BÀI THI: NHỮNG TIẾNG LÒNG MÙA DỊCH

BÀI THI: NHỮNG TIẾNG LÒNG MÙA DỊCH MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (08) Số lượng từ: 1082

NHỮNG TIẾNG LÒNG MÙA DỊCH

Đêm, cơn mưa cũng vừa tạnh. Trên mái nhà giờ đây vẫn còn đọng lại những hạt mưa cố bám mình vào bức thành, có thể chúng sợ rằng nếu bị rơi xuống, thì hình hài trong suốt này sẽ bị vỡ ra và hòa vào lòng đất. Hạt mưa nhỏ bé cũng đang cố gắng níu giữ sự sống của chính mình. Con chợt nghĩ về ngoài kia, nghĩ về những con người vẫn đang gồng mình lên để chiến đấu với dịch bệnh, để giành lại sự sống trong những giây phút ngắn ngủi. Không chỉ chiến đấu để bảo vệ sự sống cá nhân, họ còn bảo vệ hơi thở cho người thân, và cho cả đồng bào. Thương lắm những đôi chân thầm lặng, những bàn tay bao dung và cả những đôi mắt đã suốt thời gian dài không được một giấc ngủ trọn vẹn …  Số ca mắc covid, số người tử vong từng ngày vẫn cứ dâng cao. Các vị lãnh đạo vẫn phải trao đổi liên tục để đưa ra những chính sách vừa có thể chống dịch, lại vừa phải đảm bảo người dân không bị thiếu thốn, đó quả thật không phải là điều dễ dàng! Có những đêm cuộn mình trong chăn ấm, nhưng rồi con chợt tỉnh giấc vì ngoài kia những cán bộ, những người canh chốt vẫn ở đó, giữa trời mưa, trời gió mặc cái ướt cái lạnh thấm vào thân. Những dòng mồ hôi tuôn ra đằng sau lớp đồ bảo hộ hay những giọt nước mắt thầm lặng sau lớp khẩu trang của những y bác sĩ tuyến đầu chống dịch vẫn đang cố giành giật lại sự sống cho từng bệnh nhân. Có người nghe tiếng còi xe cứu thương là giật mình, vì sợ những cái vẫy tay, biết có phải là lời tạm biệt sau cuối?! Tất cả giờ đây chỉ có thể gói trọn trong những tiếng thở dài…   Nhưng cũng những lúc như thế này, chúng ta mới thực sự hiểu được câu nói “Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Miền Bắc vừa trải qua thời gian khó khăn chống dịch, vùng đất miền Trung thì nghèo khó, nhưng khi nghe tiếng gọi của miền Nam ruột thịt, mọi người đều chung tay giúp đỡ. Người trái bí trái bầu, nhà cái trứng quả mướp, em bé đồng bào gùi bơ trên lưng mang đến nhờ cô chú gửi vào Sài Gòn, có nhà còn được ít gạo cũng muốn góp chung… Có câu “đồng tiền đi liền khúc ruột”, vì để có được chúng, người ta phải đánh đổi mồ hôi nước mắt, thậm chí là cả xương máu. Thế nhưng, hình ảnh người phụ nữ mang đôi dép tổ ong cầm trên tay xấp tiền đứng bên đường tặng cho bà con lao động về quê, đôi vợ chồng trẻ bán cặp nhẫn kỷ niệm để mua xăng “đổ dùm” những chiếc xe nghèo, những xuất cơm miễn phí, những gian hàng không đồng cứ thế mọc lên… còn rất nhiều rất nhiều những hảo tâm thầm lặng đã cho chúng ta thấy được rằng đối với họ, sự ấm no của đồng bào còn đáng giá hơn những tài sản, vật chất kia .  Hình ảnh những chú cảnh sát giao thông dẫn từng đoàn người về quê tránh dịch, tận tay trao những hộp sữa đến các em bé, hay hình ảnh những tình nguyện viên ngồi trên thùng xe bán tải phải quàng vai nhau để cùng vượt qua cái lạnh trong mưa mà tiếp tục làm nhiệm vụ … Tuy lặng im đấy, nhưng lại như vang lên những khúc ca hùng tráng về tình người, tình đồng bào, tình anh em ruột thịt.  Khó khăn và vất vả giờ đây đã không còn là của riêng ai mà là nỗi niềm chung của dân tộc. Quan trọng là, giữa những khó khăn ấy, chúng ta mới hiểu rằng mình không hề cô đơn, dù ở tuyến đầu chống dịch, tuyến giữa hay làm ở bộ phận hậu cần, chúng ta luôn có đồng bào ủng hộ. Nên họ đã sống đã chiến đấu bằng cả trái tim, bằng cả dòng máu và hơi thở trong lồng ngực .  …   Trời cũng dần về khuya, những hạt mưa ban nãy vẫn còn cố bám mình trên thành mái, tuy mong manh nhưng lại không yếu ớt. Có lẽ chúng ta cũng như những hạt mưa kia, cũng đang gồng mình để giữ lại từng sự sống, dù là của mình hay người thân, đồng bào. Chỉ cần không buông tay, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng, vì bên cạnh ta còn có rất nhiều người bạn đồng hành.  Nhắm mắt lại, con hít một hơi thở nhẹ để mình có thêm năng lượng tích cực, và sự bình an. Trong khoảng không, con nhẹ gửi tình thương này đến nơi nơi, nguyện cầu chúng sanh sẽ không còn những đau khổ về thân, không còn đau khổ về tâm và ngày mai khi dịch bệnh qua đi, chúng ta lại cùng bắt tay nhau để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn .      Bạn và tôi hãy cùng nhau vững tâm để bước qua mùa dịch nhé!   https://www.youtube.com/watch?v=TxQ1LPJIoCI&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=41
Download Android Download iOS
Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 họp rà soát công tác tổ chức

Chiều 29-4, tại Thư viện Trí Quảng (Cơ sở II – Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, huyện Bình Chánh), Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 đã tổ chức phiên họp kiểm tra, báo cáo công tác chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

[Video] Tiền Giang: Tuổi trẻ Phật giáo hướng về Đại lễ Phật đản PL.2569 - Vesak 2025

PSO - Ngày 27-4-2025 (nhằm 30-3 năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Thới (TT.Cái Bè, huyện Cái Bè, Tiền Giang), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Khóa tu một ngày với chủ đề "Tuổi trẻ Phật giáo hướng về Đại lễ Phật Đản Vesak 2025", quy tụ hơn 400 em thanh thiếu nhi Phật tử tham dự.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online