TP.HCM: Gần 400 quý thiện nam tín nữ tham gia lễ Quy y Tam Bảo tháng 10 tại chùa Giác Ngộ

PSO - Tối ngày 23/10, gần 400 quý thiện nam tín nữ từ nhiều tỉnh thành vân tập đến chùa Giác Ngộ tham gia lễ quy y Tam Bảo. Quy y Tam bảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu thời điểm một người chính thức trở thành Phật tử. Kể từ đây, người ấy đã bước chân vào ngôi nhà Phật pháp, có được hướng đi tâm linh tốt đẹp cho đời mình. Do đó, buổi lễ được tổ chức long trọng, chỉn chu. Mở đầu cho lễ Quy Y, quý Phật Tử dưới sự hướng dẫn của TT. Thích Nhật Từ cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ đã trang nghiêm đọc tụng bài kinh Người Áo Trắng. Qua lời kinh mầu nhiệm này, quý Phật tử sẽ hiểu được nền tảng đạo đức của một người Phật tử cần làm, giúp tránh được những điều nguy hại cho bản thân, đi theo vào con đường tà đạo. Đức Phật từng dạy “Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”, chính vì thế nhằm tránh nhiều trường hợp hiểu sai lệch về chân lý chư Phật khi mới sơ cơ bước vào TT. Thích Nhật Từ có những lời chia sẻ giúp quý Phật tử mới bước vào đạo hiểu thấu hơn những điều minh triết chư Phật hay oai nghi tế hạnh, hiểu được đạo Phật nguyên thủy, không sa vào con đường mê tính, tà đạo.  Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ rằng bản thân con người chúng ta là do bản thân ta định đoạt, không có sự sáng thế của thượng đế, vận mệnh do ta làm chủ, nghiệp báo do ta sanh-diệt. Bên cạnh đó, sư phụ đã khuyến khích quý Phật tử mới sơ cơ này nên tu Phật, hiểu được giáo pháp của Người. Lấy nền tảng giáo pháp Như Lai để độ những người còn gặp nhiều khó khăn tâm linh, siêng năng làm việc thiện. Theo đó, Tam bảo là một danh từ Hán Việt được dịch nghĩa như sau “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu. Hay giải thích một cách chung nhất thì Tam Bảo là ba ngôi quý báu; gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. “Quy y Tam Bảo’’ hiểu đơn giản là quay về, hướng về nương tựa ba ngôi quý báu là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.  Có thể hình dung Phật giống như một vị bác sĩ tài ba, Pháp là thuốc chữa bệnh còn Tăng đoàn giống như một nhóm y tá. Mỗi một nhân tố trong ba nhân tố này đều đóng vai trò quan trọng giúp giải phóng con người khỏi bệnh tật. Nếu thiếu một trong ba nhân tố là quá trình chữa bệnh sẽ không hoàn thành. Cuối cùng, ý nghĩa của quy y Tam Bảo nằm ở chỗ hướng tâm mọi chúng sinh tìm đến với trí tuệ với giải thoát. Mà Phật Pháp Tăng là ba ngôi báu mà chúng sinh cần phải nhất mực tuân theo và kính ngưỡng nếu muốn thoát khỏi bể khổ mà nhân loại không một ai không gặp phải. Tóm lại, quý vị đừng nên chỉ suy nghĩ mà hãy bắt đầu, sự do dự nửa muốn nửa không sẽ biến chúng ta thành người nửa vời. Hãy bắt đầu Quy Y Tam Bảo để cam kết mạnh mẽ với bản thân trên con đường học Phật. Và cửa nhà Phật luôn rộng mở để chào đón những con người luôn tìm đến với điều tốt đẹp nhất. Chia sẻ khi tham dự lễ Quy y Tam bảo, bạn Nguyễn Vĩnh Phú Cường (Quận 5, TP. HCM) chia sẻ, bản thân bạn cùng với người thân thường xuyên tham dự các thời tụng kinh tối thông qua mạng xã hội Facebook. Vào những lúc rảnh rỗi, bạn thường hay xem những video thuyết giảng về nhiều chủ đề khác nhau, đặc biệt chính là lịch sử Phật giáo qua những những bài giảng của TT. Thích Nhật Từ trong những lần thăm Phật tích Ấn Độ.  Chị Ngô Thị Hạnh (TP. Thủ Đức) biết đến lễ Quy y Tam bảo tại chùa Giác Ngộ thông qua lời giới thiệu bạn bè. Sau những giây phút bôn ba ngoài xã hội thì Phật pháp giúp bản thân chị cảm thấy thanh tịnh, nhẹ nhàng thông qua lời kinh, tiếng kệ và Chánh pháp của chư Phật.

Ngộ Nguyên Quang

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online