BÀI THI: BI NGUYỆN TRONG ĐẠI DỊCH

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (94) Số lượng từ: 1648

BI NGUYỆN TRONG ĐẠI DỊCH

Mấy hôm nay, trời trút xuống những cơn mưa nặng hạt, những hạt mưa tí tách rơi trước hiên chùa, như những gọt nước mắt nhớ thương của người mẹ nhớ con làm ăn xa quê, người vợ trông chồng từ tuyến đầu chống dịch, của đàn con thơ, cần lắm những cái vòng tay của cha, tất cả những nỗi đau đều chan hòa vào trong tiếng mưa. Mưa càng ngày càng nặng hạt, nỗi lòng con lại càng thêm nhớ về thành phố mang tên Bác mà con hay gọi với hai tiếng Sài Gòn thân thương. Khi chưa có dịch, một Sài Gòn nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm, một số người vẫn gọi “Sài gòn là thành phố không ngủ.” Nhưng giờ đây, Sài gòn cũng phải trải qua quy luật tự nhiên, mà không thể tránh được, Sài Gòn đang ngã bệnh rồi. Dịch bệnh trên toàn thế giới đã cho chúng con hiểu sâu sắc hơn về việc cần bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đã bao năm, chúng con đã sử dụng năng lượng từ mẹ thiên nhiên ban tặng. Giờ đây, khi tổn thương, chúng con lại phải dùng năng lượng oxy từ việc sản xuất nhân tạo. Vô thường là một trong những giáo lý tường tận mà đức Phật đã giảng dạy cho chúng ta thấy rõ được sự thay đổi, chuyển biến không ngừng của mọi vật. Chúng ta phải nên thông hiểu, để dũng mãnh đối diện với sự thay đổi trên toàn thể nhân loại mà chuẩn bị hành trang để chuyển hóa theo một hướng mới tốt đẹp hơn để không phải bị quy luật này chi phối làm chúng ta khổ đau và tổn thương tâm thức. Từ đó, phải càng trân quý cuộc sống hiện tại và từng hơi thở này, vì vô thường nên duyên sanh, nhưng duyên sanh thì có lúc duyên cũng diệt nên con tin rằng Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam sẽ sớm khỏe lại thôi. Qua đại dịch lần thứ 4 tại Việt Nam đã cho chúng con hiểu sâu sắc hơn giáo lý Tứ Diệu Đế, đức Phật đã giảng dạy hơn 2565 năm trước, đức Phật đã cho chúng con thấy đây là khổ , nguyên nhân của khổ và con đường đi đến chuyển hóa khổ đau để đạt đến an vui. Nhân đây, cũng là lúc chúng con nhìn lại những gì đại dịch mang lại, không chỉ dừng lại ở việc bi quan, yếm thế mà chúng con phải sẵn sàng một tâm thế để đương đầu với chúng, dù biết đây là một cơn đại dịch quái ác nhưng chúng con vẫn thấy những vị Bồ tát với một tâm nguyện bao la, dấn thân vào tâm dịch để chuyển hóa và góp sức đẩy lùi,  đem lại một cuộc sống bình  thường hóa, ấm no, hạnh phúc, cho mọi người.  Những vị bác sĩ ngày đêm quên ăn, bỏ ngủ, để dành giật lại từng hơi thở của bệnh nhân, hay những chú công an, bộ đội hằng ngày canh giữ an ninh trật tự tại các chốt chống dịch, chúng con lại thấy hình ảnh của những tình nguyện viên xông pha vào chống dịch với một tâm thế phụng sự, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng chính Phủ “chống dịch như chống giặc” với một tinh thần thép đầy kiên trì.  Một lần nữa chúng con lại một hình ảnh những các vị sư xuất hiện, tưởng chừng như chỉ biết khép mình vào chốn Thiền môn làm bạn với những câu kinh, tiếng kệ , các vị ấy với tâm nguyện nhập thế cứu đời với lời dạy “ Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác ” thời chiến, các vị bỏ áo cà sa khoắc chiến bào, bây giờ các vị lại tái hiện một lần nữa lịch sử ,lần này các vị mặt áo blouse ,không phải chiến đấu với thế lực thù địch mà chiến đấu với đại dịch để đem lại cuộc sống bình yên. Mọi nhà, mọi người điều chung tay chống dịch như lời của Bác Hồ đã dạy“ đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”. Không chỉ những hình ảnh đó chúng con cũng được nghe được một thông điệp“ Sài gòn không bị bỏ rơi lại phía sau, cả nước chung tay chống dịch” hay “ Sài Gòn gọi cả nước trả lời.” Đồng bào trên cả nước điều hướng về Sài Gòn, người cộng