TP.HCM: Chùa Pháp Tạng long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu – Cài Hoa Hiếu Hạnh Pl.2567 – DL.2023 & lễ ra quân trồng cây, bảo vệ môi trường nhân Quốc lễ 2-9

Dầu con đi trọn kiếp người

Cũng không đi hết những lời Mẹ ru.

Ầu ơ ... tháng bảy vào thu,

Nhành hoa trên áo nguyện tu đáp đền.

Tháng Bảy - tháng của những ân tình - một thời điểm đặc biệt trong Phật giáo về Đạo Hiếu, gắn liền với tích truyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu Mẹ từ ngàn xưa được lưu truyền trong Sử Phật đến ngày nay. Đồng hành cùng trang sử Việt, Phật giáo đã đồng hành và phát triển cùng biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Từ đó, nguồn mạch về Đền ơn Đáp nghĩa, Đạo Hiếu... đã ăn sâu vào tiềm thức của người con đất Việt. Trong không khí hân hoan của những người con đang hướng lòng về Vu Lan Thắng Hội năm 2023, ngày 26/8/2023 (nhằm ngày 11/7/Quý Mão), Chùa Pháp Tạng đã trang trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu – Cài Hoa Hiếu Hạnh tại Giảng đường Hiển Pháp – tọa lạc tại C3/8 Lê Đình Chi, ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo những người con thảo cháu hiền đã trở về dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện Vu Lan thắng hội, lắng lòng tưởng nhớ và tri ân đến công ơn sinh thành, dưỡng dục và bảo ban của cha mẹ đã vất vả hy sinh một đời cho con cái. Mở đầu chương trình là khóa lễ phóng sanh, đưa các loài thủy tộc về chốn an vui nơi con kênh xanh mát tại khu rừng thiền thanh tịnh mang đậm cảnh sắc vùng quê Tây Nam Bộ được tái hiện giữa lòng Sài Thành. Để quý Phật tử hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Đại lễ Vu Lan, ĐĐ.TS Thích Trí Huệ – UVTT Ban Hoằng Pháp Trung Ương – Trụ trì chùa Pháp Tạng đã có thời khóa thuyết giảng sâu sắc về tình Phụ Mẫu thâm ân. Bài pháp thoại đã lấy không biết bao nhiêu là nước mắt của những người tham dự, khơi dậy những hạt giống hiếu hạnh trong tim mỗi người, nhắc nhớ chúng ta về ân nghĩa sinh thành, dưỡng dục cao dày của Mẹ Cha, đúng như câu: “Ngôn ngữ trần gian như túi rách. Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ Cha”. Không chỉ dừng lại ở ân Cha nghĩa Mẹ sâu dày, Đại đức giảng sư còn nhắc nhở hội chúng hãy thể theo lời dạy của đức Thế Tôn về Tứ Trọng Ân: Ân Cha Mẹ, ân Thầy Tổ, ân đất nước và ân chúng sanh vạn loài. Bởi mỗi ngày cuộc sống đi qua, ta đều mang ân trọng của tứ ân. Người nhớ ân trọng, sống sao cho trọn vẹn kiếp người,  và biết cách đáp đền cuộc đời là người mang phẩm chất cao quý của bốn hạng người khó gặp trên đời, đó cũng là phẩm hạnh của một bậc Thánh tương lai. Thế nên, chúng ta phải tu tâm dưỡng tánh, vun bồi những hạt giống thiện lương, biết ơn và đền ơn để cõi đời thêm an lành, tươi đẹp. Nhờ công đức phước lành đó mà mỗi ngày đi qua, chúng ta đều có thể hồi hướng cho Cha Mẹ hiện tiền được tăng long phước thọ, những vị quá vãng được siêu sanh Tịnh cảnh. Tiếp nối những lời pháp nhủ ý nghĩa là chương trình văn nghệ cúng dường Đại lễ Vu Lan.

Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng

Nghĩa Ân sư muôn kiếp khó đáp đền.

