BÀI THI: GÁNH RAU CỦA MẸ

BÀI THI: GÁNH RAU CỦA MẸ

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (41) Số lượng từ: 1718

GÁNH RAU CỦA MẸ

 

Con có biết? Chiều nay bên khung cửa Mẹ đang ngồi nhớ đến đứa con yêu Mắt mẹ rưng rưng ngắm mãi túp lều Hiu quạnh quá! Chao ôi hiu quạnh quá!

Con có biết? Những chiều mưa lạnh giá Là những chiều nước mắt mẹ theo mưa Là những chiều mẹ nhớ về ngày xưa Bên bếp cũ mẹ cùng còn con đốt lửa.

Mẹ ơi! Khi đọc những vần thơ mẹ viết, cõi lòng con nghe sao tê tái, ơn sinh thành muôn một trả chưa xong. Bát cháo con ăn, lời ru con ngủ, ghi tạc trong tim muôn kiếp khó đáp đền. Lại làm con nhớ đến ngày nào còn thơ dại, mẹ tảo tần mưa nắng để nuôi con, chín tháng cưu mang, ba năm bồng ẳm, đội cả nắng mưa phong sương của cuộc đời để nuôi lớn tấm thân con. Mẹ tất bật với cuộc sống mưu sinh, tần tảo sớm hôm với đôi bàn tay rám nắng, khi chợt nhìn lại thì mái tóc mượt mà ngày nào, giờ đã pha lẫn những giọt sương khuya. Năm con lên 6 tuổi, đã nhiều lần hỏi rằng: “Mẹ ơi, cha con đi đâu mà lâu lâu mới về vậy mẹ?” Cứ mỗi lần con hỏi, mẹ lại gật gật đầu: “ ừ…ừ… thì cha con đi làm xa không về thường xuyên được, nhưng chắc cha cũng sắp về với mẹ con mình rồi đó!”. Con mừng rỡ chạy lại ôm chầm lấy mẹ và hét lên “Mẹ ơi, con nhớ cha lắm, không biết cha có nhớ con nhiều không hỡi mẹ?” Bỗng dưng, trong ánh mắt mẹ lại ươm ướm giọt lệ sầu. Con biết là mẹ đang khóc, nhưng mẹ lại dịu dàng khẽ nói: “Tại mẹ đi đường, bụi bay vào mắt đó thôi, không có gì đâu!”. Thế rồi, một ngày, hai ngày cho đến hôm nay là đã một tháng trời trôi qua ròng rã, mà sao bóng dáng cha con vẫn biền biệt phương nào, chỉ còn khắc lại trong tim một hình dung ngày xưa ấy và từng lời êm ả vẫn còn đây. Từng ngày, từng ngày qua đi, trên mỗi cánh đồng người ta vẫn thường thấy bóng dáng của một người phụ nữ đang lom khom cắt từng ngọn rau đem về bán, đó chính là mẹ con. Có những trưa hè nóng bức chói trời, mẹ vẫn cặm cụi xách giỏ ra đồng hái từng ngọn rau, vì đó là nguồn kinh tế nuôi sống hai mẹ con. Có những đêm trái gió trở trời nghe lạnh buốt, một chiếc giường tre đủ cho hai mẹ con nằm, tấm chăn mòn mẹ dành hết cho con, còn mẹ…cứ mặc cho giá lạnh đêm đông vây phủ bốn bề. Vật mà, con nào hay biết, “con ngây ngất trong giấc ngủ say nồng, mẹ ôm vào lòng cho đỡ lạnh, có phải mùa đông làm mẹ lạnh, hay nỗi cô đơn cứ buốt giá tâm can?. Để rồi chưa tờ mờ sáng, dưới sự lạnh lẽo của khí trời, mẹ của con lại âm thầm len lỏi trên con đường vắng lặng, chỉ mới lác đác vài người qua lại. Chính lúc đó, trên chiếc xe đạp cũ kĩ đã nuôi sống con bao nhiêu năm qua, là những giỏ rau được mẹ đem ra chợ bán, lẫn bên trong là niềm mong mỏi ngày hôm nay buôn may bán đắt để có tiền về mua gạo cho con. Ôi!