rau, người trái bí. Và có những người nông dân từ bỏ lợi nhuận vài trăm triệu để tặng số nông sản đó cho Sài Gòn và các tỉnh miền Nam…  hình ảnh cụ già đem tiền trợ cấp của mình mang đến chốt kiểm dịch với lời trách móc các chú công an rằng “ sao các chú không bảo già, để già ủng hộ” hay hình ảnh các chuyến xe lăn bánh chở y bác sĩ và những đoàn xe chở lương thực, thực phẩm từ mọi miền đất nước trở về giúp sức cho miền nam ruột thịt…Hành động bi nguyện của các cá nhân, tổ chức điều tích cực cung cấp thiết bị oxy cho bệnh nhân điều trị ở nhà để dành lại sự sống  trước lưỡi hái của tử thần… Từ đó, những thước phim ngắn, những bài hát để góp thêm sức mạnh tinh thần để đẩy lùi dịch bệnh corona cũng ra đời, những hình động vô cùng dễ thương của các anh bộ đôi mang phực phẩm cho dân đúng với câu “ đi dân nhớ, ở dân thương.” Nghĩa cử ân cần của các vị đứng đầu Chính phủ mang trong mình nhiệm vụ kép vừa chống dịch và xây dựng kinh tế xã hôi phát triển, các vị ấy cũng thân hành vào tâm dịch để trực tiếp chỉ đạo, thăm hỏi bà con…Hàng ngàn con tim, hàng triệu nghĩa cử cao đẹp điều hướng về để giúp Sài Gòn để nạp thêm năng lượng bình an, để chữa lành vết thương.   Khi được nghe tin không phải ai khác mà chính người thầy của chúng con cũng muốn tham gia đi chống dịch, người chuẩn bị hành trang đầu đủ với hạnh nguyện tứ vô lượng tâm ( Từ, Bi, Hỷ, Xả) ngài ung dung thông báo cho đại chúng biết với một tâm thái không sợ sệt, với bản lĩnh của một vị sứ giả Như Lai đầy định tĩnh với một tâm thái của một vị Bồ tát muốn giúp cho cuộc đời bớt khổ đau, người sống được an người mất được siêu, ngài quyết vào tâm dịch với bi nguyện có thể làm bất cứ điều gì từ việc nhỏ nhất cho đến việc tẩm liệm người mất, để tiễn đưa họ một đoạn đường và chỉ dẫn họ con đường Chánh pháp để họ hướng đến. Chúng con nhớ lại những câu nói lời dạy của chư Phật  “phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật” chúng con mới vỡ lẽ ra việc phụng sự mới thật sự đem lại được niềm vui chân thật và đây cũng chính là tự lợi và lợi tha. Mọi người hướng về sài gòn với những hành động thiết thực, nhưng cho chúng con xin được cúi mình cảm tạ vì những hành động đẹp, những nghĩa cử đẹp của tình người trong dịch bệnh, cảm tạ những chiến sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch đã không ngại gian khó , cho chúng con xin cúi mình vì sự tử tế cả người dân trên mọi miền đất nước ủng hộ cho miền nam ruột thịt, cho chúng con xin cúi mình vì các mẹ , các cha, người thân của những vị chống dịch không vì bản thân gia đình nhỏ mà vì cộng đồng lớn để ủng hộ con cháu lên đường thực hiện nghĩa vụ cao cả, cho chúng con xin cúi mình cảm tạ các hội nhóm từ thiện đã hết tâm hết sức vì đồng bào, và cho con được cúi mình với lòng biết ơn sâu sắc trước anh linh của các chiến sĩ đã hy sinh vì bi nguyện cứu người. Mưa cứ rơi , lòng người vẫn nặng trĩu, chỉ mong sao sài gòn cho mau khỏe. xin gửi niệm an đến tất cả. nguyện điều kỳ diệu sẽ sớm xảy ra.
Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Chùa Giác Tánh tưởng niệm cố TT.Thích Thiện Ngộ và trao quà cho người dân khó khăn

Sáng ngày 7-9-2024 (nhằm ngày 5-8-Giáp Thìn), môn đồ tứ chúng đã trang nghiêm tưởng niệm lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Thượng tọa Thích Thiện Ngộ - Nguyên Trụ trì chùa Giác Tánh và trao 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Hội Từ Thiện Chùa Tường Nguyên khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024"

Với tinh thần sẻ chia và yêu thương, Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên đã khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024" nhằm mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi có

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online