PSO - Đức Phật là người có thật trong lịch sử loài người đã tồn tại hơn 2.500 năm. Với cư sĩ Phật tử, tôn kính Tam Bảo là tôn kính Phật, Pháp, Tăng. Niềm tin nơi Tam Bảo đóng một vai trò rất quan trọng bởi Phật, Pháp, Tăng là 3 ngôi báu ở trần gian, mở ra con đường giác ngộ giải thoát cho tất cả chúng sanh. Và để hiểu hơn về “Giá trị của niềm kính tin Tam bảo”, các học viên cư sĩ Phật tử trong khoá tập huấn: Học pháp online “Phật học cơ bản” đã được lắng nghe TT. Thích Tuệ Hải – UV Ban Hoằng pháp Trung ương chia sẻ trên địa chỉ học trực tuyến: trungtam.hoangphaponline.com vào ngày 21/7/2021 (nhằm ngày 12/6 năm Tân Sửu).Người Phật tử trong buổi lễ quy y mà thấy cảm giác Đức Phật như người cha của mình, khởi lòng thương mến, kính quý với Đức Phật thì Phật tử này đã đắc giới, là nền tảng để đi sâu vào con đường giác ngộ giải thoát. Còn nếu quy y rồi mà không có lòng rung cảm, kính quý Đức Phật thì người Phật tử đó phải học giáo lý và tìm hiểu về lịch sử cuộc đời Đức Phật thì mới có thể khởi tâm kính quý.
TT. Thích Tuệ Hải thuyết giảng cho Phật tử khóa học pháp online "Phật Học Cơ Bản" (ảnh chụp từ màn hình máy tính).
Lòng tôn kính với Đức Phật dâng trào mỗi khi chúng ta nghĩ đến và đảnh lễ Ngài. Bởi Ngài là bậc giác ngộ hoàn toàn có thể dìu dắt chúng sanh ra khỏi vòng vô minh lầm lạc, đạt đến an lạc, cứu cánh Niết bàn. Người Phật tử có niềm tin sẽ sanh ra tất cả công đức lành, còn người không có niềm tin chân chính không tạo được công đức lâu dài. Đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác nói dù đó là truyền thuyết có từ nhiều đời. Nghe điều gì ta cũng phải nên suy nghĩ, tìm tòi, xem sự việc đó có thiết thực, lợi ích hay không. Ngài cũng dạy chúng ta đừng vội tin những gì được nhiều người tin theo. Và niềm tin chân chánh được phát sinh sau khi có tu tập, chuyển hóa từ người phàm phu chúng ta đi sâu vào tu tập, sống lợi ích, thương yêu tất cả chúng sanh muôn loài, có lòng thương tưởng với loài người. Chúng ta học Phật, tu Phật dần dần chúng ta sẽ đến được giác ngộ, giải thoát.Trong bất kỳ sự nỗ lực nào của con người thì niềm tin đều đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Người thiếu niềm tin chân chính sẽ sống một cuộc đời buồn tẻ. Trong cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mỗi con người có niềm tin, một khi đã mất niềm tin hoặc không có niềm tin thì cuộc sống trở nên vô vị. Đối với người Phật tử thì niềm tin nơi Tam Bảo đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó giúp người Phật tử nhìn nhận được mọi vấn đề một cách chính xác hơn và biết sống ý nghĩa hơn.“Niềm tin là mẹ sinh ra các công đức”, bởi vì có niềm tin nơi Đức Phật, có niềm tin nơi Chánh Pháp thì mới quy ngưỡng và phụng hành giáo pháp đi đến an lạc giải thoát. Những Phật tử khi mới đến với đạo Phật, nếu chưa hiểu về Đức Phật thì lòng tôn kính sẽ không có vì chưa hiểu giáo pháp của Ngài dễ tăng trưởng vô minh si ám. Còn người hiểu giáo lý mà không có lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên, người Phật tử khi phát khởi lòng tin và nhờ niềm tin ấy mà nỗ lực thực hành Chánh Pháp và thực hành áp dụng vào đời sống sẽ được an lạc hạnh phúc để hướng tới đạo quả.Chúng ta theo đạo Phật vì thấy được giá trị lợi ích thiết thực của Phật Pháp đối với đời sống con người và xã hội, thấy được những gì Đức Phật dạy là chân lý. Chúng ta nhận thấy đạo Phật không đơn thuần là một tôn giáo mà có cả khoa học, triết học, đạo đức học, nghệ thuật sống... Đức Phật dạy chúng ta chỉ nên tin vào những gì đem lại an lạc hạnh phúc cho mình, cho người trong hiện tại và tương lai, đó chính là niềm tin chân chính và sáng suốt.Tóm lại, niềm tin kiên định với Tam Bảo giúp người Phật tử phấn đấu hướng đến những gì tốt đẹp nhất mà Phật đã dạy để đạt được an lạc, hạnh phúc. Niềm tin vào bản thân giúp người Phật tử vững vàng trước những nghịch cảnh, không cảm thấy mặc cảm, tự ti bởi những hạn chế của mình…, từ đó tích cực tu tâm dưỡng tánh theo lời Phật dạy, khiến cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:
Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.
PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.
PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.
PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.