho Tăng Ni, Phật tử các hệ phái, vùng miền trên phạm vi cả nước sử dụng trong các nghi lễ chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là nghi lễ quốc gia, quốc tế. Theo đó, việc nghiên cứu, định hướng xây dựng đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam được xác định trên cơ sở:
- Tinh thần cốt lõi/truyền thống của Pháp phục Phật giáo Việt Nam;
- Những tinh hoa văn hóa được tiếp thu, cải biến phù hợp với tư tưởng, văn hóa, môi trường, khí hậu... của các hệ phái, vùng miền trên đất nước Việt Nam (kiểu dáng, chất liệu, màu sắc) và đã trở thành truyền thống tốt đẹp; phù hợp với văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”;
- Nhu cầu thực tiễn tu tập, sinh hoạt của các nhà sư cũng như xu hướng hội nhập chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong khu vực và thế giới để xây dựng pháp phục Phật giáo hiện đại và mang dấu ấn thời đại; văn minh, lịch sự trong ứng xử, trong các nghi lễ, đặc biệt là các nghi lễ quốc gia, quốc tế, đối ngoại thể hiện tính trang nghiêm, thuận tiện, thân thiện, hài hòa...;
- Thực hiện nghiêm túc Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đó là: tôn trọng truyền thống (đảm bảo tính cốt lõi của pháp phục Phật giáo, truyền thống lịch sử, truyền thống các hệ phái);
- Thuận lợi cho việc nhận dạng, quản lý Tăng, Ni và Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau gần 10 năm nghiên cứu, thực hiện, Ban Văn hóa Trung ương phối hợp với các đơn vị đối tác, như: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Viện mẫu thời trang Việt Nam (Fadin), Tổng Công ty May 10, Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt Bảo Minh, tổ chức hàng chục cuộc họp, khảo sát, tọa đàm, hội thảo...; tích cực tiếp thu ý kiến góp ý của Tăng Ni các hệ phái Phật giáo Việt Nam, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, Phật tử, công chúng... để chỉnh sửa, bổ sung. Đồng thời, triển khai thử nghiệm trong một số nghi lễ quốc gia, quốc tế quan trọng, như: Đại lễ VESAK 2019, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 - 2022) và lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022 - 2027), Hội nghị Tăng sự toàn quốc năm 2019 và các sự kiện lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhận được sự đánh giá, đồng thuận cao. Bộ pháp phục Phật giáo Việt Nam (thuộc Đề án Pháp phục) sử dụng trong nghi lễ quốc gia, quốc tế mang đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam đã hoàn thành, đảm bảo đủ điều kiện ứng dụng vào thực tiễn và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt, triển khai thực hiện tại Quyết định số 140/QĐ-HĐTS ngày 20/07/2018; Quyết định số 347/QĐ-HĐTS ngày 25/12/2019 và Quyết định số 77/QĐ-HĐTS ngày 14/04/2021 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đã được đăng ký bản quyền tại Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả số 4591/2021/QTG ngày 05/07/2021 của Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đến nay, bộ pháp phục đang được Ban Văn hóa Trung ương phối hợp với Ban Trị sự các tỉnh, thành; các ban, ngành, viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lan toả và ứng dụng vào thực tiễn để các Tăng Ni, Phật tử thực hiện.
