BÀI THI: SAU ĐẠI DỊCH, TA CÒN LẠI GÌ?

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (93) Số lượng từ: 1757

 

SAU ĐẠI DỊCH, TA CÒN LẠI GÌ?

Đêm nay, dưới ánh trăng dịu hiền như nụ cười của mẹ, lòng tôi chợt buâng khuâng, trào dâng bao mạch nguồn xúc cảm. Giữa đêm thu mùa hiếu hạnh, tôi bồi hồi nhớ về ân nghĩa mẹ cha! Hòa lòng vào giọng ngân nga qua bài kinh báo hiếu, tôi thổn thức lòng bởi hiểu được những cam chịu hy sinh. Ôi, một thâm tình hơn trời cao biển rộng, trái tim mẹ hiền lồng lộng tựa hư không. Mùa báo hiếu năm nay, ngoài tình cha nghĩa mẹ, tôi còn cảm nhận được tình người san sẻ thương yêu. Giữa những ngày đất nước “ốm” thật nhiều, tôi nghe thấy  những điều tốt lành từ triệu triệu tấm lòng nhân ái.  Tổ quốc thân thương đang trong những ngày đại dịch, đồng bào ta đang gồng mình chống chọi với nguy nan. Chưa bao giờ tôi thấy được giá trị của hai chữ “bình an” đến vậy. Covid 19 làm tổn thất nặng nề về con người lẫn của cải. Dịch bệnh đã làm cho biết bao người ra đi mãi mãi, đành thắt lòng khép lại những mộng mơ. Bởi thế giữa vô thường chúng ta làm sao biết trước được chữ “ ngờ” và tôi chợt  lặng người nhớ đến lời Phật dạy: mạng người ngắn ngủi chỉ trong một hơi thở mà thôi. Hoa dù đẹp vẫn có ngày phải tàn phai hương sắc. Trong vòng sanh diệt, chỉ có đóa hoa lòng được kết tinh bởi từ bi, bởi tình thương và sự cảm thông mới bất diệt với thời gian. Nhìn vào đại dịch, tôi thấy trong sự ảm đạm, thê lương, mất mát đâu đó vẫn ánh lên sức sống mãnh liệt. Trong khó khăn hoạn  nạn, tôi thấy rõ cái tình người nồng cháy như ngọn lửa sửa ấm bao cõi lòng giữa giá lạnh đớn đau. Chính tình thương là đóa hoa đẹp và ý nghĩa nhất trong mùa hiếu hạnh năm nay.  Tôi thầm cảm ơn những anh hùng áo trắng đã quên mình phục vụ nhân dân trong cơn đại dịch. Ôi! Hình ảnh người thầy thuốc ngày đêm miệt mài làm việc trong các bệnh viện, khu cách ly.  Ấm lòng thật! Hình ảnh ấy đẹp làm sao! Họ đem y đức cống hiến cho đời. Vào tâm dịch với tấm lòng quyết chiến, sáng tối đẫm mồ hôi trong trang phục bảo hộ cồng kềnh, những lúc căng thẳng đấu tranh với tử thần vì sự sống của bệnh nhân. Đôi khi trên môi họ đã nở nụ cười vì nỗ lực được đền đáp. Và cũng không ít lần... nước mắt của người chiến sĩ áo trắng đã rơi vì thất bại trong trận chiến sinh tồn. Hình ảnh y bác sĩ ăn vội gói mì, đỡ dạ bằng củ khoai  rồi lại gấp rút lên đường thực hiện nhiệm vụ, khiến ta phải chạnh lòng. Vì đâu mà họ lại hy sinh nhiều đến thế? Câu trả lời không ngoài hai chữ yêu thương.... Áo trắng xông pha quyết lên đường Đem tài y đức giúp muôn phương Mệt nhọc chẳng than! Vì dân tộc Mong nước sớm qua cảnh đoạn trường. Ngồi giữa không gian tĩnh mịch, tôi gác chân xếp bằng tập hít thở. Quán chiếu lời Phật: “Thân người khó được nhưng dễ mất”.  