TP.HCM: Khai mạc Hội thảo Thiền Nguyên thủy (Vipassana) từ truyền thống đến hiện đại

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 22/10/2023, tại Thiền viện Vạn Hạnh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền học Nam truyền đã tổ chức Hội thảo Thiền Nguyên thủy (Vipassana) từ truyền thống đến hiện đại.

Chư Tôn đức giáo phẩm HĐM, HĐTS quang lâm chứng minh và tham dự Hội thảo

Chứng minh và tham dự có: Trưởng lão HT.Viên Minh, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tăng sự Trung ương; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thích Bửu Chánh, HT.Danh Lung, đồng Ủy viên Thư ký HĐTS, HT.Thích Minh Thành, Ủy viên TT HĐTS; TT.Thích Nhật Từ, Ủy viên TT HĐTS, Phó Viện trưởng - Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; TT.Thích Trí Chơn, Ủy viên HĐTS, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Nghiên cứu Thiền Nam truyền; ĐĐ.Thích Minh Ân, Ủy viên HĐTS, Phó Văn phòng 2 Trung ương; TT.Giác Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền học Nam truyền, cùng chư Tôn đức HĐTS, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền học Nam truyền, đông đảo nhân sĩ, tri thức, nhà nguyên cứu, học giả.

HT. Thích Minh Thành phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT. Thích Minh Thành cho biết, trong chiều dài của lịch sử Phật giáo, thiền học đóng một vai trò quan trọng, làm nền tảng cho sự thực tập, nghiên cứu cho đông đảo Tăng Ni, Phật tử, người thực tập. Hội thảo sẽ là cơ hội để các nhà nghiên cứu, các học giả, các Tăng Ni Phật giáo đồ có cơ hội đóng góp trí tuệ, khả năng của mình làm phong phú thêm nội dung Hội thảo, góp phần làm tươi nhuận thêm nền thiền học Nam truyền ở nước ta.

HT. Thích Thiện Nhơn phát biểu chỉ đạo

Phát biểu tại Hội thảo, HT. Thích Thiện Nhơn đánh giá cao công tác tổ chức Hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thiền học Nam truyền - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Hoà thượng cho rằng sự phát triển không ngừng của thiền Nam truyền ở nước ta đáp ứng nhu cầu tu học ngày càng cao của tín hữu đồng bào các giới. Hoà thượng Chủ tịch cũng tin tưởng với phương pháp tiếp cận liên ngành, Hội thảo sẽ là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm học tập, học hỏi lẫn nhau để chung tay xây dựng và phát triển nền thiền học Nam truyền tại nhiều địa phương của nước ta.

HT. Thích Thiện Tâm nêu lại các giá trị cốt lõi của thiền Vipassana

Tiếp đó HT. Thích Thiện Tâm nêu lại các giá trị cốt lõi của thiền Vipassana đối với đời sống tu học của người thực tập. Gợi lại các chặng đường phát triển của dòng thiền quan trọng này, Hoà thượng kỳ vọng vào chất lượng các bài tham luận được trình bày tại Hội thảo sẽ là cơ sở để Ban Tổ chức tổng hợp, ấn hành, làm tài liệu khảo cứu cho đông đảo người tu học Phật.

TT. Thích Nhật Từ phát biểu tổng hợp các nội dung quan trọng taị Hội thảo

Tại buổi lễ, TT. Thích Nhật Từ phát biểu tổng hợp các nội dung quan trọng mà Hội thảo sẽ đóng góp, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cơ thể; kiểm soát các thái độ chủ quan; điều hoà cảm xúc, giảm căng thẳng; tăng cường sức khỏe cảm xúc.

TT.Thích Trí Chơn, Ủy viên HĐTS, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Nghiên cứu Thiền Nam truyền chia sẻ về 4 dấu ấn sắc son tại Hội thảo
TT. Giác Trí báo cáo đề dẫn

Phát biểu đề dẫn, TT. Giác Trí cũng gợi lại những nét son của thiền Phật giáo nguyên thủy trong dòng chảy Phật giáo Việt Nam và đề cập nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau từ nền thiền minh triết này.

Ban Tổ chức Hội thảo cũng cho biết, đã có 82 bài tham luận gửi về, trong đó sẽ có 60 bài được chọn trình bày và 41 bài được thuyết trình trực tiếp tại các phiên chuyên đề diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo.

Trưởng lão Hoà thượng Viên Minh ban đạo từ

Ban đạo từ tại Hội thảo, Trưởng lão Hoà thượng Viên Minh nhắc lại lịch sử thiền Vipassana trong dòng chảy xuyên suốt qua các tông phái, mang cốt lõi thực tập chân lý Phật vượt trên sự phân biệt hệ phái, tông môn, dòng truyền thừa. Trưởng lão Hòa thượng mong muốn, từ diễn đàn này, thông điệp tu thiền - thực tập thiền sẽ được truyền đi, lan toả sâu rộng vào đồng bào các giới, làm điểm tựa tâm linh để quần chúng vượt thoát khổ đau, dứt trừ phiền não.

Sau phiên khai mạc, Hội thảo sẽ được tiếp tục với các phiên thảo luận chuyên đề xoay quanh 5 nhóm nội dung chủ đạo.

Thực hiện: Công Minh, Quang Tròn, Minh Đức
Ban TH-TT

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Chùa Bảo Tạng (Q.12) trao 250 phần quà đến người nghèo và khuyết tật thị xã Bình Long

Chiều nay, ngày 22/11/2024, tại chùa Tân Minh (phường Phú Định, thị xã Bình Long, Bình Phước) HT.Thích Quảng Niệm, trụ trì chùa Bảo Tạng (Q.12, TP.HCM) cùng các Phật tử đã trao 250 phần quà trị giá 125 triệu đồng, đến các gia đình nghèo và người khuyết tật địa phương.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online