TT. Thích Tâm Thuần thuyết giảng: “Thiền trong đạo Phật”

PSO - Nhắc tới thiền, người ta nghĩ tới ngay một trạng thái hay một phương pháp tu hành của nhà Phật. Tuy nhiên, thiền trong đạo Phật và thiền không phải trong đạo Phật thì không phải ai cũng có thể hiểu tường tận. Vào lúc 20h tối ngày 10/8/2021 (nhằm ngày 03/7năm Tân Sửu), tại khóa tập huấn: Học pháp online “Phật học cơ bản”, TT. Thích Tâm Thuần – UV Ban Hoằng pháp Trung ương là thuyết giảng đến các học viên cư sĩ Phật tử chủ đề “Thiền trong đạo Phật” để các học viên hiểu rõ gốc của thiền trong Phật giáo và việc thực hành thiền trong đời sống theo chuẩn hoá con đường của Đức Phật. Thiền của đạo Phật duy nhất giúp cho chúng sinh hết khổ, chúng sinh từng bước đạt được an vui. Có 5 loại thiền: 1/ Người chấp khác, ưa cõi trên, giáng cõi dưới mà tu là thiền ngoại đạo. Thiền ngoại đạo là do nơi chấp khác, nghĩa là chấp ngoài tâm mình có một pháp nào khác để giúp mình đắc đạo. Như khi ngồi thiền, mong có thiêng liêng tới dựa vào hay là điểm đạo v.v... Là người Phật tử học đạo, phải sáng suốt, muốn học một pháp tu nào phải nghiên cứu cho kỹ, đâu là chánh, đâu là tà, chớ vội tin mà lầm lạc. Trong kinh Phật nói: "Một khi lầm đường rồi khó quay đầu trở lại", khi phát tâm tu chúng ta mong tu để thành Phật mà lạc vào ma đạo rồi muốn trở lại thật là khó khăn, người tu nên cẩn thận. 2/ Người tin chắc nhân quả, cũng do ưa chán mà tu, là thiền phàm phu. Tin chắc nhân quả tức là căn cứ vào lý nhân quả mà tu thiền. 3/ Người ngộ lý thiên chơn, thấy ngã không mà tu, là thiền Tiểu thừa. Ngộ lý thiên chơn tức là thấy rõ thân ngũ uẩn này không thật. Những vị này chỉ ngộ được ngã không, chứ chưa chứng được pháp không. Nghĩa là khi tu thấy được cõi đời là vô thường, đau khổ, không có cái ta thật nên cố gắng tu cho được Niết bàn thanh tịnh an vui.Vì còn thấy có Niết bàn nên gọi là pháp hữu, hay là thấy ngã không thật, mà thấy Tứ đế, Thập nhị nhân duyên v.v... là thật, đó là pháp hữu, gọi là Tiểu thừa. 4/ Người ngộ ngã pháp đều không, hiển bày chơn lý mà tu, là thiền Ðại thừa. Ngộ ngã pháp đều không tức là khi tu theo thiền tông, nhận ra được cái ngã không thật, và các pháp như: Niết bàn, sanh tử, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên cho đến Lục độ cũng không thật, chẳng qua là do tùy bịnh cho thuốc mà đặt tên đó thôi, rõ hai lẽ đó cho nên ngã pháp đều không chấp. 5/ Người đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẵn tự đầy đủ, tâm này tức là Phật, cứu cánh không khác, y đây mà tu là thiền Tồi Thượng thừa, cũng gọi là thiền Như Lai Thanh Tịnh, cũng gọi là Nhất Hạnh Tam Muội. Ðây là căn bản của tất cả Tam muội. Nếu người hay niệm tu tập tự nhiên dần dần được trăm ngàn Tam muội. Môn đệ Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma lần lượt truyền nhau là thiền này. Vậy Thiền là gì? Thiền chính là để cho tâm tĩnh lặng giúp chúng ta được an ổn trong cuộc sống hàng ngày. Muốn đạt được toàn tâm toàn ý, hiểu tường tận một sự vật, sự việc thì ta cần phải hòa mình vào chính sự vật, sự việc đó. Để làm được điều này thì cần tập trung tư tưởng, tập trung suy nghĩ của bản thân sao cho không bị bất cứ ngoại cảnh nào tác động được. Trạng thái đó người ta gọi là thiền. Có hai phương thức chính trong thực hành thiền phật giáo là thiền định và thiền quán. Trong đó: Thiền định (thiền chỉ): Là cách tu tập để luyện tâm, mục đích hướng đến là sự bình an và tĩnh lặng trong tâm. Thiền định được thực hiện thông qua việc tập trung vào hơi thở của mình, tĩnh tâm để nhận thức về bản chất của các luồng suy nghĩ, hành động, diễn biến của sự vật, sự việc xung quanh mình. Người thực hành thiền định sẽ đạt được trạng thái hạnh phúc trong hiện tại; được thanh lọc tâm trí, cơ thể; được giải phóng khỏi các phiền não; Thiền quán (thiền tuệ/ thiền minh sát): Là cách thực hành hướng đến sự phát triển của trí tuệ và sự thông suốt về tâm linh. Bản thân từ “vipassana bhavana” – thiền quán cũng có thể hiểu là “một cái nhìn sâu sắc vào tận sâu bên trong”.  Để thực hành thiền quán, cần phải đưa tâm vào trạng thái tĩnh lặng để quan sát, thấu hiểu sự vật, sự việc, hiện tại với tất cả sự chú tâm sâu sắc nhất. Thiền quán là sự kết nối sâu sắc của tâm và thân, là hành trình khám phá bản thân mình của mỗi cá nhân để thật sự hiểu mình tới tận gốc rễ. Thực hành thiền quán cuối cùng mục đích là để đạt tới sự hạnh phúc từ tâm trí, hướng đến sự cân bằng về trí tuệ, lòng từ bi và tình thương, không còn bị phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài tác động, chi phối. Trong đạo Phật, Thiền là một phương tiện để phát triển tâm linh, tu dưỡng, phát triển hoặc trau dồi, ám chỉ sự mở mang về tâm linh hay sự phát triển của tâm. Đức Phật dạy chúng sinh muốn thoái khổ chỉ cho cách phá đi vô mình đó là lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Thiền trong Phật giáo không chỉ hướng tới mục đích giúp tâm trí của ta tĩnh lặng mà còn là hướng đến sự thanh lọc, loại bỏ các phiền não trong tâm trí, những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ tham – sân – si – mạn – nghi. Thiền trở thành khát vọng chinh phục nội tâm để làm chủ bản thân mình Thân – Tâm giao hoà. Trong cuộc sống, thiền góp phần giảm bớt áp lực tâm lý, cân bằng giữa thân và tâm, nuôi dưỡng, phát triển những đức tính tốt như lòng từ bi, sự tự tin, trí tuệ… giúp người thực hành đạt được trạng thái tinh thần tích cực đi đến giải thoát, giác ngộ và có được sự an lạc trong cuộc sống hiện tại.

Hồ Thuỷ

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online