Bất giác, chiếc lá ngoài hiên nhẹ rơi, tôi thấy chiếc lá kia dường như chính là cuộc đời của mỗi chúng ta - những người lữ khách đang phiêu bạt trong cõi vô thường. Quy luật sanh lão bệnh tử là vậy, nhưng tránh làm sao giây phút chạnh lòng. Đời chúng ta nằm trong vòng chữ thương. Chỉ có tình thương là mãi còn giữa cơn đại dịch. Trong dịch bệnh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng thêm mạnh mẽ, tay chung tay quyết tâm đẩy lùi covid.  Thương sao tổ quốc thân yêu! Những ngày ốm nặng lắm điều thương đau. Sẻ chia bó cải mớ rau Trọn tình vẹn nghĩa đồng bào thân thương.  Ngoài lực lượng y tế, tôi còn thấy màu áo xanh ngày đêm canh phòng nơi các chốt. Khó khăn là thế! Nhưng chẳng bao giờ làm các anh gục ngã. Họ đã làm tròn bổn phận thiêng liêng, “Vì nước quên thân vì dân phục vụ”. Tôi nghe âm vang trong trái tim lòng biết ơn và kính trọng. Những chiến sĩ đi vào tâm dịch, xa vợ xa con, xa mái ấm gia đình. Có lúc đang làm nhiệm vụ lại nghe được những tin buồn của sanh ly tử biệt. Không ít lần các anh phải nén lòng mà gạt nước mắt! Đau đó! Buồn đó! Thất vọng đó. Nhưng tất cả không bao giờ đánh bại được ý chí quật cường của những người hùng. Nhìn mà thương thật sự! Các anh bộ đội những con người chỉ quen với thao trường, súng đạn giờ  trở thành những người shipper thân thiện phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Áo xanh đi phục vụ Khắp các ngõ phố phường Nơi đâu cần sẽ đến Cho trọn tình yêu thương... Dịch gieo nỗi thê lương cho toàn dân tộc. Số ca mắc mới ngày một tăng. Nhiều hoàn cảnh khó khăn lại thêm phần chật vật. Tôi thấy lòng nghẹn ngào khi  nhìn những đoàn công nhân khổ sở, khao khát muốn về quê. Tôi ngậm ngùi nhìn cảnh ấy mà xé lòng. Đau lắm chứ! Đồng bào mình mà. Ngày xưa họ vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà xa xứ lìa quê để rồi hôm nay muốn quay về chốn cũ thì trắc trở vô vàn. Dịch làm ngưng trệ mọi hoạt động, thất nghiệp, thiếu hụt đủ điều. Ngày ấy, họ bỏ quê lên phố nay lại phải ngậm ngùi bỏ phố về quê. Giữa Sài Gòn đầy hoa lệ, vẫn còn biết bao nhiêu mảnh đời cơ cực, đêm đã tàn chưa biết phải về đâu? Ngủ dưới chân cầu hay dọc đường lạnh lẽo? Xót xa cho những thân phận bẽ bàng đầy trái ngang của kiếp đời lam lũ. Ngày Sài Gòn ốm nặng, tôi cảm nhận được tình đồng bao đang dần lan rộng. Từ những doanh nghiệp đóng góp hàng tỷ đồng đến những người lặng thầm dâng tặng đồng bào từng bó rau, bó cải. Tất cả đều quý lắm. Quý ở tấm lòng, quý ở cái tình giữa người với người. Cơm từ thiện, Oxi miễn phí, siêu thị 0 đồng ngày càng nhiều như một minh chứng đẹp cho tình người trong đại dịch. Cái nghĩa cái tình là sức mạnh là vũ khí để dân tộc ta chống dịch. Giữa lúc miền Nam khó khăn, những đoàn người từ miền Bắc, miền Trung đã hết lòng lên đường chi viện. Vào miền Nam, họ mang theo một trái tim quả cảm, một niềm tin tất thắng. Nhiều lúc mệt đơ người nhưng các anh đã dặn dò nhau không được bỏ cuộc. Họ nhắc nhau: Nghỉ một chút rồi chiến tiếp! Miền Nam ơi hãy cố gắng vững tin! Bắc, Trung đến, chúng mình cùng vượt khó. Đoàn chi viện giúp nhau qua sóng gió Tình đồng bào lan tỏa những yêu thương. Trong đại dịch, tôi vô cùng trân trọng những tấm lòng Bồ tát đã dấn thân làm lợi lạc cho đời. Phật dạy: Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật. Hình ảnh quý thầy, quý cô tình nguyện tham gia chống dịch làm tôi thêm tôn kính Tăng bảo. Những Trưởng tử Như Lai ngoài sứ mệnh tiếp nối mạng mạch Phật pháp truyền trao chân lý, nay lại gánh lên mình trách nhiệm chống dịch nặng nề.  