01/09/2020 06:30

Tiêu điểm "Mùa Vu lan Báo hiếu" - Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo phát hành số báo 351 đặc biệt đón mừng Vu lan thắng hội

PSO – Tạp chí Văn hóa Phật giáo (TC VHPG) chào mừng bạn đọc đến với số báo đặc biệt 351 đón mừng “Vu Lan thắng hội”! Trong số này, Ban Biên tập (BBT) trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả các bài viết hay, đặc sắc của quý chư Tôn đức, các vị Học giả, các cộng tác viên thân thiết trên chuyên trang bán nguyệt san Văn hóa Phật giáo. Đặc biệt năm nay, TC VHPG số 351 được phát hành định kỳ vào ngày 01 tháng 9 lại thuận duyên gần với ngày Rằm tháng 7 âm lịch trong mùa Đại lễ Vu Lan PL. 2564 - DL. 2020. Càng hoan hỷ hơn nữa với ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng khi đồng bào cả nước cùng hân hoan đón chào ngày Lễ Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020).   Trước tiên, mượn lời “Thư Tòa soạn” TC VHPG số 351, kính gửi đến quý bạn đọc gần xa đôi dòng giới thiệu về ý nghĩa đặc biệt của số báo này: “Kính thưa quý độc giả! Số báo 351 này là số báo đặc biệt mừng Vu-lan thắng hội. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo xin cùng với chư độc giả thành tâm cùng hướng đến một sự kiện trong đại của Phật giáo trong năm, cùng tưởng nghĩ đến tứ trọng ân, đặc biệt là công ơn cha mẹ từ nhiều kiếp cũng như các bậc sinh thành trong hiện kiếp; cũng là nhớ đến ơn đức của mọi ân nhân, thân bằng quyến thuộc Từ số báo 350 đến số báo này, như quý vị độc giả đã thấy, tờ báo đã có nhiều cải tiến cụ thể cả về hình thức lẫn nội dung. Từ nay, tất các các số báo đều in màu, bìa báo dày hơn trước, cỡ chữ của văn bản nội dung cũng được nâng lên cho dễ đọc. Còn ứng dụng công nghệ số với mã Code QR giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với văn bản và file âm thanh nghe đọc mọi lúc mọi nơi khi sử dụng điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, Tạp chí cũng đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp Mã số tiêu chuẩn Quốc tế cho Xuất bản phẩm nhiều kỳ ISSN. Tạp chí đang từng bước hướng đến sự hội nhập cùng hệ sinh thái số trong hành trình hội nhập với truyền thông Phật giáo thế giới. Như đã thông báo, từ nay, các bản in của VHPG sẽ biếu tặng đúng địa chỉ bạn đọc có nhu cầu, biếu tặng đến văn phòng các Ban Trị sự, các phòng đọc sách, các thư viện, các phòng chờ ở các cơ quan…Chúng tôi đang cố gắng lập các điểm phát hành ở một số tỉnh thành để thuận tiện trong việc biếu tặng ấn phẩm đúng địa chỉ, đúng đối tượng. Chúng tôi luôn nỗ lực để cải tiến tờ báo phù hợp với xu thế phát triển của thời công nghệ 4.0. Đặc biệt kính tri ân chư Tôn đức Tăng ni, quý Doanh nghiệp và quý Phật tử đã hưởng ứng lời kêu gọi và đã phát tâm hỗ trợ tịnh tài để ín ấn phẩm số báo 351 nhằm tạo thuận duyên góp phần cùng tòa soạn chuyển tải tư tưởng, chân lý Phật Đà cùng với nét đẹp Văn hoá Phật giáo đến khắp tha nhân. Kính mong chư độc giả tiếp tục ủng hộ chúng tôi. Xin kính chúc quý độc giả luôn được thân tâm an lạc!” (“Thư Tòa soạn” – TC VHPG số 351) Lễ hội Vu Lan trong tâm thức và truyền thống Văn hóa Phật giáo. Tạp chí VHPG số 351 đặc biệt hướng về sự kiện trọng đại “Vu Lan thắng hội” trong tháng 7 hàng năm của Phật giáo nước nhà. Trong không khí ấm áp, trang nghiêm, thành kính của mùa Đại lễ Vu Lan PL. 2564 - DL. 2020, Bài viết “Vu Lan trong tinh thần ngày Tự tứ” của Hòa Thượng Thích Huệ Thông như suối nguồn yêu thương đã gợi nhắc, gợi nhớ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật với chữ Hiếu thiêng liêng cao đẹp cùng sự tôn vinh, ngợi ca hình ảnh cao cả, công đức cao vời của Cha Mẹ: “Vu Lan lại trở về với người con Phật và những người con hiếu đạo. Trên tinh thần này, chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm và đọc lại bài kinh số 31 – “Ngang Bằng Với Phạm Thiên” - Phẩm IV – “Sứ Giả của Trời”, trong Tăng Chi Bộ Kinh III, Đức Phật dạy: “Những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên”. Ở đây, cha mẹ được Ngài ví như Phạm Thiên, bởi vì cha mẹ giúp đỡ con cái rất nhiều trong việc yêu thương, dưỡng dục và đưa chúng ta vào đời. Qua bài