BÀI THI: NHỮNG ĐIỀU TỬ TẾ ĐÃ CHẠM ĐẾN TRÁI TIM CON

BÀI THI: NHỮNG ĐIỀU TỬ TẾ ĐÃ CHẠM ĐẾN TRÁI TIM CON MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (01) Số lượng từ: 1604

 

NHỮNG ĐIỀU TỬ TẾ ĐÃ CHẠM ĐẾN TRÁI TIM CON

Thoáng một cái mà đã hơn một tháng kể từ khi nước Việt Nam mình bùng phát dịch lần thứ tư. Nơi có ca nhiễm nhiều nhất là ở Sài Gòn trong đợt này. Đã bao ngày qua, thành phố mang tên Bác chìm vào nỗi buồn vì bị Covid-19 hoành hành. Những cảnh tượng thê lương của tiếng còi xe cứu thương chạy đầy đường đã làm cho bất kỳ ai dù có lạnh lùng đến mấy cũng không khỏi xót xa. Rồi nhiều bệnh nhân từ nhỏ tuổi đến trung niên lẫn người già lần lượt bước những bước chân nặng nề lên chuyến xe dành chở riêng F0 thiệt cũng làm người ta nghẹn lòng.  Sài Gòn ít khi nào im lìm không một bóng người trên phố, lúc nào cũng đông đúc và nhộn nhịp. Những con đường trải dài với những ánh đèn lấp lánh lúc đêm về hay khoảng hừng đông sáng cũng chưa từng im phăng phắc như lúc này cả. Bởi nếu không có dòng người tấp nập thì cũng có những chuyến xe chở hàng lên xuống hoặc cùng lắm thì cũng có những chiếc xe đẩy rác của các cô chú lao công, hoặc gánh hàng rong của các dì lam lũ tất bật để bắt đầu cho ngày mới. Thế đó, Sài Gòn hoa lệ diễm kiều nhưng cũng bảo bọc luôn cả những mảnh đời bất hạnh. Vậy mà giờ đây, nơi ấy không còn được khoẻ mạnh yên bình để những phận đời tha phương cầu thực phải nuốt lệ, khăn gói đùm túm nhau vượt hơn cả ngàn cây số để về quê tránh dịch.  Giữa lúc khó khăn chồng chất khó khăn vì Covid thì những chuyến xe "mệnh lệnh của trái tim" đã đưa bà con trở về trú xứ lánh nạn kịp thời. Thương quá những nụ cười mừng rỡ, những ánh mắt đầy hy vọng được an toàn giữa hiểm nguy đã được niềm yêu thương phủ lấp sự lo rầu bất an bằng tình người, thật ấm áp biết bao. Khi đoàn xe xuất phát thì niềm hạnh phúc chắc chắn đã được nhân đôi. Điều làm cho con xúc động nhất đó là hình ảnh của những phần cơm cho người lớn, cháo cho trẻ em, bánh mì, sữa, nước uống và thậm chí là xăng đều miễn phí tặng bà con trên lộ trình về nhà. Cạnh đó là những người lạ đứng trên đường bên những phần quà nghĩa tình vẫy tay chào những người không quen với thông điệp yêu thương cầu chúc thượng lộ bình an. Tất cả sự san sẻ giúp đỡ nhau lúc nguy nan cấp bách được khởi lên từ những trái tim giàu lòng nhân ái.  Khi dịch bệnh bùng phát, mọi người được ở nhà nghỉ ngơi để phòng, chống dịch thì chư tôn đức Tăng, Ni cùng Phật tử ngày đêm miệt mài phân chia từng phần lương thực để tiếp tế bà con, mặc dù các chùa cũng đang trong vùng dịch. Những tấn gạo, những thùng mì và nhu yếu phẩm được trao tặng bằng tất cả yêu thương không hề phân biệt tôn giáo. Giữa lúc Sài Gòn gặp trở ngại vì Covid thì bao trái tim đều hướng về thành phố mang tên Bác, những chuyến xe nghĩa tình chở đầy rau củ đã lăn bánh trong màn đêm bất kể mưa gió mang những yêu thương tiến về Sài Gòn trong những ngày qua thật sự đã làm con cảm động. Đâu phải khi đau khổ người ta mới khóc. Đôi lúc nước mắt tuôn rơi là vì cảm động, vì hạnh phúc quá đó thôi.  Khi đặt bút viết những dòng chữ này, con đang được bình yên khoẻ mạnh, được ngồi trong phòng mát mẻ yên tĩnh không có bị nắng gắt soi người, mồ hôi nhễ nhại dưới khí trời oi bức. Không bị mưa dầm gió lạnh như những người hùng thầm lặng ngoài kia nơi quê nhà. Càng nghĩ con lại càng thương, thương lắm! Những ngày giãn cách xã hội ai cũng một mớ rầu lo. Nếu hên thì gia đình ở chung tiện bề chăm sóc lẫn nhau lỡ bệnh yếu. Còn kém may mắn thì cha mẹ một nơi, con cái một nẻo khi dịch bùng phát, lệnh phong toả ban hành mà chưa kịp về quê hương hay về nhà. Rồi nơi này cha mẹ lo lắng cho con và ngược lại. Khi rơi vào hoàn cảnh như vậy thì những dòng nước mắt luôn chực trào tuôn dẫu không muốn khóc bởi cảm xúc cũng không thể nào ngăn cản được tuyến lệ khi tâm trạng đang mang nặng nỗi niềm. Lòng từ bi của người con Phật cũng không nệ gian nan, việc phát tâm tình nguyện tham gia vào đội ngũ tuyến đầu là điều cần thiết giữa trận đại dịch lịch sử này. Cái cảm giác bàng hoàng trước cảnh chia ly mất mát đau thương vì Covid của mọi người đã thúc giục lòng, khiến tâm nguyện phụng sự và cống hiến thêm cao. Trách nhiệm đền ơn tổ quốc- một trong bốn trọng ân của người xuất gia là phải thực hiện ngay lúc này. Thế là những vị tu hành đầu tròn áo vuông cũng lên đường dập dịch. Không những chỉ tu sĩ Phật giáo và người dân Tp. HCM mới đùm bọc nhau mà tất cả ai ai từ thành thị đến thôn quê trên khắp mọi miền đất nước cũng đều có tấm lòng nâng đỡ chở che nhau, biếu tặng nhau bó rau lon gạo để cùng nhau vượt qua đại dịch. