TPHCM: Những lợi ích tối thượng của 13 Pháp hạnh đầu đà

Đầu đà là tiếng phiên âm ra từ Nam phạn (Pāli) do nơi chữ Dhuta: có nghĩa là thiêu đốt ái dục và phiền não và chữ anga: có nghĩa là phần pháp hay pháp môn để thực hành, 2 chữ này ráp vần lại thành ra Dhuta_anga: dhutanga mà tiếng này người mình đọc trái lại là đầu đà hay là “tà đông”, có nghĩa là phần pháp thực hành để thiêu đốt ái dục và phiền não.

Tối ngày 24/2/2024, tại Bồ đề Phật cảnh và tầng 3 bảo tháp Gotama - chùa Bửu Long (81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh),  trang nghiêm diễn ra đêm đầu đà rằm tháng giêng (Magha Puja) ngày hội thánh Tăng, đến dự trong đêm đầu đà có Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, trụ trì chùa Bửu Long, Trưởng ban tổ chức, cùng dự có chư Tăng, Tu nữ và đồng bào Phật tử khắp nơi tham dự.

Theo truyền thống hàng năm của Phật giáo Nguyên Thủy, Tổ đình Bửu Long đã tổ chức Đêm Đầu Đà vào ngày 15 tháng giêng năm Giáp Thìn ( tức 24/2/2024) để kỷ niệm 3 sự kiện liên hệ đến Đức Phật, Giáo Pháp và Thánh chúng, đó là lời hứa nhập diệt với Ma Vương của Đức Phật, trùng tuyên giới bổn Patimokkha và đại hội Thánh Tăng.

Đêm hội bắt đầu lúc 18h00 ngày 24/2/2024 và kết thúc vào 5h00 của ngày hôm sau 25/2/2024.

Nội dung chính của đêm đầu đà bao gồm hai vị trí: phát nguyện thọ đầu đà, thuyết pháp do Đại đức Nguyên An thuyết giảng – chương trình sẽ diễn ra tại Bồ đề Phật cảnh

 Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh - hướng dẫn Phật tử hành thiền trong dêm đầu đà đầu xuân Giáp Thìn năm 2024

Hành thiền do Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh - hướng dẫn.

Và chiêm bái Xá-lợi, hái hoa Phật pháp, luận đạo, vấn đáp Phật pháp và hồi hướng công đức – chương trình sẽ diễn ra tại bảo tháp Gotama.

Phật tử tham dự thi hái hoa Phật pháp trong đêm đầu đà đầu xuân Giáp Thìn năm 2024
Phật tử nhận được phần thưởng trong chương trình hái hoa Phật pháp

Giảng pháp trong đêm đầu đà, Đại đức Nguyên An – chia sẻ với đề tài: “Mục đích của Đạo Phật là xả ly”

Giảng pháp trong đêm đầu đà, Đại đức Nguyên An – chia sẻ với đề tài: “Mục đích của Đạo Phật là xả ly”

“Cốt lõi của đạo Phật khác với các Tôn giáo khác. Hầu hết các Tôn giáo khác đều cố gắng rèn luyện hay tu luyện để trở thành, để đạt được một lý tưởng gì đó mà họ đề ra tức là có đề ra một mục đích để đạt tới ở tương lai, còn Đạo Phật không tu luyện để đạt được cái gì cả.”

“Mục đích của Đạo Phật là giác ngộ, thậm chí giải thoát cũng không cần vì giác ngộ là chính còn giải thoát chỉ là hiệu ứng của giác ngộ mà thôi.”

“Nếu mình đặt giải thoát ra trước cũng trật nên Đạo Phật khác rất nhiều với các Tôn giáo khác.”

“Giác ngộ của Đạo Phật đơn giản chỉ là thấy ra ‘sự thật’  mà thôi.”

“Sự Thật nằm ở đâu? Sự Thật không nằm ở quá khứ, không nằm ở tương lai, không nằm ở chỗ nào khác mà Sự Thật là thực tại hiện tiền tức là cái đang là, cái đang bây giờ.”

“Thường mình tu để đắc cái này, đạt cái kia ở tương lai đó là phản lại lời của Đức Phật. Chỉ có pháp hiện tại. Tuệ quán chính là đây.”

Pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não cấu trần. Đức Phật dạy rằng: “Pháp đầu đà thành tựu ba cõi: Người, trời và Niết Bàn như ý nguyện. Pháp đầu đà hằng nuôi dưỡng, bảo vệ chúng sinh, là ruộng phước cho chư Thiên và loài người. Nếu như chư Tăng thực hành hạnh đầu đà thì chính Pháp được trụ lâu dài ở thế gian và các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán sẽ xuất hiện”.

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông Kinh T.Ư GHPGVN.

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online