viết, Hòa Thượng đã có lời tâm huyết khuyên dạy ân cần thiết thương đến với những người làm con và Phật tử là phải luôn ghi nhớ và thấu hiểu công ơn trời biển của hai đấng sinh thành với ý nghĩa “Tri ân và Báo hiếu” trong mùa Vu Lan hàng năm. Một vẻ đẹp văn hóa Phật giáo đậm đà tính nhân bản sâu sắc hòa quyện trong truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc từ hàng nghìn năm nay: “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần Tri ân và Báo ân, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, tinh thần Hiếu đạo, Biết ơn tổ tiên, lòng Hiếu kính với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, hướng về cội nguồn dân tộc, ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ và đồng bào đã quên mình, sẵn sàng hy sinh cho nền hòa bình, độc lập, tự do muôn đời của non sông đất nước.. Lễ hội Vu Lan là mùa báo ân, báo hiếu đáp đền ơn cha nghĩa mẹ nhiều đời nhiều kiếp trong mối tương quan nhân quả, luân hồi và mở rộng ra là tinh thần báo hiếu đến tất cả chúng sinh trong nghi lễ hồi hướng cầu siêu “Xá tội vong nhân”. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan hàng năm từ lâu đã in đậm trong tâm thức và đời sống văn hóa tâm linh không chỉ với riêng Phật tử chúng ta mà còn có thể xem là một ngày đặc biệt tôn vinh văn hóa truyền thống gia đình Việt trong cộng đồng. “Thật vậy, công ơn cha mẹ rất lớn đối với con cái. Vì thế, trong Phật Giáo nói riêng và nền văn hóa tâm linh dân tộc nói chung, sự báo hiếu công ơn cha mẹ là một trong những biểu tượng văn hóa tâm linh cao nhất được đề cao xuyên suốt trong dòng chảy lịch sử dân tộc và nó trở thành một ngày riêng biệt, một Lễ hội đặc thù với danh xưng Lễ hội Vu Lan. Vì lý do đó, Vu Lan không còn là của riêng Phật giáo mà nó trở thành ngày lễ hội văn hóa tâm linh không thể thiếu trong mọi người con hiếu đạo.”  Trong bài viết, Hòa Thượng đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm và bổn phận của con cái đối với cha mẹ là phải “Tri ân và Báo hiếu công ơn cha mẹ”, bởi đó không chỉ là trách nhiệm và bổn phận mà còn là đạo lý, là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là một trong những biểu tượng văn hóa tâm linh cao đẹp nhất từ hàng nghìn năm nay mang đậm dấu ấn trong tính cách và tâm hồn người Việt Nam ta. Chữ Hiếu trong Lễ Vu Lan của Đạo Phật được thể hiện ở thái độ biết ơn chân thành, lòng tri ân thành kính thiết tha và những hành động báo đáp thiết thực nhất từ đời sống vật chất đến tinh thần của các thế hệ con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lối sống Hiếu nghĩa này đã trở thành lẽ sống chuẩn mực và đi vào đời sống tâm hồn người Việt Nam ta như hơi thở và ở lại trong kho tàng tục ngữ ca dao phong phú của dân tộc mà ngay từ thuở còn nằm nôi, mỗi người chúng ta đã từng được nuôi dưỡng và tắm mát trong từng lời ru ngọt ngào đằm thắm dung dị thiết thương của bà của mẹ. Bài học đầu đời ươm mầm tuổi ấu thơ em chính là bài ca Hiếu đạo ca ngợi công ơn sinh thành dưỡng dục, chín chữ cù lao, đức hi sinh như trời cao biển rộng của mẹ cha:     - “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. - “Công cha nặng lắm ai ơi! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”  - “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương”  Giữa dòng đời hối hả tất bật và dòng xoáy mưu sinh trong thời buổi kinh tế thị trường, vẫn còn đâu đó sự tác động của giá trị vật chất kéo theo những hệ lụy cùng những mặt trái tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh nhiều tiêu cực, biến tướng dẫn đến sự suy thoái đạo đức ở một số người, trong đó có một bộ phận lớp trẻ bị cuốn vào lối sống thực dụng chỉ biết hưởng thụ mà chạy theo lợi ích của đồng tiền và danh vọng rồi bỏ quên cha mẹ, bất kính, phụ bạc, vô tâm, vô cảm trước ân tình phụ mẫu thậm chí còn ngược đãi, bạo hành cha mẹ thì tinh thần “Tri ân - Báo ân”, tôn vinh và đề cao chữ Hiếu trong mỗi mùa Vu Lan của Phật giáo lại càng trở nên có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết. Ngày lễ hội Vu Lan hàng năm chính là sự trở về, là nền tảng đạo đức để vun bồi, trưởng dưỡng tâm thiện lành, lòng