Tưởng niệm công đức của người Thầy thương kính đã dày công chỉ dạy hàng đệ tử, chư tôn Đức Tăng – Ni và hàng Phật tử chùa Pháp Tạng đã dâng lời tác bạch tri ân và thành kính cúng dường lẵng hoa tươi thắm dâng lên Sư Phụ trụ trì. Trong giờ phút thiêng liêng đó, diễn văn về nghĩa tình mùa Hiếu hạnh đã được đọc cùng chương trình Cài Hoa Hiếu Hạnh. Những giọt nước mắt đã rơi, những đóa hoa hồng đã được cài lên ngực áo trong không khí thiêng liêng ấy càng nhắc mỗi người con hãy tinh chuyên tu hành, có như vậy mới báo đáp được thâm ân Cha Mẹ. Thật vậy, “Vạn thiện Hiếu vi tiên”, chữ Hiếu đứng đầu trong muôn việc thiện, thẳm sâu trong tâm hồn mỗi con người đều có tâm lương thiện mà trong đó có cả hạnh hiếu. Ngược dòng lịch sử trở về thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, khi Tôn giả Mục Kiền Liên đắc được Thánh trí giải thoát cao siêu và thần thông vi diệu, Ngài liền nhớ tưởng đến người Mẹ đã có ân sâu với mình. Thấy sự khổ ải khi Mẹ mình bị đọa đày nơi ngục tối trong kiếp quỷ đói, Ngài thương xót vô cùng và thỉnh Phật chỉ dẫn phương pháp cứu Mẹ. Nhờ vào thần lực của Mười phương Tăng vào ngày Tự Tứ – nhằm ngày Rằm tháng Bảy chư Tăng ra hạ sau ba tháng thúc liễm thân tâm mà Mẹ Ngài thoát kiếp ngạ quỷ và được sanh thiên. Đó cũng là khởi nguyên của lễ Vu Lan Bồn. Tiếp nối truyền thống đó, hàng Phật tử tụ hội về dâng lời tác bạch cúng dường lên Đại Tăng những tịnh tài, phẩm vật. Nguyện cầu công đức tu hành của quý vị có thể hồi hướng cho Cha Mẹ Cửu Huyền Thất Tổ được vạn sự an lành, nương tựa Tam Bảo mà đời đời an vui, không bị đọa lạc vào những cõi khổ. Trước lúc kết thúc chương trình là khóa lễ quy y Tam Bảo, nhân dịp này, gần 200 vị đã phát tâm quy y trở thành người con Phật chính thức. Những lồng phái quy y kèm bộ sách về ý nghĩa Tam quy Ngũ giới và cuộc đời Đức Phật đã được gửi tặng đến từng tân Phật tử trong dịp đặc biệt này. Thời điểm diễn ra Đại lễ Vu Lan cũng liền kề Quốc lễ - Quốc Khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2-9, Chùa Pháp Tạng đã hưởng ứng cùng UBND xã Lê Minh Xuân, kêu gọi thiện nam tín nữ, tình nguyện viên tham dự buổi lễ ra quân Trồng cây phân tán và Tổng vệ sinh bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Lê Minh Xuân nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích, giá trị của rừng và cây xanh, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Buổi trồng cây có sự tham gia của TT. Thích Trí Huệ – Trụ trì chùa Pháp Tạng; Ni sư Thích nữ Như Nguyệt – Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN - Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. HCM; bà Nguyễn Thị Liêm – Bí Thư Đảng ủy xã Lê Minh Xuân; bà Ngô Thị Ngọc Nga – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã; ông Huỳnh Công Luận – Phó Chủ tịch UBND xã; bà Nguyễn Kim Mai – Phó Chủ tịch UBND xã; Ni sinh tại Học viện và các tình nguyện viên của 3 cở sở Phật giáo. Được biết, trong nhiều năm qua, các cơ sở tự viên trên địa bàn huyện Bình Chánh như Học Viện Phật Giáo Việt Nam, chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn), chùa Pháp Tạng và Tu viện Kim Cang, đã nhiệt tình hưởng ứng các phong trào tham gia bảo vệ môi trường rất tích cực, nhằm chung tay xây dựng thành phố thân yêu, hiện đại, nghĩa tình ngày một xanh, sạch, đẹp. Khóa lễ đã khép lại trong không khí hân hoan, để lại trong lòng mỗi người một kỷ niệm khó quên về một mùa Vu Lan Báo Hiếu với những công tác thiện nguyện ý nghĩa dưới mái chùa thân thương.

Tin & Ảnh: Ban TT-TT Chùa Pháp Tạng

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online