Nhân dịp Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc năm 2025 được tổ chức tại Việt Nam, ấn phẩm “Pháp phục Phật giáo Việt Nam” được ra mắt, giới thiệu bộ mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam sử dụng trong các nghi lễ quốc gia, quốc tế đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt bao gồm: các loại pháp phục (theo giáo phẩm, giới phẩm), màu sắc, kiểu dáng, quy cách, ý nghĩa và quá trình thực hiện, xây dựng bộ mẫu pháp phục. Qua đó giúp Tăng Ni, Phật tử, công chúng trong và ngoài nước nhận biết, nhận thức đúng đắn giá trị, ý nghĩa của pháp phục Phật giáo Việt Nam và tích cực ứng dụng, lan tỏa vào thực tiễn, gìn giữ đặc trưng pháp phục Phật giáo Việt Nam đồng thời thể hiện sự trang nghiêm, tính thiêng liêng của Phật giáo, sự đoàn kết thống nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, Nhóm biên soạn còn gặp hạn chế về thời gian, khả năng thu thập tư liệu nên chắc chắn òn có những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp tích cực để ấn phẩm được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2024
Hòa thượng Thích Thọ Lạc
Ủy viên thường trực HĐTS,
Trưởng Ban Văn hóa trung ương GHPGVN
SÁCH KINH TỤNG THỐNG NHẤT
LỜI GIỚI THIỆU
Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội thông qua hệ tư tưởng, giáo lý, triết lý Phật giáo. Đặc biệt là hệ thống kinh tụng với lời dạy uyên thâm, trí tuệ, thể hiện tinh thần từ bi, hỉ xả và cứu độ chúng sinh của đức Phật, Bồ tát, các cao tăng, thạc đức đã dần “cảm hóa” và dung hòa với tín ngưỡng bản địa tạo thành một sợi dây “gắn kết vô hình” trong cộng đồng. Trong đó, bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng đầu tiên ngay sau Đức Phật chứng đạo 7 tuần, tại Vườn Nai (Ấn Độ) để chuyển bánh xe chính pháp (“Turning of the Wheel of the Dham-ma”). Dhammacakka, Phạn ngữ thường được phiên dịch là ‘Vương Quốc của Chân Lý’, ‘Vương Quốc của sự Chính Đáng’, ‘Bánh Xe Chân Lý’. Như vậy, Dhammacakkhappavatana là vận chuyển bánh xe Chính pháp. Đây là bài pháp căn bản định hướng lối sống trung đạo và chỉ rõ bốn sự thật cao quý cho mọi người ứng dụng tu hành hướng tới đời sống giác ngộ, giải thoát và an lạc. Bốn sự thật ấy chính là chân lý về Khổ (dukkha), nguyên nhân sinh khổ (Dukkha-Samudaya), sự chấm dứt đau khổ (Dukkhanirodha) và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ (Dukkha-nirodha-Marga). Đặc biệt, tinh thần Trung đạo, tư tưởng Bát chính đạo (Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định), Tứ diệu đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) và các hệ tư tưởng khác của Phật giáo có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt khoa học và thực tiễn trong việc bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách con người trong xã hội, hướng con người đến bản tính Chân, Thiện, Mỹ. Bài pháp này là giáo lý nền tảng căn bản của Phật giáo và được xem là lõi Kinh, là thiện pháp tối thắng. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam, với hệ thống kinh điển Phật giáo rất đồ sộ, lại có nhiều dị bản; mỗi hệ phái ở mỗi vùng miền lại có các nghi thức tụng niệm với nhiều loại kinh tụng khác nhau, dẫn đến một thực tế, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện các nghi lễ tập trung thì mỗi hệ phái lại tụng một bài kinh khác nhau, từ đó tạo ra sự thiếu tính thống nhất và trang nghiêm trong thực hành nghi lễ. Năm 2015, Ban Văn hóa Trung ương đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao nhiệm vụ thực hiện Đề án “Định hướng đặc trưng pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc và di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, gồm có 4 nội dung được triển khai thành 4 đề án nhỏ, trong đó có đề án về Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam...
Sau khi nghiên cứu, khảo sát, trao đổi, tọa đàm, lấy ý kiến Tăng Ni các hệ phái Phật giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học..., kinh Chuyển Pháp Luân đã được lựa chọn, biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện và đã được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt. Tiếp theo kinh Chuyển Pháp Luân, một số bài kinh tụng cũng đã được lựa chọn, biên tập, hoàn thiện, phê duyệt (tại Quyết định số 139/QĐ.HĐTS ngày 20/07/2018 và Quyết định số 76/QĐ.HĐTS ngày 14/4/2021) và sử dụng trong khóa tụng thống nhất tuỳ theo thời lượng và mục đích cầu nguyện của từng khoá lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Như vậy, đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phê duyệt 6 bài kinh tụng chung thống nhất trong toàn Giáo hội, bao gồm:
1. Kinh Chuyển pháp luân (sử dụng trong các nghi lễ chung của Giáo hội, nghi lễ quốc tế, nghi lễ Phật đản);
2. Kinh Vô Ngã Tính (sử dụng trong nghi lễ Cầu Siêu với thời lượng ngắn);
3. Kinh A Di Đà (sử dụng trong nghi lễ Cầu Siêu với thời lượng dài);
4. Kinh Từ Bi (sử dụng trong nghi lễ Cầu An với thời lượng ngắn);
5. Kinh Dược sư (sử dụng trong lễ Cầu An với thời lượng dài);
6. Kinh Vu Lan báo hiếu (sử dụng trong nghi lễ Vu Lan).
Từ năm 2018, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất lấy bài Kinh Chuyển Pháp Luân là bài kinh tụng chung cho tất cả các Tăng Ni và Phật tử, các hệ phái Phật giáo Việt Nam ở trong, ngoài nước. Đây cũng là lần đầu tiên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có một bài kinh tụng chung (kinh Chuyển Pháp Luân) cho toàn thể các hệ phái thuộc Giáo hội trong các nghi lễ quốc gia, quốc tế.