yêu thương, sự tôn kính, quý trọng hai đấng sinh thành và ý thức báo ân, tìm về nguồn cội, hành động hiếu nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng mẹ cha và cách hành xử sao cho đúng với trách nhiệm và bổn phận làm con, đáp đền ân trọng, giữ tròn đạo Hiếu: - “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con”  - “Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau” - “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”  - “Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển. (Kinh Tương ưng) Qua từng lời dạy ân cần, tinh tế, Hòa thượng đã thức tỉnh trong ta những lời nhắc nhở, khuyên răn và định hướng soi đường cho mỗi người chúng ta nhận ra giá trị đích thực, ý nghĩa tích cực và hướng thiện của ngày lễ Vu Lan: “Vu Lan, tiếng Phạn gọi là ullambana, Trung Hoa dịch là Giải Đảo Huyền. Trong đó, từ “Giải” nghĩa là sự giải cứu, giải thoát nỗi khổ, “Đảo Huyền” chỉ cho nỗi đau khổ cùng cực của chúng sanh trong địa ngục, những gì họ phải trả do những ác nghiệp đã làm trong quá khứ. Vậy Vu Lan mang nhiều ý nghĩa tích cực không những giúp cho người đã quá vãng có cơ hội được thoát khỏi cảnh khổ mà còn giúp cho người sống thấy được “Nhân - Quả” để hướng thiện và làm lợi ích cho xã hội.”   Hòa thượng đặc biệt nhấn mạnh tinh thần hướng thượng cao đẹp của “Vu Lan trong tinh thần ngày Tự tứ”. Bởi rằng: “Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm Tháng 7, điều này còn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Sau ba tháng an cư, đạo hạnh và giới luật của chư Tăng càng tăng trưởng, là ngày hoan hỷ của hàng Tăng chúng khắp nơi, ngày ấy được gọi là ngày “Tự tứ”. Nét đẹp truyền thống Tự tứ vẫn được giữ đến ngày nay, để kết thúc mùa An cư Kiết hạ, chư Tăng Ni tại các trường hạ đều tiến hành ngày Tự tứ. Như chúng ta đã biết, ngày Tăng Tự tứ là ngày mà đại chúng phát lồ sám hối, mỗi cá nhân đem lỗi mà mình mắc phải bạch trước đại chúng và xin sám hối, tự khắc kỷ bản thân là không bao giờ phạm phải nữa, kế đến tha thiết khẩn cầu đại chúng chỉ rõ những lỗi lầm sai phạm của mình để kịp thời khắc phục chuyển hóa bản thân. Có thể nói đây là một tinh thần tu tập rất tự giác, một ý chí hướng thượng rất tuyệt vời, một hình ảnh vô cùng cao đẹp mà trên thế gian này hiếm có một tôn giáo nào thực hiện được điều đó. Đồng thời với ý nghĩa cao thượng lễ Vu lan trong tinh thần ngày Tự tứ còn là cơ hội quý báu để hàng Phật tử gieo trồng “nhân lành” phước thiện trên mảnh đất thanh tịnh này. Các lễ vật đúng như pháp để cúng dường chúng Tăng nhân cơ hội này được gọi là Tứ sự cúng dường bao gồm “Y phục, Sàng tọa, Ẩm thực và Y dược” Lễ hội Vu lan hàng năm là ngày truyền thống Tri ân và Báo hiếu của Phật giáo. Đây là ngày những người con hướng về công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nhân dịp ngày chúng Tăng ra hạ (Tự tứ), giới hạnh thanh tịnh, các người con chí hiếu sắm sửa lễ vật cúng dường để hồi hướng công đức cho cha mẹ mình. Nghĩa cử này giúp người con không những biết về hạnh “Báo hiếu” mà còn học được hạnh “Tri ân và Báo ân”. Vì thế, ngày Vu lan giúp kết nối từ thế hệ cha mẹ sang thế hệ con cái và từng thành viên trong gia đình cũng như xã hội. Đặc biệt, khi nói về Vu lan, ta không đơn thuần nói về sự  trả hiếu cho cha mẹ bằng cách cúng dường Tăng chúng trong ngày Tự tứ. Bởi vì công ơn cha mẹ thật rộng lớn, nên ta không thể dùng một ngày trong một năm mà có thể trả hết được. Như vậy, Báo hiếu phải đúng cách và đúng pháp trên tinh thần giác ngộ trong đạo Phật, tự giác, tỉnh thức để thường xuyên hướng thượng, hướng thiện, hướng về Tam Bảo và đáp đền ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha. (Trích dẫn và có đôi dòng Cảm nhận từ Bài viết “Vu Lan trong tinh thần ngày Tự tứ” của Hòa Thượng Thích Huệ Thông – TC VHPG 351) Vẫn luôn nhớ rằng: -  “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”. (Kinh Nhẫn Nhục)  - “Vui thay hiếu kính Mẹ Vui thay hiếu kính Cha Vui thay kính Sa môn Kính bậc Thánh vui thay” (Kinh Pháp Cú)  “Tuổi trẻ và Vu Lan” dưới góc nhìn Phật giáo – Những bước đi đầu tiên từ “Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo” và