TP.HCM: “Xuân Cửa Thiền” chùa Pháp Tạng trang nghiêm mừng Xuân Di Lặc PL.2568 – DL.2024

Tết Nguyên Đán – đã bao đời đi vào lòng dân tộc Việt. Đó là truyền thống văn hóa lâu đời, cũng là thời khắc mà nhà nhà đoàn viên sum họp bên gia đình cùng những người thân yêu.

Đối với những người con ở xa quê, khoảnh khắc giao thừa lại càng thêm ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi đó là khoảng thời gian họ chờ đợi nhất sau những tháng ngày nỗ lực, vất vả mưu sinh nơi đất khách quê người, để có thể sum họp, chia sẻ những nỗi niềm của một năm đã qua, tiếp thêm nguồn năng lượng cho một năm mới thêm thành tựu. 

Không chỉ vậy, Tết còn là dịp diễn ra nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trong đó, một nét đẹp tâm linh không thể thiếu của dân tộc Việt đó là viễn cảnh du xuân, viếng Chùa lễ Phật. Bao người tìm về cửa Từ Bi để trao gửi những ước hẹn đầu năm. Nhờ đó mà mùa Xuân càng thêm ý nghĩa và đậm đà bản sắc dân tộc.

Để khách thập phương có chốn nương nhờ tâm linh trang nghiêm thanh tịnh, nàng xuân đã hiện diện tại ngôi già lam “Chùa Pháp Tạng” – tọa lạc ở địa chỉ C3/8 Lê Đình Chi, Ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với chiếc áo tươi thắm với biết bao tiểu cảnh trải dài từ ngoài cổng đến khu vườn thiền thanh tịnh mang phong cách dân dã của nét đẹp vùng quê miền Tây Nam Bộ thanh bình. Không chỉ mang đến mùa Xuân Di Lặc, Xuân hoan hỷ theo truyền thống của Phật giáo đến lữ khách viếng chùa lễ Phật mà còn giúp cho người dân xa quê đón một cái Tết gần gũi, bình dị, thân thương tại đây.

Đã trở thành truyền thống, chào đón Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, Chùa Pháp Tạng đón giờ phút giao thời của đất trời bằng những lời Kinh thiêng, cầu nguyện cho đất nước thái bình thịnh trị, nhà nhà thái hòa, hạnh phúc.

Thiêng liêng thay ánh nến được ‘truyền đăng’ từ ngọn đèn của đức Phật, được chư tôn đức nối tiếp và truyền lại cho quý Phật tử tham dự buổi lễ. Ánh nến được thắp lên rực rỡ giữa đêm tối như nguồn chân lý bất diệt Chánh Pháp hiển hiện đến đâu thì xóa tan đi sự cô tịch, u tối đến đó. Nối theo từng bước thiền hành thanh tịnh của chư tôn thiền đức Tăng Ni, trên tay mỗi Phật tử nâng niu từng chiếc hoa đăng ước nguyện những điều tốt lành nhất cho năm mới vừa sang và thả xuống con kênh êm đềm nơi vườn thiền Pháp Tạng.

Huân tập về giảng đường, đại chúng đón nhận những lời pháp nhũ khai xuân của Đại đức Thích Trí Huệ – UVTT Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN – Trụ trì chùa Pháp Tạng.

Xuân đến Tết về, người người ngưỡng nguyện nhiều điều bình an, thắng duyên. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta dùng một năm đó làm những việc gì. Ai ai đến với cuộc đời này đều có sứ mạng riêng và hoài bão riêng. Dòng đời có thể xô đẩy chúng ta vạn ngã nhưng chung quy đều tìm về 2 chữ “Hạnh phúc”.

Trong nhà Phật, Hạnh phúc là sự tiến hóa về mặt tâm linh. Cho nên chư Tổ mới có câu: Phật môn vạn pháp không ngoài cái Tâm.” Tâm định hướng cho cõi sống trong kiếp sống tiếp theo, cũng định hình nên đời sống hiện tại.  Đối với mỗi cá nhân, làm sao để tự thân chúng ta trở nên thuần thiện hơn thì đó mới là sự biến chuyển quan trọng nhất.