Trên cơ sở nội dung kinh Chuyển Pháp Luân được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt, Ban Văn hóa Trung ương đã tích cực phối hợp với các hệ phái Phật giáo và Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố lan tỏa, phát huy dưới các hình thức khác nhau: in ấn phẩm, clip, âm nhạc,... và đặc biệt là việc triển khai nghiên cứu, lan tỏa kinh Chuyển Pháp Luân qua hình thức trụ kinh.
Theo lịch sử Phật giáo, trụ kinh đầu tiên đánh dấu nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân được vua A Dục ở Ấn Độ xây khoảng năm 249 trước Công nguyên tại vườn Lộc Uyển (Sarmath), nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên - kinh Chuyển Pháp Luân. Hiện nay, trải qua thời gian, trụ kinh không còn nguyên vẹn nhưng đã được tu bổ lại làm chứng tích. Ngoài ra, ở Ấn Độ, vua A Dục còn dựng thêm nhiều trụ kinh tại các thánh địa, như nơi Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo, Đức Phật Niết Bàn và những nơi có dấu chân của Đức Phật đến tu tập và hoằng hoá độ sinh. Ở Việt Nam, nhiều tư liệu nghiên cứu cho thấy, ngay từ khi mới du nhập, Phật giáo đã để lại dấu ấn đậm nét tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Dâu với nhiều bảo tháp được xây dựng, bộ kinh được dịch và tăng sĩ hoạt động hoằng pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho nhân dân. Trong đó, những cột kinh Phật, tháp thờ Phật đã hiện diện ở đó là những minh chứng sống động nhất cho triết lý, tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Đến thế kỷ 10, Phật giáo được các vị vua nhà Đinh, Tiền Lê quan tâm và đã lấy Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho việc trị nước, tiêu biểu như vua Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng nhiều chùa chiền, bảo tháp, cột kinh, sau đó là Nam Việt Vương Đinh Liễn cho dựng tại kinh đô Hoa Lư 100 cột đá khắc kinh Phật (trụ kinh) vào năm 973. Điều đó cho thấy, những trụ kinh Phật đã có từ rất sớm và đây là một trong những hình thức truyền bá tư tưởng, giáo lý Phật giáo hiệu quả qua các thời kỳ.
Nối tiếp truyền thống đó, Trụ kinh Chuyển Pháp Luân được dựng lên nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đặc trưng ngôn ngữ văn hóa Phật giáo Việt Nam và tinh thần dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới, đồng thời tiếp nối truyền thống Phật giáo thế giới và dân tộc; tạo quy chuẩn trụ kinh thống nhất cho các hệ phái, vùng miền trên phạm vi cả nước. Theo đó, Trụ kinh Chuyển Pháp Luân đã được nghiên cứu, thiết kế với hình thức Trụ kinh là biểu tượng hóa nội dung kinh Chuyển Pháp Luân; được kế thừa, phát huy ý nghĩa, tinh hoa Trụ đá của vua A Dục (272 - 236 TCN) ghi dấu những bước chân hoằng hóa độ sinh của Đức Phật ở Ấn Độ đương thời và Trụ kinh Lăng Nghiêm thời Tiền Lê (thế kỷ 10) dựng tại chùa Nhất Trụ (Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam) với ước nguyện giáo lý Phật đà được lan toả khắp chốn nhân gian, làm vơi đi những nỗi đau khổ của kiếp nhân sinh. Trụ kinh khắc bài kinh Chuyển Pháp Luân bằng 3 thứ tiếng: tiếng Pali, tiếng Việt và tiếng Anh, với mong muốn được dựng tại Vườn Nai (Ấn Độ), nơi Đức Phật đã thuyết giảng bài kinh này và đồng thời lan toả tại các tự viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần tang thêm nhận thức, ứng dụng lời dạy của Đức Phật, từ đó hướng tín đồ, Phật tử tu tâm dưỡng tính, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ; xây dựng một cộng đồng nhân loại thực sự hoà bình và hạnh phúc. Phương án thiết kế Trụ kinh đã được lấy ý kiến góp ý của Tăng Ni các hệ phái Phật giáo, các chuyên gia, nhà khoa học, công chúng thông qua các buổi họp, tọa đàm, hội thảo, triển lãm... và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt, đăng ký bản quyền tác giả và ứng dụng vào thực tiễn.
