TP.HCM: HT.Thích Lệ Trang thuyết giảng về “Nghi lễ Phật giáo miền Nam” tại hạ trường thiền viện Quảng Đức (quận 3)

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 14/6/2024 (09/5 Giáp Thìn), Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Nghi lễ TƯ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã có thời thuyết giảng về "Nghi lễ Phật giáo miền Nam" đến chư hành giả an cư tại hạ trường thiền viện Quảng Đức - Quận 3 (Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN).

Tại hội trường thiền viện Quảng Đức, Hòa thượng đã chia sẻ khái niệm về tầm quan trọng, nội hàm của Nghi lễ Phật giáo trong đời sống thiền môn.

 

Việc học nghi lễ Phật giáo, áp dụng nghi lễ có chính kiến trong đời sống, các nghi thức trong lễ tang, các nghi lễ bị biến tấu, các nghi lễ, phong tục dân gian không còn phù hợp; Hòa thượng đưa ra những mặt tồn đọng chưa trọn vẹn khi nhìn nhận và ứng dụng nghi lễ trong đời sống sinh hoạt thiền môn, cũng như phục vụ tín đồ cần phải khắc phục.

Hòa thượng chia sẻ, các Pháp trù về nghi lễ Phật giáo như: Lễ đường (cách thức bày trí trang nghiêm nơi thờ tự sinh hoạt của thiền môn), Lễ nghi (oai nghi đi đứng nằm ngồi, cách ứng xử và hành vi ứng xử của người xuất gia); Lễ Bái (hành vi chắp tay, cung kính, sám lạy trang nghiêm); Lễ phục (y áo của từng hệ phái, tông phái của bốn chúng khi sinh hoạt, hành trì)… cũng được Hòa thượng triển khai và diễn giải đến chư hành giả an cư.

Nghi lễ Phật giáo bao hàm cả uy nghi, phép tắc, hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa..., nó là phương tiện trợ duyên hữu hiệu cho hành giả tu tập và hoằng pháp lợi sinh. Học nghi lễ không chỉ học về cách tán tụng, lễ bái…, mà còn học về uy nghi, phép tắc, quy củ của Thiền gia.

 

Đạo Phật chủ yếu nhấn mạnh tới giá trị tu tập, giác ngộ và giải thoát, nghi lễ là phương tiện trợ duyên cho việc tu tập và hoằng pháp lợi sinh. Tuy là phương tiện nhưng đây là “phương tiện quan trọng”, nếu chúng ta biết ứng dụng nghi lễ phù hợp. 

Nghi lễ Phật giáo được thể hiện qua hai phần “nội tại” và “ngọa tại”. Phần “nội tại”, chủ yếu nhấn mạnh đến sự tu tập, giữ gìn uy nghi, phép tắc, quy củ Thiền gia…; phần “ngoại tại”, là các hình thức, nghi thức lễ bái, tụng niệm hoặc ứng phó đàn tràng… Nếu hai phần “nội tại” và “ngoại tại” được kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn, uyển chuyển, chắc chắn nghi lễ sẽ trở thành phương tiện hữu hiệu, quan trọng trong công tác hoằng pháp lợi sinh, tạo cơ duyên tốt để thu hút quần chúng đến với đạo. Như lời trong kinh Kim Cương: “Tất cả các pháp, đều là Phật pháp”, (Nhất thiết pháp, giai thị Phật pháp).

Thanh Tuấn

Download Android Download iOS
Tác động của Tăng đoàn Phật giáo đến tôn giáo và xã hội Ấn Độ thời Đức Phật

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Tăng đoàn Phật giáo đã làm lung lay chế độ đẳng cấp, bất công xã hội, phân biệt giới tính, cuồng tín tôn giáo… Trên nền tảng đó, suốt hơn 2.600 năm qua, Tăng chúng tiếp tục là những người tiên phong thúc đẩy cải cách xã hội tại các quốc gia mà Phật giáo có mặt, vì hạnh phúc và lợi lạc cho loài người.

Bình Định: Trao 15 suất học bổng cho các em học sinh đồng bào dân tộc dân tộc Ba Na và H'Rê

PSO - Ngày 25/10/2024, tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THCS huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định), Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương phối hợp với Ban Trị sự - Ban HDPT GHPGVN tỉnh Bình Định, chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường tổ chức lễ trao học bổng cho các em học sinh đồng bào Phật tử dân tộc.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online