các “Khóa tu mùa hè” “Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân, Đức Phật có dạy rằng: “Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi giáp vòng hòn núi Tu Di cũng không trả hết công ơn của cha mẹ”… Vì những lẽ trên, ngày Lễ Vu-lan ngày càng được bồi đắp, góp phần làm sáng đạo lý của dân tộc Việt Nam. Đối với tuổi trẻ, ngày lễ Vu-lan này có tác động như thế nào với các em? Nhìn từ góc độ nhà Phật, Phật giáo đã làm những gì để tác động đến tâm thức cũng như những hành động của tuổi trẻ thời công nghệ 4.0? … Nhận thấy tầm quan trọng việc giáo dục đạo đức Phật giáo cho tầng lớp thanh thiếu nhi, vì vậy, trong các kỳ tổ chức Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo và các Khóa tu mùa hè được Phân ban Thanh thiếu nhi tổ chức, quý Thầy, quý Sư cô trong Phân ban xây dựng nhiều chương trình, hoạt động cụ thể như: Thuyết giảng, Thắp nến cầu nguyện, Gameshow “Hồi trống pháp”, Các trò chơi dân gian lớn, nhỏ, sinh hoạt tập thể, dấu ấn chợ xưa, Cuộc thi Văn nghệ, đốt lửa trại, viết nhật ký hội trại… được lên kế hoạch một cách chi tiết và công phu. Mỗi hoạt động là những sắc màu, mang những ý nghĩa thiêng liêng, nhân đạo, nhân văn cho giới trẻ. … Có thể thấy “Đạo Phật là một tôn giáo hòa bình” đã góp phần ổn định đạo đức của giới trẻ, tác động tích cực đến với mọi gia đình, chuyển hóa các bạn biết yêu thương cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, đó cũng là niềm mong mỏi lớn nhất của lãnh đạo Trung ương Giáo hội trong nhiệm kỳ 8 đã nhấn mạnh: “Tập trung vào việc giáo dục giới trẻ sống hướng thiện, hướng thượng, sống tốt đời đẹp đạo”. (Trích bài viết “Tuổi trẻ và Vu-lan - Góc nhìn từ Phật giáo” – TT. Thích Phước Nghiêm - TC VHPG 351) Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông. Cùng nói về chữ Hiếu nhưng với những trăn trở suy tư: “Vì sao phải hiểu nhau? Và những câu chuyện kể “chuyện đạo chuyện đời” như câu chuyện “Bài thi tuyển dụng kỳ lạ” và lời đề nghị cũng thật “lạ kỳ” đến khó hiểu từ nhà tuyển dụng: “Tôi có một yêu cầu nhỏ. Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ. Rồi sáng hôm sau anh đến đây gặp tôi”. Và kết quả như thế nào? Cùng những chiêm nghiệm với “Hạnh lắng nghe”. Bởi vì nếu muốn truyền thông hiệu quả, bước đầu tiên là ta phải “Biết lắng nghe”. Lắng nghe trong nhà Phật là pháp môn tu đặc biệt mà Đức Quán Thế Âm đã áp dụng. Kết nối truyền thông bằng ái ngữ và tâm thương yêu, không chỉ người trẻ, mà ngay cả người lớn cũng phải biết “lắng nghe” và “nhìn lại”. Thực hành hạnh Hiếu là nhằm kết nối tương thông với cha mẹ và cả với những người xung quanh, anh chị em tạo nên một “cộng đồng hiếu hạnh” trong đó “Truyền thông với tính chất nuôi dưỡng và chữa trị là thức ăn cho việc duy trì các mối quan hệ”.    Trong tinh thần ấy, hãy mở lòng trước một mùa Vu lan đang đến... (Trích từ bài viết “Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông” - Nguyên Cẩn -TC VHPG 351) “Tiết Trung nguyên Phổ độ” - Xá tội vong nhân trong Đại lễ Vu-lan Phật giáo Bắc truyền. Dưới góc nhìn Phật giáo, Thượng tọa Thích Tâm Mãn đã có bài viết giảng giải phân tích chi tiết về “Tiết Trung nguyên Phổ độ” - Xá tội vong nhân trong Đại lễ Vu-lan Phật giáo Bắc truyền” nhằm khai mở và phân biệt ý nghĩa của “Tiết Trung Nguyên” khi so sánh quan niệm của Đạo giáo và Phật giáo cùng rất nhiều cơ sở văn hóa chính thống trong các văn bản và tài liệu sử sách nước ta như Đại Việt Sử ký toàn thư để khẳng định ý nghĩa Nhân văn và Hiếu đạo của Đại lễ Vu Lan – Rằm tháng Bảy: “Tiết Trung Nguyên từ một lễ tiết cúng cấp cho các loài ngạ quỷ của Đạo Giáo, trở thành một lễ tiết văn hóa mang đậm nét nhân văn hiếu đạo của Đông độ. “Trung Nguyên Phổ Độ” trong Đại Lễ Vu Lan Phật Giáo Bắc Truyền, mang dấu ấn tinh thần báo hiếu và từ bi của Đạo Phật, được phổ biến rộng rãi trong dân gian, đã trở thành một lễ hội quan trọng nhất trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Đông Độ, đồng thời thể hiện sự tùy duyên bất biến của Đạo Phật, trong nguyện lực hoằng pháp lợi sinh”. Trong đó đề cao: “Ý niệm Đạo tràng Phổ độ chúng sanh do