BÀI THI: MẸ ƠI, CON SẼ LẠI VỀ

CHỦ ĐỀ: MẸ ƠI, CON SẼ LẠI VỀ

MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (25) Số lượng từ: 1699

MẸ ƠI, CON SẼ LẠI VỀ

  • Alo, con trai à? mẹ mới đăng ký ở địa phương cho con về quê rồi. Con đợi người ta gọi điện rồi sắp xếp lên xe, để họ đưa mình về quê nhé con.
  • Dạ, con biết rồi mẹ.
  • Ừ, về đây rồi ở nhà luôn, mẹ không muốn con đi làm xa nữa. Ở quê có gì ăn nấy, sống đủ là được con à..
Lắng nghe cuộc gọi điện giữa mẹ và em trai, tôi rưng rưng muốn khóc. Tháng Bảy mưa nhiều, dường như ông trời cũng đang khóc cho nỗi buồn của mẹ... Em trai tôi cũng như rất nhiều công nhân, phải mắc kẹt lại Sài Gòn khi bùng dịch. Đã hơn 3 tháng nay, em thất nghiệp, thui thủi trong căn trọ nhỏ, sống chật vật từng ngày, vì đâu đâu đường xá cũng bị giăng dây, phong tỏa. Đáng sợ hơn, kế bên nhà em có một cô đã mất vì Covid, nên mẹ tôi lo lắm. Ngày nào mẹ cũng gọi hỏi em ăn cơm chưa, rồi dặn dò đủ chuyện. Điều mẹ mong ngóng nhất… là được thấy em về đến nhà bình an. Vài ngày trước, có chú cán bộ đến nhà hỏi mẹ thông tin về em trai tôi, họ báo sẽ có chuyến xe hỗ trợ đưa người lao động bị mắc kẹt ở Sài Gòn về quê. Mẹ mừng lắm, nên gọi cho em ngay. Sài Gòn cũng bắt đầu nghiêm ngặt hơn trước, em không đi đâu được, nên cuộc sống có phần ngột ngạt, mẹ tôi không biết làm gì ngoài gọi điện động viên em cả. Tôi hiểu, hiện mẹ rất lo lắng và yêu thương con trai, đứa con phải bơ vơ nơi đất lạ xứ người trong một hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Tôi cũng biết giờ phút này, có rất nhiều người muốn trở về quê nhà giống em tôi. Đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, khiến nhiều người không thể đoàn tụ với gia đình, hoặc tệ hơn là mắc bệnh rồi rời xa cuộc đời mãi mãi. Những giọt nước mắt lăn dài vì nhớ, vì thương, cũng không thể về nơi có vòng tay mẹ, có bờ vai cha để vỗ về, an ủi. Còn gì buồn hơn khi nghe tin người thân ra đi mà ngay cả cái nhìn lần cuối cũng không có cơ hội. Vu Lan sắp về rồi, nhưng hai chữ “Đoàn Viên” nghe sao xa xăm quá… Dịch bệnh đến, khiến tôi suy ngẫm nhiều hơn về hai chữ “Vô thường”. Thì ra, một đời người không dài như tôi đã nghĩ, nó chỉ gói gọn trong một hơi thở mà thôi. Mỗi ngày, đọc báo thấy số người mất vì Covid, dù chẳng phải là người quen biết, tôi ước giá như… không có dịch bệnh, họ đã có thể tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến cho cuộc đời. Những ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 16, đường xá vắng hoe, chắc không còn ai nhăn nhó than phiền đường Sài Gòn buổi chiều về kẹt cứng, xe cộ chen chúc, ngột ngạt khói bụi đến khó thở. Sài Gòn những ngày cách ly bỗng trở nên lạ lẫm, từng góc phố, con đường không ồn náo bán buôn, không rộn ràng đèn nhạc, không bừa bộn rác thải nữa, mà cây cối tươi xanh, không khí trong lành hơn, chỉ có những chiếc lá vàng rơi rụng, những chiếc hoa Dầu cuối mùa nhẹ buông mình xoay tít, tự do bay theo gió. Bình thường nhìn đã đẹp, khi vắng người càng đẹp đến lạ kỳ. Mấy con sóc tung tăng, chạy xuống cả mặt đường, đám chim Bồ câu cũng từng đàn bay lượn tự do, thong thả dạo phố mà không còn sợ gặp người hay xe cộ đi ngang. Khi con người sống trong sự lo sợ, thì ngoài kia những con chim con thú đang tận hưởng một cuộc sống bình yên, hạnh phúc và tự do. Ngẫm cũng lạ, cuộc sống ồn náo xô bồ, cũng có lúc trở nên yên ắng. Bận rộn mấy, cũng có lúc phải đối mặt với những ngày dài rảnh rỗi, chẳng biết phải làm gì, khi trước vội vã bao nhiêu, thì bây giờ phải cùng nhau sống những ngày thật chậm. Dường như cứ phải khổ đau, con người mới học được cách yêu thương nhiều hơn nữa, phải nếm trải cảm giác sợ hãi, người ta mới bắt đầu quan tâm đến sự sống, mới biết mình đã từng làm tổn thương bao kẻ khác. Dịch bệnh xảy đến, có thể là để trả lại cho cuộc sống này một chút bình yên, để mẹ thiên nhiên được nghỉ ngơi thư giãn và phục hồi bớt những tổn thương, để nhắc ta nếu biết sống khoan dung thì cuộc đời sẽ dịu dàng biết mấy, để nhận thấy bình yên lúc nào cũng thật gần. Dừng lại những tất bật ngày thường, để ngắm bầu trời trong xanh qua ô