Nhân dịp Đại lễ VESAK Liên Hiệp Quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam, ấn phẩm “Kinh tụng Phật giáo Việt Nam” được ra mắt, giới thiệu toàn văn bài kinh Chuyển Pháp Luân và Trụ kinh Chuyển Pháp Luân (nội dung, hình thức, ý nghĩa biểu tượng). Qua đó giúp Tăng Ni, Phật tử, công chúng nhận biết, nhận thức đúng đắn giá trị, ý nghĩa của bài kinh tụng chung Phật giáo Việt Nam và tích cực thực hành, ứng dụng, lan tỏa vào thực tiễn, gìn giữ đặc trưng ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam đồng thời thể hiện sự trang nghiêm, tính thiêng liêng của Phật giáo, sự đoàn kết, thống nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, Nhóm biên soạn còn gặp hạn chế về thời gian, khả năng thu thập tư liệu nên chắc chắn còn có những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp tích cực để ấn phẩm được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2024
Hòa thượng Thích Thọ Lạc
Ủy viên Thường trực HĐTS
Trưởng Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN
SÁCH “BẢO VẬT QUỐC GIA
TINH HOA DI SẢN PHẬT GIÁO VIỆT NAM”
LỜI GIỚI THIỆU
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam gần hai nghìn năm trước đây, Phật giáo đã đồng hành và trở thành một thành tố hữu cơ của lịch sử dân tộc, đóng góp một phần quan trọng tạo dựng lên tầm vóc, bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Rất nhiều di sản văn hóa vật thể của Phật giáo, bao gồm các tác phẩm kiến trúc, hệ thống tượng pháp, lễ khí/pháp khí, đồ thờ hoặc di sản tư liệu như mộc bản, minh văn trên chuông, bia được hình thành, trường tồn cùng chiều dài lịch sử dân tộc, gắn bó mật thiết với đời sống tâm linh của người dân. Nhiều di sản văn hóa vật thể của Phật giáo Việt Nam đã được công nhận là Bảo vật quốc gia với ý nghĩa “là di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học” (Luật Di sản văn hóa 2024, Điều 3, Mục 8). Theo thống kê, tính đến đầu năm 2025, trải qua 13 đợt công nhận, trong tổng số 327 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, có 87 hiện vật và nhóm hiện vật của Phật giáo, đặc biệt trong đó có 01 hiện vật được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cuốn sách này, với tên gọi Bảo vật quốc gia – Tinh hoa di sản Phật Giáo Việt Nam (National Treasures - The Quintessence of Vietnam's Buddhist Heritage) là một ấn phẩm đặc biệt với hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, được bắt đầu từ mong muốn tha thiết có thể giới thiệu những hình ảnh và thông tin có tính toàn diện, cô đọng, hệ thống và sinh động nhất về 87 bảo vật quốc gia của Phật giáo Việt Nam với độc giả trong và ngoài nước. Phật giáo, với tư cách là một thành tố quan trọng của văn hóa truyền thống Việt nam, cùng với mọi hình thức thể hiện của mình luôn thu hút sự quan tâm và có nhu cầu được khám phá cặn kẽ. Các hiện vật của Phật giáo Việt Nam được tôn vinh là bảo vật quốc gia càng xứng đáng được tìm hiểu và giới thiệu đầy đủ hơn nữa bởi những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh, thẩm mỹ được kết tinh thành tinh hoa văn hóa trong chúng. Cuốn sách này được biên soạn, ấn hành còn bởi nằm trong một chương trình mục tiêu bao quát hơn: từng bước dựng cơ sở dữ liệu đa phương tiện cho phép triển khai nhiều hơn nữa các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.