ngài Địa Tạng Bồ-tát làm giáo chủ. Ngày 30 tháng Bảy đóng cửa địa ngục của Đạo giáo trở thành ngày phổ độ chúng sanh của Địa Tạng vương Bồ-tát… Cho nên tiết Trung nguyên được gọi là “Trung nguyên Phổ độ”, với ý nguyện bình đẳng độ thoát hết thảy muôn loài, và trong dân gian gọi là ngày “Xá tội vong nhân” đều có nguồn gốc từ đây.” … Đại lễ Vu-lan còn được gọi là Tiết Trung nguyên, đây là một danh từ được rất nhiều sử sách nước ta thường gọi chỉ cho Đại lễ Vu-lan Rằm tháng Bảy. Đại Việt Sử ký Toàn thư, Kỷ nhà Lý, chép Đại sự kiện vào năm Mậu Tuất (Hội Tường Đại Khánh năm thứ 9) như sau: “Mùa thu tháng Bảy, bãi cỗ bàn Tết Trung nguyên vì gặp ngay lễ Vu-lan-bồn Linh Nhân Hoàng Thái hậu”. Châu Bản Triều Nguyễn cũng có đoạn chép: “Năm Minh Mạng thứ XVIII, Đinh Mùi (1837), lại thiết trai đàn tụng kinh 21 ngày đêm, cũng vào tiết Trung Nguyên, tức Vu-lan rằm tháng 7”. Vậy vì sao Đại lễ Vu-lan được gọi là tiết Trung nguyên? Tiết Trung nguyên là danh từ của Đạo giáo dùng để gọi Lễ hội Rằm tháng Bảy, đây là “Lễ tiết” theo quan niệm truyền thống của Đạo giáo. Đạo giáo cho rằng trong một năm có ba tiết gọi là “Tam nguyên” là ngày giáng trần của “Tam quan”. Trong kinh Thái thượng Tam quan của Đạo giáo có chép: “Thiên quan tứ phước, Địa quan xá tội, Thủy quan giải ách… tất cả chúng sanh đều dưới sự cai quản thống nhiếp của Thiên, Địa, Thủy quan…” Trong tín ngưỡng dân gian gọi tháng Bảy là “Tết của Quỷ” hay là “Tháng cô hồn”. Phương pháp Cứu đảo huyền trong Đại lễ Vu lan là đàn Du-già Diệm Khẩu Chẩn tế Cô hồn, căn cứ vào kinh Cứu bạt Diệm Khẩu ngạ quỷ Đà-la-ni và Cam-lộ Đà-la-ni chú. Hai bộ kinh này đều do Đức Phật vì từ bi thương xót loài ngạ quỷ khổ, nên nói pháp phương tiện để cứu tất cả các loài quỷ đói thoát khỏi những nổi thống khỗ bị đảo ngược. Khi ngài Bất Không Tam Tạng đến Trường An, kinh đô nhà Đường, ở chùa Đại Hưng Thiện dịch bộ Du-già Tập yếu Diệm khẩu Thí thực cứu A-nan Đà-la-ni Nghi quỹ kinh lập thành nghi quỹ và thứ lớp hành trì pháp thí thực, thành khoa Phóng Diệm Khẩu tức là nghi thức Chẩn tế Cô hồn của Phật giáo. Khác với quan niệm của Đạo gia chỉ cúng tế và thế chấp đồ vàng mã, để tránh sự phá rối và báo thù của các loài ngạ quỷ, Đại lễ Vu-lan rằm tháng Bảy của Phật giáo chủ trương “Mùa Báo hiếu” mọi người nên học hạnh hiếu thảo với cha mẹ, làm việc thiện tích góp công đức, trai tăng cúng dường, hồi hướng cho cha mẹ hiện đời và nhiều kiếp về trước được siêu sanh về tịnh độ, và lập đàn chẩn tế cầu siêu bạt độ cho những âm hồn, quỷ đói, thọ dụng cam lộ pháp thực và cầu nguyện cho họ xả bỏ các oán hờn phiền não, vãng sanh về cõi Phật. Tín ngưỡng Phật giáo và dân gian tin rằng nếu niệm danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng, hoặc cúng dường trai tăng Vu-lan-bồn trong tiết Trung nguyên và nhân ngày 30 tháng 7, ngày Khánh đản của Ngài, thì những hương linh quá cố của họ sẽ được miễn xá các tội lỗi và được Ngài độ thoát. Tiết Trung nguyên, ngày mồng 1 tháng Bảy mở cửa địa ngục để cho cô hồn ngạ quỷ lên thế gian, thọ hưởng cúng tế, đến ngày 30 tháng Bảy thì đóng cửa địa ngục, nên các loài ngạ quỷ cô hồn trở về địa phủ. Đây là theo quan niệm của Đạo giáo, sau khi Đại lễ Vu-lan-bồn của Phật giáo cùng tiết Trung nguyên kết hợp lại trên tinh thần Tam giáo Đồng nguyên thì ý niệm Đạo tràng Phổ độ chúng sanh do ngài Địa Tạng Bồ-tát làm giáo chủ được ra đời. Ngày 30 tháng Bảy đóng cửa địa ngục của Đạo giáo trở thành ngày phổ độ chúng sanh của Địa Tạng vương Bồ-tát, thay vì phải trở về địa phủ chịu khổ, thì tất cả các vong hồn ngạ quỷ được Đức Địa Tạng cứu độ vãng sanh về Tịnh độ, không còn phải sa vào cảnh khổ địa ngục, vì vậy tiết Trung nguyên được gọi là Trung nguyên Phổ độ, tháng Bảy trong dân gian có câu truyền tụng “Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Lập đàn Chẩn tế “Phóng Diệm Khẩu” bạt độ hết thảy các loài cô hồn ngạ quỷ thoát khổ địa ngục, vãng sanh Tây Thiên, và chính những người phát tâm lập đàn cúng tế, bản thân họ sau khi chết nếu sa vào địa ngục sẽ được Ngài cứu độ, cho nên tiết Trung nguyên được gọi là Trung nguyên Phổ độ, với ý nguyện