Trăm năm dẫu có phai phôi mấy Nhưng trái tim con vẫn nhớ hoài Gánh rau nuôi sống đời con đó Là gánh bao tình của mẹ đây!

Vài năm sau đó, con lên mười mấy tuổi, lại đua đòi theo chúng bạn vui chơi mà không hề nghĩ đến nỗi cực khổ của mẹ mỗi lúc về già. Vẫn chiếc xe đạp cũ kĩ, vẫn cái giỏ rau được mẹ đèo ra chợ bán, nó bây giờ với con là cả một vùng trời mặc cảm, vì con sợ bạn bè sẽ biết sự nghèo khổ của mình. Mỗi lần các bạn muốn về nhà chơi, con lại viện cớ thoái thác, vì không muốn bạn nhìn thấy căn nhà cũ rích, với bốn bức dựng toàn là lá, cột kèo thì bị mối mọt ăn mòn. Nhưng sau đó, con cũng không thể ngăn được sự tò mò của chúng bạn, một ngày họ bạn cũng tìm được đường và tự đến nhà mình. Ngay khi đó, từ đằng xa con nhận thấy bóng dáng của mẹ đang cọt kẹt trên chiếc xe đạp thân quen, trở về nhà với dáng vẻ mệt mỏi. Con vội chạy ra ngăn mẹ lại : “Mẹ đi đâu đó một chút đi, có bạn con trong nhà , mẹ đừng vô… kỳ lắm”. Dường như hiểu ý con mình, không muốn bạn bè biết con có một người mẹ nghèo khổ như bà, mẹ lại trèo lên chiếc xe đạp, rồi khuất dần sau ngõ vắng, cũng không biết là mẹ đã đạp đi những đâu nữa… Khi đối diện với bạn bè, con đành lòng phủ nhận người đàn bà và chiếc xe đạp cũ kĩ, chiếc áo sờn vai đang ngấn lệ nhìn con. Trong cơn vui chơi với chúng bạn, con không còn để ý gì đến người mẹ đã một đời hy sinh cả thanh xuân để nuôi con khôn lớn. Khi niềm vui vừa chấm dứt, cũng là thời khắc con nhận được tin nghiệt ngã nhất trong đời, “Mẹ con ngất xỉu ngoài đường rồi kìa, chạy ra coi thửu có bị làm sao không?” – Nghe người hàng xóm chạy vô báo, con cuống cuồng như gà con lạc mẹ, vội chạy thật nhanh, vấp té lại gượng dậy chạy tiếp… Con từ từ nhận ra, mình vừa làm một việc mà trời đất dù có rộng lượng đến đâu, cũng khó lòng dung thứ được. Khi đến nơi, người ta nói mẹ vì đói mà ngất xỉu, chứ không có bệnh gì cả. Con ôm lấy mẹ với hai hàng nước mắt lăn dài “Mẹ ơi, con xin lỗi! Chỉ vì một chút mặc cảm, mà con vô tình bán đi ngàn công ơn của mẹ, chỉ vì một chút sĩ diện thấp hèn của mình, mà con nhẫn tâm thêu rụi tình mẹ cho con, mẹ ơi, xin mẹ tha lỗi cho con!” Mẹ thì thào vào tai con: “Mẹ không sao, con đừng khóc nữa. Thôi, đỡ mẹ dậy rồi về”. Câu nói nhẹ nhàng của mẹ lại làm tim con đau nhói, như có ngàn mũi dao đang đâm vào trái tim mình, con bất hiếu quá mẹ ơi! Và rồi, dòng thời gian cứ mãi trôi đi trong lặng lẽ, thấm thoát mới đó mà tháng năm đã tô điểm lên trên gương mặt con những chất liệu thăng trầm và chững chạc. Con lên Sài Thành, được “vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai…”, nhà Như Lai tức là tâm từ bi lớn, y Như Lai tức là lòng nhu hòa nhẫn nhục, chính thức trở thành một tiểu Tăng “phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”. Mẹ rất vui mừng khi con đã trở thành con của Phật, biết tập theo hạnh lành, xa lánh chốn tục duyên. Nhưng ngày ngày, mẹ phải bấm bụng ngóng trông con nơi nhà xưa bếp cũ, vì mẹ chỉ có một đứa con duy nhất. Con xuất gia rồi, chỉ còn một mình mẹ lủi thủi trong căn nhà tranh vách lá, có những chiều tựa cửa ngóng tin con, mẹ vui mừng khi nghe tiếng điện thoại reo lên, vì mẹ biết chắc là con đang gọi về cho mẹ.

