29/04/2018 12:09

Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam

(chutichghpgvn.vn-thichthiennhon.org) Sáng nay, ngày 29/4 (nhằm 14/3 Mậu Tuất), tại chùa Đại Thành (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh và môn đồ Pháp quyến trang nghiêm cử hành lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM) GHPGVN. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS) GHPGVN quang lâm tham dự và dâng lời Tưởng niệm của Trung ương Giáo hội.


Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
Niệm Phật cầu gia hộ
 
Quang lâm chứng minh và tham dự còn có chư Tôn đức Phó Pháp chủ HĐCM: HT. Thích Thanh Dũng, Chánh Thư ký HĐCM; HT. Thích Thanh Đàm; HT. Thích Thanh Nhã, Chánh Văn phòng HĐCM; chư Tôn đức Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS: HT. Thích Thiện Pháp, HT. Thích Thanh Nhiễu; chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: HT. Thích Gia Quang, HT. Thích Bảo Nghiêm, HT. Thích Quảng Tùng, HT. Thích Khế Chơn, HT. Thích Quảng Xả, TT. Thích Thanh Quyết, TT. Thích Quảng Hà; HT. Thích Thanh Đạt, Ủy viên Thư ký HĐTS; chư Tôn đức Ủy viên Ban Thường trực HĐTS: HT. Thích Huệ Minh, HT. Thích Hải Ấn, HT. Thích Thiện Đức, TT. Thích Minh Nghiêm, TT. Thích Minh Thành; HT. Thích Quang Nhuận, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư cùng chư Tôn đức HĐTS, Ban viện T.Ư, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành và BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh, các huyện, thị, thành cùng đồng bào Phật tử trong toàn tỉnh Bắc Ninh.
 
Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
Chư Tôn đức, quý Quan khách và Phật tử tham dự
 
Về phía chính quyền có sự hiện diện của ông Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Hà Hữu Tiếp, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Nguyễn Bá Sinh, Tổng Biên tập báo Bắc Ninh; ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Trung tâm Hành chính công; ông Đinh Xuân Vịnh, Trưởng ban Tôn giáo Tỉnh; ông Vũ Chí Kiên, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND thành phố Bắc Ninh; ông Lưu Đình Thực, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Bắc Ninh cùng đại diện các ban, ngành tỉnh Bắc Ninh và thành phố Bắc Ninh.

Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
HT. Thích Thanh Nhiễu
 
Tại buổi lễ, HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS đã cung tuyên tiểu sử cố Đại lão HT.Thích Thanh Sam, ôn lại đạo nghiệp và công đức sâu dày của cố Đại lão Hòa thượng đã cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.

Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thế danh Hoàng Đăng Sam (Soang), pháp hiệu Viên Minh, sinh năm Kỷ Tỵ (1929), tại thôn Đông Bình, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình thuần nông vùng thôn quê thuần túy kính tín đạo Phật.Ngài là con thứ 3 trong gia đình có 4 con trai, 3 con gái của cụ ông Hoàng Đăng Âm và cụ bà Nguyễn Thị Kỷ.

Tuổi ấu thơ, ngài thường được cha mẹ cho đến chùa Làng nên đã sớm có chí hướng mến mộ đạo Phật. Năm Nhâm Ngọ (1942), khi tròn 13 tuổi, với túc duyên hội đủ, được sự đồng ý của song thân, ngài đã xuất gia theo học tại chùa Đông Bình với Sư tổ Thích Thanh Hán.

Sau 3 năm chấp lao phục dịch, hầu cận bên thầy, sớm khuya đèn sách, kinh kệ nỗ lực kiên trì tinh chuyên đạo hạnh, làm tròn phận sự của bậc sơ tâm, được thầy yêu mến - năm 15 tuổi, ngài được Sư tổ cho đăng đàn thụ giới Sa-di tại chốn tổ chùa Phúc Long, xã Phù Lãng, huyện Quế  Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Hòa chung cùng dòng chảy lịch sử dân tộc của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nên đã cùng với Sư tổ Thích Thanh Hán chuyển từ chùa Đông Bình về tu tập tại chùa Mỹ Lộc, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Sư tổ viên tịch năm 1946, ngài tiếp tục ở lại chùa Mỹ Lộc cho đến năm 1949, ngài y chỉ vào sư huynh là HT.Thích Tâm Duyệt thụ giới Tỷ-khiêu tại chốn tổ chùa Nhị Châu, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Cho dù thế sự đổi thay, nhưng niềm tin nhân quả vẫn tròn đầy như ngày sơ tâm học đạo. Đời sống tu hành có lúc gặp nhiều khó khăn, nhưng Hòa thượng vẫn “an bần thủ đạo”. Hàng ngày, ngoài giờ tu tập, Hòa thượng vẫn tham gia lao động sản xuất để tự túc sinh hoạt cho bản thân và xây dựng chùa cảnh.