bình đẳng độ thoát hết thảy muôn loài, và trong dân gian gọi là ngày “xá tội vong nhân” đều có nguồn gốc từ đây. (Trích Bài viết: “Tiết Trung nguyên Phổ độ” - Xá tội vong nhân trong Đại lễ Vu-lan Phật giáo Bắc truyền – Thượng Tọa Thích Tâm Mãn – TC VHPG số 351). Lời Tòa soạn: Với cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã có bài phát biểu tại Hội nghị Tăng sự Phật giáo Toàn quốc năm 2020. Chúng tôi xin đăng nguyên văn bài tham luận này để mong phổ biến sâu rộng hơn - Văn Hóa Phật Giáo. Mạng xã hội với những thách thức trong công tác quản lý, giáo dục Tăng Ni trẻ và công tác Hoằng pháp hiện nay.  Kính mời quý độc giả, đặc biệt là quý vị Tăng Ni trẻ đón đọc trên chuyên trang TC VHPG số 351 để được tiếp nhận những lời huấn thị tâm huyết rất sâu sắc, tinh tế, nhạy bén và thông tuệ của Hòa Thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự - Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN trong bài Tham luận: “Mạng xã hội với những thách thức trong công tác quản lý, giáo dục Tăng Ni trẻ và công tác Hoằng pháp hiện nay”. Qua bài Tham luận chuẩn mực chi tiết với cách nêu vấn đề và trình bày các giải pháp cụ thể thấu tình đạt lý của bậc Tôn đức minh triết mới thấy hết những trăn trở suy tư và tâm huyết của Hòa Thượng dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ kế thừa. Vấn đề đặt ra trong bài Tham luận là gì? “Cấm hẳn Tăng Ni trẻ sử dụng MXH? Cấm sử dụng MXH trong một số trường hợp nhất định? Bằng cách nào để tăng cường giáo dục giúp Tăng Ni trẻ có nền tảng đạo đức, làm chủ bản thân, sử dụng MXH theo tinh thần chính niệm, góp phần quan trọng trong công tác hoằng pháp lợi sinh của thời đại công nghiệp 4.0 và tạo nên không gian mạng an toàn? Đâu mới là giải pháp khả thi nhất? Việc giáo dục tuyên truyền này cần được bắt đầu từ đâu? Ở đâu? Với ai? Cần đặc biệt quan tâm đào tạo việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Quản lý - Hoằng pháp thời đại mới” khi nào và như thế nào?” Nhận thức và hành động như thế nào cho đúng để thấy được hiệu quả và những lợi ích do mạng xã hội đem lại cho đến những bất lợi do mạng xã hội gây ra nếu bị lạm dụng? “Tăng Ni trẻ và mạng xã hội” -  Giải pháp cho vấn đề? Mục tiêu hướng đến có phải là: “Để từ đó tạo cho các Tăng Ni có được một cái nhìn tổng thể và hiểu biết được những giá trị tích cực sử dụng mạng xã hội theo tinh thần chính niệm của người con Phật hướng đến “Tịnh hóa công dân mạng” góp phần xây dựng “Không gian mạng an toàn” là một nền tảng cần phải có trong việc phát triển bền vững Hệ sinh thái số của nước nhà, góp phần quan trọng tích cực và hiệu quả cho việc giáo dục thanh thiếu niên, tạo nên một môi trường học tập lành mạnh, học tập mọi lúc mọi nơi thông qua chiếc điện thoại thông minh và thiết bị cầm tay”? Tin rằng quý độc giả, đặc biệt là giới Tăng Ni trẻ sau khi tìm đọc và suy ngẫm qua Bài Tham luận mang tính “Thời sự mới” rất hay và vô cùng thiết thực hữu ích này của Hòa Thượng Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương sẽ có được bài học định hướng mới thêm vững vàng bước đi trên hành trình tu học và hành trì “Giới – Định - Tuệ”. Một bài học thực tiễn và lời cảnh báo trước những hậu quả và nguy cơ trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ số: “Ngày xưa, Đức Phật hằng dạy các đệ tử không nên sử dụng thần thông một cách bừa bãi là vì Ngài biết rằng thần thông sẽ làm thui chột các đức tính chân thiện mỹ của người xuất gia cầu giác ngộ giải thoát. Ngày nay, trong thế kỷ XXI cách thời Phật hơn 2.600 năm, không ngờ Tăng Ni chúng ta đang sống dưới thời đại quá nhiều “Thần thông” do khoa học đem lại, trong đó Internet và Mạng xã hội là một minh chứng. Nếu thiếu “Tỉnh thức” trong việc sử dụng MXH cũng sẽ đem lại không ít chướng duyên đối với việc tu tập giải thoát và cũng là một vấn nạn thách thức lớn đối với Giáo hội các cấp trong công tác quản lý của ngành Tăng sự.” “Nhớ lời Phật dạy, Tăng Ni chúng ta cần sáng suốt và bình tĩnh để làm chủ khoa học, thay vì làm nô lệ cho nó. Đó chính là điều mà tất cả những ai có trách nhiệm và tâm huyết với tương lai Đạo Pháp cần tư duy quán chiếu thường xuyên.” (Trích dẫn và giới thiệu từ Bài Tham luận “Mạng xã hội với những thách thức trong công tác quản lý, giáo dục Tăng Ni trẻ và công tác Hoằng pháp hiện nay” – HT. Thích Bảo Nghiêm – TC VHPG số 351)