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang, ATM oxy, Siêu Thị Không Đồng đã mọc lên giữa lòng thành phố làm xoa dịu nỗi lo lắng của những phận đời. Kẻ công người của làm nên điều tốt đẹp chạm đến hằng triệu trái tim. Khi có lệnh phong toả thì chuyển sang di động giao oxy tận nhà miễn phí, chương trình đi chợ giùm bạn cũng dần được triển khai hay các hội từ thiện phát tâm đem những phần quà đến tận nơi khu vực phong toả, lặng lẽ treo những phần lương thực nghĩa tình lên cửa rào hoặc thềm sân, người dân trong nhà lắng nghe chờ âm thanh của những bước chân người tình nguyện viên kia đi một khoảng xa rồi mới từ từ mở cửa lấy. Chưa bao giờ người với người phải tránh xa nhau và giữ khoảng cách với nhau như thế. Tuy là lạnh lùng, nhưng không phải vì ghét nhau đâu mà là đang bảo vệ nhau, thương nhau đó.  Những ngày này, các y bác sĩ vất vả hy sinh bản thân để giành lại sự sống cho bệnh nhân nhiễm Covid trở nặng trong bệnh viện gian nan bao nhiêu thì ngoài kia các lực lượng chiến sĩ trong đội ngũ tuyến đầu phòng, chống dịch đang làm nhiệm vụ giữ bình yên, đóng chốt ngăn chặn mầm lây cho dân chúng cũng vất vả bấy nhiêu. Kể cả những người phụ trách cơm nước, thực phẩm cũng gian nan không kém. Tất cả vì một Việt Nam thân yêu ngập tràn nghĩa cả tình người.  Con tự nhủ lòng, nếu cuộc sống đã bị đảo lộn không còn bình yên như trước bởi con vi rút Sars-Covi-2 nguy hiểm luôn rình rập khiến tâm trí mệt mỏi thì cũng không nên gục ngã mà hãy hoà vào sự mệt mỏi đó để sống bình an vượt qua đại dịch. Phải tin vào điều tốt lành sẽ đến. Giữa lúc dịch bệnh bùng phát nếu không thể xung phong kề vai gánh vác thì nên ở yên trong nhà tuân thủ quy định phòng, chống dịch. Nếu không thể giúp gì cho người khác thì hãy hoan hỷ với những việc thiện nguyện của người khác làm. Giữa lúc nguy nan và đầy những khó khăn thì nên san sẻ và động viên tinh thần để cùng nhau vượt qua. Buồn thì cứ buồn nhưng chỉ cho phép mình buồn một xíu thôi rồi mạnh mẽ lên, đừng tuyệt vọng.  Bầu trời hôm nay trên đất khách cũng đầy những mây trắng, nắng vàng, gió lộng và cao rộng thênh thang như mọi hôm nhưng chỉ khác một điều là nó man mát mênh mang thêm một nỗi buồn mà nỗi buồn đó chỉ có những người xa nhà, không ở gần cha mẹ giữa lúc dịch dã tràn lan mới cảm nhận được mà thôi. Quê hương mình đẹp lắm bởi những điều tử tế luôn hiện hữu xung quanh. Tình thương làm nên những điều kỳ diệu vì tình thương là sức mạnh giúp người ta mạnh mẽ trước những biến cố phong ba, não nề bất hạnh, là dược phẩm xoa dịu những cơn đau và là năng lượng an lành trong từng làn khí thở. Dù đại dịch hoành hành nhưng người Việt Nam chúng ta sẽ không có ai bị bỏ lại phía sau, đây là điều mà con thật sự muốn viết và viết thật nhiều. Mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi, cuộc sống bình yên trở lại. Thảm họa sẽ qua và những điều tử tế về tình người giữa đại dịch COVID-19 chắc chắn sẽ mãi còn in đậm vào tận đáy lòng sâu thẳm và mãi còn nguyên vẹn trong ký ức con.  Thích Nữ Diệu Hoa Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.  Con kính bạch quý chư Tôn đức trong BTC và BBT cuộc thi Vu Lan – Tình Người Trong Đại Dịch.
Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Khánh Hòa: Vui Đón Trung Thu tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn - Tp.Nha Trang

Ngày 14/09/2024 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Giáp Thìn), HT.Thích Trừng Thi, viện chủ chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Đá Lố), thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cùng chư Tăng bổn tự đã tổ chức chương trình Vui Đón Trung Thu 2024 và trao 300 phần quà cho các em thiếu nhi quanh chùa.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online