Về tổng thể nội dung, cuốn sách có thể được coi là một ấn phẩm giới thiệu về 87 Bảo vật quốc gia của Phật giáo thông qua những hình ảnh, thông tin giới thiệu nội dung những chiều cạnh tiêu biểu, những giá trị tinh hoa của các bảo vật này. Các hình ảnh được giới thiệu là những bức ảnh được các chuyên gia thực hiện trong thời gian gần đây nhất, trực tiếp tại những nơi bảo vật được lưu giữ hiện nay như các tự viện, các đình, đền, các bảo tàng, ngoại trừ một số rất ít bảo vật vì nguyên nhân bất khả kháng như đã hư hoại hoặc tại thời điểm chụp tạm thời không cho phép tiếp cận. Các thông tin nội dung đối với mỗi bảo vật được biên soạn bởi các chuyên gia với một sự công phu, thái độ cẩn trọng và nghiêm túc nhất có thể, vừa đảm bảo tính tư liệu, nguyên gốc, toàn diện, nhưng đồng thời cũng đảm bảo tính độc bản, sinh động của hiện vật và đời sống đương đại của hiện vật. Cuốn sách được thể hiện bằng hai phiên bản với hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh.
Về cấu trúc cuốn sách, việc tiếp cận 87 bảo vật được phân loại theo niên đại lịch sử Việt Nam gồm 4 thời kỳ cơ bản: Thời kỳ từ trước Công nguyên đến thế kỷ X; Thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV); Thời kỳ Lê sơ - Mạc - Lê Trung hưng - Tây Sơn (thế kỷ XV - XVIII); Thời kỳ nhà Nguyễn (thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX). Trong mỗi thời kỳ, danh sách các bảo vật được xếp theo bảng chữ cái để tiện tra cứu. Bốn giai đoạn này cũng tương ứng với một trong những cách phân kỳ phổ biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đồng thời gắn bó mật thiết với các giai đoạn phát triển của lịch sử mỹ thuật Phật giáo. Cấu trúc này hướng đến việc tiếp cận diện mạo và tinh hoa di sản Phật giáo Việt Nam vừa theo thời gian tuyến tính vừa theo lát cắt về đối tượng là các bảo vật gắn với không gian nơi phát tích hoặc lưu giữ chúng hiện nay.
Mỗi bảo vật được giới thiệu trên cơ sở những thông tin khai thác từ hồ sơ tư liệu theo quy định được lưu trữ bởi Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cùng với các khảo sát, nghiên cứu riêng của chuyên gia thuộc nhóm biên soạn ngõ hầu giúp độc giả hiểu rõ những điểm chính sau: Thứ nhất, thông tin chung của bảo vật, gồm: Tên bảo vật; niên đại, thời kỳ lịch sử; chất liệu tạo tác; kích thước, trọng lượng; số lượng (nếu là nhóm/bộ sưu tập hiện vật); địa điểm lưu giữ hiện vật. Thứ hai, đặc điểm chi tiết của bảo vật, gồm: Nguồn gốc, xuất xứ của hiện vật (nếu có); đặc điểm hình thức, trang trí, nội dung thể hiện trên hiện vật; hiện trạng bảo quản của hiện vật; các thông tin khác liên quan đến hiện vật. Thứ ba, các tiêu chí giá trị, ý nghĩa đặc sắc, tinh hoa của bảo vật quốc gia: Tính độc bản, tính toàn vẹn, tính giá trị (như giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, tinh thần và các giá trị khác); đánh giá tính đương hiện nhằm mô tả bảo vật một cách đa chiều, sống động trong mối quan hệ với không gian, bối cảnh của nơi mà bảo vật đang được lưu giữ. Thứ tư, tiềm năng nghiên cứu, phát huy giá trị của bảo vật: Giá trị của bảo vật đối với nghiên cứu khoa học; giá trị của bảo vật đối với hoạt động trưng bày, triển lãm, bảo tồn; các tiềm năng khác trong việc phát huy giá trị của bảo vật. Ngoài ra, với nỗ lực có thể cung cấp nhiều dữ liệu hơn nữa, trong cuốn sách cũng thể hiện QRcode dẫn đến phim tài liệu ngắn (ngôn ngữ tiếng Anh, phụ đề tiếng Việt) về từng bảo vật. Những bộ phim này do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhà sản xuất phim VietPictures chủ trì thực hiện, được tài trợ bởi PVGAS, Geleximco.
Cuốn sách này là kết quả của sự hợp tác, phối hợp giữa Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban Văn hóa Trung ương, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, được khơi nguồn từ nhiều nhân duyên tốt đẹp, thể hiện tâm huyết của nhiều chư tôn đức tăng ni và các chuyên gia, nhà nghiên cứu đối với văn hóa Phật giáo Việt Nam riêng, cũng như lịch sử, văn hóa Việt Nam nói chung.