Cho nên, hãy định hướng sao cho bản thân mình trở tốt đẹp. Bằng 2 định hướng chính:

  • Sống vị tha, thương yêu, xả thân vào trần đời cứu khổ chúng sanh.

  • Tu tập, chuyển hóa tâm, hướng đến sự giác ngộ, giải thoát.

Đại đức giảng sư đã ban bố những lời đạo lý mang tình xuân ý đạo sâu sắc đến quý thiện hữu trở về ngôi già lam đón xuân nơi cửa Phật.

“…Chuông chùa ngân gió Tết

Mây trắng trôi nửa lừng

Xuân qua rồi lại đến

Tuổi lại chồng thêm lên

Đời dài theo năm tháng

Ai đeo đuổi sức bền

Người đi trăm ngàn lối

Xuân chỉ có một thôi

Luống qua rồi lại mất

Đừng để đời dạt trôi

Hôm nay về bên Phật

Tĩnh lặng tâm ta ngồi

Xuân miên trường bất diệt

Chỉ có giác ngộ thôi.”

Thật vậy, mùa Xuân miên trường bất diệt là ở tại cái tâm Giác Ngộ, cởi trói khỏi mọi ràng buộc của tam độc Tham – Sân – Si. Cơn mưa pháp thấm đượm những ân tình đã được gửi trao đến quý thiện hữu trong niềm hoan hỷ.

Những chiếc lộc đầu xuân và những món quà ý nghĩa đã được Đại đức giảng sư cùng chư Tôn Đức gửi trao đến mọi người trong không khí ấm tình pháp lữ.

Lữ khách gần xa đã đổ về chùa từ thời khắc giao thừa. Dọc các lối vào chốn già lam Pháp Tạng, các cành mai, nhành đào, đòn bánh tét, cặp bánh chưng, dưa hấu đỏ lòng, những quang gánh của các mẹ các bà, hàng chợ bán trái cây, chiếc ghe chất đầy rau củ, những trái chín trĩu cành, mái tranh đơn sơ,… đang tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu nhưng lại nhẹ nhàng thu hút lòng người bởi sự chân chất của miền quê Tây Nam Bộ thân thương.

Hòa trong tiếng chuông ngân vang xen lẫn mùi trầm hương tỏa khắp, tại một góc khuôn viên chùa, hình ảnh ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ đang cho chữ quý thiện hữu về viếng thăm. Quý du khách, Phật tử vô cùng hoan hỷ khi được đích thân Thầy Trụ trì trao tặng các câu Pháp Ngữ chứa đựng biết bao ý nghĩa, được lưu lại qua nét chữ thư pháp điêu luyện, tài hoa của ông đồ trẻ tuổi. 

Những câu chúc, cầu nguyện cho gia đạo và tự thân không còn đơn thuần là cầu bình an, suôn sẻ, con cháu chăm ngoan, thảo hiền, học giỏi - mà đã được đan xen cùng ý đạo, lời Kinh. Nhờ vậy mà nét đẹp văn hóa Câu Đối Ngày Xuân lại thêm thi vị, ý nghĩa và ghi dấu ấn vào lòng mỗi người.

Trong chốc lát, bức tranh chữ đã hiện ra rạng rỡ, tươi tắn và tràn đầy hương sắc. 

Nơi không gian tươi mới của nàng xuân đang hiện hữu chào đón, mọi người lưu dấu lại bằng những bức hình lưu niệm.

Theo nhiều người, lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện mà đó còn là khoảnh khắc để con người bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh.

Trải qua hàng nghìn năm, Đạo Pháp vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc. Dẫu cho xã hội có nhiều đổi thay và phát triển nhưng nơi tự thân mỗi chúng ta đều cần có một chốn nương tựa tâm linh.

Chính cửa Phật sẽ cho chúng ta điều đó, nơi đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Cửa Từ Bi vẫn luôn rộng mở, chào đón người người trở về nương tựa, gửi gắm những nguyện ước, để nhà nhà an vui hưởng trọn vẹn hương vị Tết cổ truyền của dân tộc, nhất là thế hệ trẻ tại các đô thị hiện nay.

Sau đây là những hình ảnh sắc xuân chốn cửa thiền Pháp Tạng:    

Tin & ảnh: Ban TT-TT Chùa Pháp Tạng

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online