Vào đời bằng hạnh nguyện độ sanh, thầy đã làm nhiệm vụ bằng cả trái tim, bằng lòng nhiệt huyết. Và thi sĩ Huyền Không từng viết:  Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông. Đúng thế! Phật giáo đồng hành cùng đất nước, giáo pháp nhiệm mầu của đức Thế Tôn đã hòa vào mạch nguồn văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, chùa trở thành điểm tựa tâm linh vững chắc cho người dân. Chùa trở thành khu cách ly, trở thành nơi tập kết các chuyến hàng từ thiện. Từ ngày dịch bệnh về, góc bếp của nhiều chùa luôn đỏ lửa. Chư Tăng Ni và  Phật tử làm việc một cách khẩn trương để cho ra những phần cơm nghĩa tình gửi đến các bệnh viện. Nhiều lúc, màn đêm buông xuống, hơi sương buốt lạnh, thấp thoáng vẫn còn thấy những chiếc áo nâu đang khiêng vác những vật phẩm cứu trợ: gạo , mì, rau , cải... khoảnh khắc đẹp đến lạ! Hình ảnh ấy chứng minh cho tinh thần nhập thế của Phật giáo. Dù vất vả suốt ngày đêm, nhưng tôi thấy gương mặt quý thầy lúc nào cũng bình an. Có lẽ quý thầy hiểu đó là hạnh nguyện giúp đời cần thực hiện. Bên cạnh dấn thân phụng sự về mặt vật chất, ngôi già lam còn đồng hành cùng đồng bào ở phương diện tinh thần. Các hình thức chăm sóc phật tử trực tuyến ngày càng phát triển. Thời khoá tu học, thính Pháp online được phổ biến. Đặc biệt,  các tự viện tổ đã chức thời khóa trì Kinh Dược Sư chú Đại Bi nhằm nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho đại dịch sớm qua đi, đời sống người dân được an ổn. Điều đó cho thấy, ngôi chùa và đệ tử Bụt đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trên chặng đường đẩy lùi dịch bệnh.  Thầy tôi! Tạm gác những trang kinh, Dấn bước gian lao cuộc hành trình.  Xếp áo cà sa đi chống dịch Tâm từ ban rải khắp nhân sinh. Nhiều lúc tôi âm thầm nghĩ ngợi về câu hỏi: Sau đại dịch chúng ta còn lại gì? Và bây giờ thật sự tôi đã rõ được đáp án. Thứ còn lại sau cơn bão covid không gì khác hơn là tinh thần nhân đạo và tình người. Tôi tin chắc với tình thương, với sự đồng lòng, Việt Nam sẽ sớm đẩy lùi dịch COVID. Rồi bình an sẽ lại về trên quê hương đất Việt....
Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh dã ngoại núi Tà Cú và lễ Tam bộ nhất bái lần thứ 2

PSO - Trên tinh thần đó, nhận được lời thỉnh mời của giám đốc TTC World - Tà Cú, chư Tôn đức Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Thuận và chủ nhiệm các Câu lạc bộ trực thuộc như: Tuổi trẻ Quảng Đức, Ngọc Minh, Thiện Hoà, Đại Giác, Bửu Sơn, Sen Biển, Hướng Đạo, v.v… đã được tham quan và thực hiện nghi thức Tam bộ nhất bái từ cổng tam quan chù

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online