cửa sổ, ngồi yên và quan sát những thay đổi của tự nhiên, để đặt mình vào vị trí của kẻ khác, để học cách yêu thương cả những lúc cách xa nhau, biết lắng nghe nhiều hơn là nói, và học cách cảm thông nhau bằng những ánh nhìn. Dù cho đó là người xa lạ, ta cũng có thể nhìn bằng ánh mắt bao dung, khởi lên một ý niệm đẹp trong lòng, thầm chúc nhau câu bình an, rồi ngày mai sẽ ổn. Tôi nhớ mấy lúc em còn ở nhà, nó hay cãi lời mẹ lắm. Cái tuổi mới lớn ương ương ngạnh ngạnh, mẹ hay rầy mắng mỗi lúc nó đi chơi về trễ, và em tỏ ra khó chịu. Giờ đây, có lẽ nó đã thay đổi rất nhiều trong suy nghĩ, em biết yêu thương mẹ nhiều hơn, và thường bảo nhớ nhà khi không được về. Tự nhiên tôi thấy, những ngày bình thường con cái đôi lúc cãi lời cha mẹ, còn cha mẹ thì mải mê bận rộn mà chưa thật sự quan tâm đến con. Để rồi, khi đối mặt với khoảnh khắc sinh ly tử biệt, mới biết trân trọng những giây phút được ở bên nhau. Ngày bình thường, chúng ta sống quá vội vàng, không kịp trao cho nhau những lời yêu thương, tử tế. Ấy vậy mà, mới gặp nhau hôm qua nay đã không còn cơ hội yêu thương nhau nữa rồi. Hình như chỉ trong những lúc nguy nan, con người mới nhận ra, tình thương là sự sống, chỉ có yêu thương mới mang lại sức mạnh hồi sinh. Đó là quy luật bất biến vận hành kiếp nhân sinh qua lời Đức Phật. Cũng chỉ khi đối mặt với sự vay trả, trả vay, người ta mới càng thấm những lời Phật dạy. “Nhân quả vốn chẳng thừa”, tuy có muộn, nhưng không chậm trễ, chỉ cần một người nhận ra chân lý thì thế giới đã bắt đầu đổi thay. Chỉ cần một người nhận ra yêu thương mới làm nên sự sống, thì sự sống bắt đầu được hồi sinh. Rõ ràng “Tình người đã lớn lên từ trong đại dịch”. Sự hy sinh thầm lặng của những anh hùng áo trắng áo xanh, đã tiếp thêm cho các bệnh nhân sức mạnh, niềm tin, lạc quan để chiến thắng bệnh tật. Hay đôi khi đó là những người vô gia cư, những mảnh đời bất hạnh nhận được một hộp khẩu trang, một bó rau muống,... cũng chứa chan tình người ấm áp. Chúng ta hoàn toàn không bỏ mặc nhau, mà dịch bệnh dường như là sợi dây để kết nối chúng ta đến gần nhau hơn, không chỉ thành phố này với thành phố khác mà cả quốc gia này với quốc gia khác nữa, chẳng hạn như Việt Nam đã hỗ trợ máy thở, các vật dụng y tế cho các nước láng giềng. Trên những chuyến xe đưa người từ vùng dịch về quê, tôi tưởng tượng ra được những gương mặt, những sự đợi chờ để được gặp nhau hạnh phúc đến thế nào. Nhà-tiếng gọi thân thương ấy nghe thật dịu êm, thật yên bình. Cuộc đời này, dù ta có đi tận bao xa, có gặp gỡ biết bao người, cũng không nơi đâu ấm áp bằng nhà mình. Bất kì ai đều có thể bỏ rơi ta, đến cuối cùng chỉ có gia đình sẽ luôn chờ đón ta trở về. Nhất là trong tình hình như hiện nay, được trở về nơi có cha, có mẹ, có anh chị em, cũng đã quá đủ so với tiền tài, vật chất. Khi ta còn được ở cạnh nhau, nên biết trân trọng từng khoảng khắc. Vì chẳng ai biết được ngày mai, ta có còn cơ hội để nói lời yêu thương cho nhau nữa không. Dịch bệnh còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng tôi rất mong đại dịch sớm tiêu tan, để những người con được trở về với tổ ấm của mình. Tôi biết, ngày mà em tôi bình an về đến nhà, sẽ là ngày mẹ tôi vui mừng, hạnh phúc nhất. Tôi đang mong chờ ngày ấy, để gia đình được cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên, và mùa Vu Lan này, tôi lại được cài lên áo một bông hồng đỏ thắm…
  • Mẹ ơi, rồi con sẽ lại về, Mẹ yên tâm mẹ nhé. Thương mẹ thật nhiều...
https://www.youtube.com/watch?v=nFHXH7KZ0hA&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=10
Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh dã ngoại núi Tà Cú và lễ Tam bộ nhất bái lần thứ 2

PSO - Trên tinh thần đó, nhận được lời thỉnh mời của giám đốc TTC World - Tà Cú, chư Tôn đức Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Thuận và chủ nhiệm các Câu lạc bộ trực thuộc như: Tuổi trẻ Quảng Đức, Ngọc Minh, Thiện Hoà, Đại Giác, Bửu Sơn, Sen Biển, Hướng Đạo, v.v… đã được tham quan và thực hiện nghi thức Tam bộ nhất bái từ cổng tam quan chù

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online