Cuốn sách được đến tay độc giả ngày hôm nay là kết quả ban đầu vô cùng đáng quý của những ngày tập trung làm việc cao độ và phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong Ban Tổ chức, các nhà nghiên cứu, các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế, dịch giả, các chuyên gia thẩm định, hiệu đính v.v. Cuốn sách cũng là thành quả, trái ngọt có được từ hạt giống nhiệt tâm ủng hộ của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Trước tiên, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo, hộ trì từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với chủ trương thực hiện cuốn sách. Bên cạnh đó, sự phối hợp quý báu từ lãnh đạo và các cán bộ của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các bảo vật quốc gia cũng được chúng tôi ghi nhận sâu sắc. Trong quá trình triển khai, nhóm thực hiện đã nhận được nhiều sự ủng hộ và cố vấn chuyên môn từ TT.TS. Thích Đức Thiện, PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, GS.TS. Nguyễn Văn Kim, GS.TS. Vũ Minh Giang, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền. Đặc biệt quan trọng là sự giúp đỡ nhiệt thành đối với việc khảo sát, chụp ảnh hiện vật của các chư tôn đức thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Ban trị sự Giáo hội Phật giáo các địa phương, các chư tôn đức tăng ni trụ trì các tự viện, các cụ thủ nhang đền, đình, các đồng chí lãnh đạo, nhân viên các bảo tàng, các ban quản lý di tích - những người đang trực tiếp đảm trách việc quản lý, lưu giữ và phát huy giá trị các bảo vật. Việc tổ chức biên soạn, phiên dịch cuốn sách cũng ghi dấu sự tài trợ của Quỹ Văn hóa Trúc Lâm thuộc Viện Trần Nhân Tông với nguồn kinh phí thiện tâm, hào phóng từ Quỹ Vì tầm vóc Việt, Tập đoàn TH. Kinh phí xuất bản cũng được xã hội hóa thông qua nhiều hoạt động kêu gọi từ Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Mỗi bảo vật Phật giáo được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam đều là độc bản, có hình thức độc đáo, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học, hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại. Vì vậy, mỗi bảo vật chính là một viên ngọc quý, 87 viên ngọc quý đó được xâu kết với nhau bởi sợi chỉ đỏ của tinh hoa văn hóa Phật giáo Việt Nam trở thành một chuỗi Phật châu độc đáo mà những người tham gia biên soạn, xuất bản cuốn sách vinh dự và tự hào được đóng góp làm tặng phẩm chính thức cho quý vị đại biểu nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hiệp quốc lần thứ 20 được tổ chức vào năm 2025 tại Việt Nam.
Mỗi di sản - bảo vật quốc gia Phật giáo trong cuốn sách này là một mảng màu ghép độc đáo tạo nên bức tranh biểu đạt về bề rộng, chiều sâu tinh hoa văn hóa Phật giáo Việt Nam, chứa đựng những kết tinh của lịch sử và hơi thở của đời sống văn hóa đương đại. Với tham vọng giới thiệu được đầy đủ, trung thực và sống động nhất tất cả những bảo vật này trong một cuốn sách, ở lần đầu được thực hiện, chắc chắn nhóm biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Chúng tôi mong nhận được những chia sẻ, đóng góp chân tình của các quý vị độc giả để có cơ hội chỉnh sửa, cập nhật ở những lần tái bản sau.
Hà Nội, những ngày tháng 4 năm 2025
Thay mặt nhóm biên soạn
Hòa thượng Thích Thọ Lạc
Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh
Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc Gia Hà Nội
HUY HIỆU VESAK 2025
Chủ đề Vesak LHQ 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh:
“ĐOÀN KẾT VÀ BAO DUNG VÌ NHÂN PHẨM CON NGƯỜI: TUỆ GIÁC PHẬT GIÁO VÌ HÒA BÌNH THẾ GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
Ý nghĩa Phật đản không chỉ tôn vinh ba sự kiện thiêng liêng Đản sinh, Thành đạo, Niết bàn của Đức Thế Tôn, mà còn nhấn mạnh vai trò của Phật giáo trong việc kiến tạo hòa bình, giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng một thế giới bền vững. Qua ánh sáng của đoàn kết, bao dung và tuệ giác, Hòa thượng gửi gắm thông điệp yêu thương, trách nhiệm và hy vọng cho nhân loại trong thời đại mới.
*******************