  • Kính mời quý độc giả tìm đọc các Bài viết hay trong số báo 351 TC VHPG phát hành ngày 01/9/2020:
  • Thư tòa soạn
  • Sương mai
  • Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam một chặng đường lịch sử phụng sự đạo pháp và dân tộc (Thích Thiện Nhơn)
  • Mạng xã hội với những thách thức trong công tác quản lý, giáo dục Tăng Ni trẻ và công tác Hoằng pháp hiện nay (Thích Bảo Nghiêm)
  • Trích kinh Đức Phật dạy về chữ Hiếu (VHPG)
  • Đức Phật dạy gì về “Vô ngã”? (Trịnh Đình Hỷ)
  • Lược ý “tiết Trung nguyên Phổ độ” xá tội vong nhân trong Đại lễ Vu-lan Phật giáo Bắc truyền (Thích Tâm Mãn)
  • Các bước đào luyện tâm linh của người Phật tử (An Khánh)
  • Tìm trong sống chết (Nguyễn Thế Đăng)
  • Chữ Hiếu dưới lăng kính kết nối truyền thông (Nguyên Cẩn)
  • Vu Lan trong tinh thần ngày Tự tứ (Thích Huệ Thông)
  • “Tuổi trẻ và Vu-lan” góc nhìn từ Phật giáo (Thích Phước Nghiêm)
  • Chùa Cần Đước (chùa Prếk On Đơk) nơi gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer Sóc Trăng (Thích Minh Tiến)
  • Một thời làm điệu (Thích Trung Định)
  • Người Việt có ba thứ chữ viết (An Chi)
  • Không biết (Alex Tzelnic, Cao Huy Hóa dịch)
  • Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với ngành du lịch (Nhật Mai)
  • Vu-lan thắng hội trong những ngôi chùa xưa ở Nam bộ (Phí Thành Phát)
  • Thơ
  • Người gặp trong bệnh viện (Nguyễn Trọng Hoạt)
  • Nghề làm bánh Pía ở Vũng Thơm, Sóc Trăng (Lê Hải Đăng)
  • Ông cha ta giữ gìn biển đảo (Tôn Thất Thọ)
  • Tàu đến Mạc Tư Khoa (Trần Đức Tuấn)
  • Vài suy nghĩ về Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỷ XX (Cao Văn Thức)
  • Quản lý nóng giận bằng phát triển tâm từ (Thích Quảng Tiến Nhẫn)
Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam – Một chặng đường Lịch sử Phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.” Kính thưa cùng quý độc giả! Khép lại Bản tin PSO – “Tiêu điểm “Mùa Vu Lan Báo hiếu” - Tạp chí Văn hóa Phật giáo phát hành số báo đặc biệt 351 đón mừng “Vu Lan thắng hội””, Ban Biên tập trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc Bài phát biểu chỉ đạo của Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ PHỤNG SỰ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘC” tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Lịch sử hình thành Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương, Tổ đình Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong niềm tự hào vinh dự với Truyền thống “Hộ quốc An dân” được kết tinh qua 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta tìm về cội nguồn “Lịch sử Phật giáo Cổ truyền Việt Nam” để thêm vững lòng tin vào sự trường tồn của Phật giáo nước nhà: “Hội thảo khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho đạo pháp và dân tộc” sẽ là dịp để tất cả chúng ta cùng nhau làm sống lại những trang sử hào hùng của dân tộc, mà ở đó mỗi sự kiện trọng đại của đất nước và của Phật giáo đều hiện hữu những bước chân gắn bó đồng hành dạt dào lòng yêu nước và tận tụy hy sinh gian khổ của các bậc tiền bối Tăng già, qua đó sẽ đóng góp vào kho tàng văn hóa và lịch sử Phật giáo nước nhà nguồn tư liệu giá trị về truyền thống yêu nước và tinh thần nhập thế độ sanh của Phật giáo Việt Nam, chính vì vậy tại Hội thảo lần này, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, phân tích để ghi nhận và tôn vinh những đóng góp quý báu của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cho sự nghiệp xương minh Phật pháp, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nêu cao tinh thần “Hộ Quốc An Dân - Tốt Đời Đẹp Đạo” nhất là trong công cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước tiến đến thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981 và phát triển liên tục đồng hành cùng dân tộc trong gần 40 năm qua, từ đó nêu bật lên vai trò và vị trí của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đối