Thương con khờ, bấm bụng để con đi Tìm ngôi Tam Bảo nương bóng từ bi Đường xuất gia từ tâm con phát nguyện Tuy mẹ buồn nhưng sẽ không quyến luyến đâu con.

Cầu Tam Bảo đưa thuyền từ tế độ Cứu chúng sanh ngập chìm trong bể khổ Hầu đền đáp công ơn người dạy dỗ Ơn Mẹ, ơn Thầy, bè bạn, chúng sanh.

(thơ của mẹ, mẹ gửi con đọc nhé)

Mẹ ơi! Vậy là đã gần 18 năm còn rời xa mái nhà xưa, con đê cũ. Con không còn được nhìn thấy chiếc xe đạp cũ kĩ của ngày nào, văng vẳng bên tai tình mẹ thương con như đại dương vô tận, ơn mẹ hiền hòa như núi cao rợp đỉnh mù sương, tình thương của người dành cho con muôn đời vẫn thế, vẫn ngút ngàn như núi Thái sơn, vẫn dào dạt mênh mông như biển Đông muôn thuở. Để rồi hôm nay mùa Vu Lan đến, con chợt nhận ra rằng mắt mẹ đã không còn được sáng như xưa, chân mẹ giờ đi rất khó khăn, giọng nói của mẹ đã khàn nhiều theo năm tháng. Xin cho con được về quỳ bên chân mẹ, đôi chân đã một đời lặn lội xuôi ngược vì con, đã lê la trên vạn dặm đường đời. Xin cho con được một lần hôn lên đôi tay của mẹ, đôi tay đã chai sần theo nắng gió, nhưng vẫn dắt dìu con hướng đến phía tương lai. Kính lạy Mẹ! Dẫu biết cuộc đời vô thường có sanh thì có tử, có hợp ắt có tan, nhưng lòng con luôn ước nguyện hồng ân Tam Bảo thường gia hộ cho mẹ được mạnh khỏe, để khi con thành tựu trên con đường đã chọn, được mẹ cười hiền khen một tiếng “ Giỏi lắm con yêu!”…. Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã làm mẹ của con!

Tạ ơn mẹ đã lao đao Nuôi con khôn lớn biết bao khổ sầu Tạ ơn người chẳng mong cầu Cúi đầu lạy tạ “Gánh rau Mẹ Hiền”.

https://www.youtube.com/watch?v=lBMwA0_VpMU&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=32
Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh dã ngoại núi Tà Cú và lễ Tam bộ nhất bái lần thứ 2

PSO - Trên tinh thần đó, nhận được lời thỉnh mời của giám đốc TTC World - Tà Cú, chư Tôn đức Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Thuận và chủ nhiệm các Câu lạc bộ trực thuộc như: Tuổi trẻ Quảng Đức, Ngọc Minh, Thiện Hoà, Đại Giác, Bửu Sơn, Sen Biển, Hướng Đạo, v.v… đã được tham quan và thực hiện nghi thức Tam bộ nhất bái từ cổng tam quan chù

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online