Thuận thế vô thường, ngài đã an nhiên thu thần thị tịch, xả bỏ báo thân vào hồi 6 giờ 30 ngày 12 tháng 3 năm 2018 (ngày 25 tháng Giêng năm Mậu Tuất), trụ thế 90 tuổi đời và 69 hạ lạp, gần 80 năm sống trong cảnh thiền môn.
 
Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
Hòa thượng Chủ tịch
 
Thay mặt Trung ương Giáo hội, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS tuyên đọc lời tưởng niệm, nhấn mạnh, với hạnh nguyện Đại thừa, Đại lão Hòa thượng đã vào đời bằng tinh thần Đại sĩ, nêu cao gương uy mãnh giữa rừng tà, gióng trống lôi âm, vang rền tiếng pháp. Suốt một đời, Hòa thượng sống hết sức bình thường dung dị, siêng năng cần cù, nhu hòa nhẫn nhịn. Tuy nghiêm khắc với bản thân, nhưng lời nói và việc làm luôn “tri hành hợp nhất”, hết lòng phụng sự Tam bảo, nên hạt giống Bồ-đề luôn giữ trọn trong tâm. Cho dù thế sự đổi thay, nhưng niềm tin nhân quả vẫn tròn đầy như ngày sơ tâm học đạo. Đời sống tu hành có lúc gặp nhiều khó khăn, nhưng Hòa thượng vẫn “an bần thủ đạo”. Từ hàng giáo phẩm Tăng Ni, đến các vị sơ cơ tân học đều quý mến đức hạnh của ngài. Không những thế, nhân dân Phật tử xa gần hết thảy đều khen ngài bậc chân tu đức hạnh. 

Với tinh thần vô ngã vị tha, đạo tâm trác thế, nêu cao truyền thống hòa hợp đoàn kết, quyết tâm xây dựng Đạo pháp và góp phần thống nhất Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng đã cùng Tăng Ni, Phật tử tiếp nối dòng sinh mệnh hơn 2.000 năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam, xây dựng thành công ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tỉnh hội Phật giáo Hà Bắc, nay là Bắc Ninh. Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà Đại lão Hòa thượng là một trong những nhân tố tích cực góp phần công đức rất lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển trang nghiêm, vững mạnh trong lòng dân tộc, từ những ngày đầu lịch sử cho đến hôm nay, để rồi hoa đời hoa đạo đua nhau nở, mãi mãi ngàn sau tỏa ngát hương.

Trong vai trò là bậc sứ giả Như Lai, bằng tinh thần phụng sự Đạo pháp, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, với 90 năm trụ thế, ba phần tư thế kỷ hoằng dương Chính pháp, làm bậc đống lương trong Phật pháp, mô phạm chốn rừng thiền, Đại lão Hòa thượng là hiện thân của giới luật, là thọ mệnh của Phật pháp. Trên cương vị Luật sư, Giới sư của các Giới đàn, Đại lão Hòa thượng đã khai thông giới thân tuệ mệnh cho nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử; đã cùng chư Tôn đức Trưởng lão mở trường Phật học, đào tạo Tăng tài cho Giáo hội. Qua đó, nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử trở thành pháp khí Đại thừa truyền trì mạng mạch Phật pháp, Trưởng tử Như Lai, tiến tu giải thoát, lợi lạc hữu tình, tốt Đời đẹp Đạo, đã không ngừng đóng góp cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, trang nghiêm, hưng thịnh huy hoàng trong lòng dân tộc.
 
Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
Dâng hương tưởng niệm
 
Trong không khí trang nghiêm, chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh, thành, chư tôn đức Tăng Ni các tự viện, môn đồ pháp quyến đã dâng hương tưởng niệm trước Giác linh đài cố đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam.
 
 
Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
Môn đồ Pháp quyến
 
 
Trước Giác linh đài khói trầm hương quyện tỏa, toàn thể đạo tràng nhất tâm trì tụng thời kinh Bát Nhã cúng dường, thành kính tri ân, tưởng nhớ công đức to lớn của cố đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam và chư tôn đức giáo phẩm tiền bối hữu công đã có nhiều cống hiến cho đạo pháp và sự phát triển của ngôi nhà GHPGVN hôm nay được trang nghiêm, vững mạnh trong lòng dân tộc.
 
Bắc Ninh: Lễ Chung thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam
Quang cảnh buổi lễ
 
Tin: Hoài Thái – Minh Ân, Ảnh: Hoàng Tuấn
(Nguồn: http://chutichghpgvn.vn )
Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online