với đạo pháp và dân tộc trong một thời kỳ lịch sử thống nhất tổ quốc, thống nhất Phật giáo Việt Nam. … Ngày nay, có thể một bộ phận Tăng Ni trẻ chưa có được nhiều thông tin về một tổ chức Phật giáo có truyền thống yêu nước với bề dày cống hiến cho đạo pháp và dân tộc mang tên Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, qua Hội thảo lần này, hàng hậu bối của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đã nói lên trọn vẹn tư tưởng nhân văn sâu sắc đó và sẽ được tiếp tục kế thừa và phát huy mãi mãi.” (Trích Bài phát biểu “Giáo ệt Nam, song có điều rất đáng vui mừng phấn khởi, đó là chư Tăng vốn xuất thân từ Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam trong thời đại ngày nay đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần công sức đáng kể vào sự nghiệp xương minh Phật pháp, chung tay xây dựng ngôi nhà GHPGVN ngày càng phát triển vững mạnh, tôi thiết nghĩ có được kết quả khả quan này đó là nhờ hàng hậu học biết kế thừa và phát huy những truyền thống cao quý của các bậc tiền nhân; một trong những truyền thống tốt đẹp đó chính là tinh thần tri ân, báo ân, noi gương các bậc tiền nhân trên bước đường tu hành giác ngộ giải thoát và nhập thế độ sanhội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam – Một chặng đường Lịch sử Phụng sự Đạo pháp và Dân tộc” – HT. Thích Thiện Nhơn – TC VHPG số 351). Có thể nói rằng, Truyền thống “Hộ quốc An dân” của Phật giáo Việt Nam đã trở thành một biểu tượng đẹp của lòng yêu nước. Từ hàng nghìn năm nay, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng những trang sử hào hùng của dân tộc ở mỗi thời điểm vàng son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đồng thời là nhịp cầu kết nối cho sự hòa hợp kết đoàn, đồng thuận nhất quán trong tập thể Tăng Ni - Phật tử để cùng nhau chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa Phật giáo giàu tính nhân văn hướng tới sự an vui và hạnh phúc của chúng sinh, vì hòa bình của đất nước và nhân loại. Những đóng góp nhập thế tích cực của Phật giáo nước nhà trong ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chấn hưng Đạo Phật với sứ mệnh thiêng liêng cao cả là “Hoằng pháp lợi sanh”. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu PL. 2564 – DL. 2020, Tạp chí VHPG giới thiệu cùng chư Tôn đức và quý độc giả thân thương số báo đặc biệt 351 phát hành ngày đầu tháng 9 năm 2020 đón mừng “Vu Lan thắng hội” cùng hướng về tổ ấm gia đình với vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Phật giáo “HOA HỒNG TRI ÂN – VU LAN BÁO HIẾU” trong khúc Khải hoàn ca HÒA BÌNH – ĐỘC LẬP cùng đồng bào cả nước hân hoan Chào mừng ngày Lễ Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020). Tiêu điểm 20h00 ngày 01/9/2020: Cầu Truyền hình Trực tiếp “Đại lễ Vu Lan 3 miền” trên Kênh Truyền hình An Viên (VTVcab). Hòa chung niềm vui lớn của đồng bào cả nước ta trong ngày Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 năm nay, vào lúc 20h00 ngày 1/9 (Nhằm ngày 14 tháng 7 âm lịch), trân trọng kính mời quý vị cùng đón xem Cầu Truyền hình Trực tiếp: “Đại lễ Vu Lan 3 miền” trên Kênh Truyền hình An Viên (VTVcab) và các ứng dụng On, Onme, mạng xã hội và nhiều hạ tầng khác… được diễn ra tại 3 điểm cầu: Chùa Bái Đính (Ninh Bình), Chùa Giác Ngộ (TP. HCM), Nghĩa trang Liệt sĩ đồi A1 (Điện Biên). (Mùa Vu Lan năm nay trở nên đặc biệt hơn trong mùa dịch Covid-19 khi lần đầu tiên có Cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Đại lễ Vu lan 3 miền” PL. 2564 – DL. 2020. Trước đó, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn chỉ đạo các chùa, cơ sở tự viện trên 63 tỉnh thành trong việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu bằng hình thức trực tuyến Online và các ứng dụng trực tuyến.) - Kính chúc quý vị sức khỏe, niềm vui, an lành và hạnh phúc khi được “Tri ân và Báo hiếu” trong ngày Đại lễ Vu Lan PL. 2564 – DL. 2020! - Tạp chí Văn hóa Phật giáo sẽ luôn là bạn đồng hành thân thiết cùng các bạn mọi lúc mọi nơi và bất kỳ khoảnh khắc nào khi bạn có mã Code QR…

Nguyễn Kiều Phượng

 

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online