BÀI THI: VIỆT NAM TÔI ĐÓ!

BÀI THI: VIỆT NAM TÔI ĐÓ! MÃ SỐ BÀI DỰ THI: VIET (54) Số lượng từ: 1799

 

VIỆT NAM TÔI ĐÓ !

Hơn hai tháng ròng rã trôi qua, kể từ khi cơn đại dịch Covid lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam, con cứ thấy lòng mình như thắt lại từng cơn. Khác với những trận dịch trước đó, lần này con cảm nhận sâu sắc hơn về kiếp nhân sinh. Ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ nằm trong gang tấc. Sài Gòn! Sao con yêu mến quá tên gọi này! Có lẽ do con được sanh ra và lớn lên nơi mảnh đất phố thị phồn hoa. Nơi đây đã mang nặng trong con những kỷ niệm của tuổi ấu thơ. Từ đó đến giờ, chưa bao giờ con thấy Sài Gòn lặng thinh đến vậy. Hòn Ngọc Viễn Đông như trái tim của đất nước, lúc nào cũng hòa nhịp đều đặn cả ngày lẫn đêm. Nhưng, Sài Gòn bây giờ đang bệnh. Chúa sơn lâm cũng có lúc ốm đau, cũng có những cơn trở mình ê buốt. Thân thể đau yếu thì khó có thể tránh được những lúc yếu mềm, ngoại cảnh dễ làm cho chúng ta tổn thương, nhưng chỉ cần những hành động hay lời nói động viên nhau, thì nguồn sống sẽ lại trỗi dậy. Con tin nay mai Sài Gòn sẽ khỏe lại thôi, Sài Gòn nhỉ! Vì đồng bào cả nước đang chăm sóc và dõi theo hơi thở của Sài Gòn mà! Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, bài hát vừa quen thuộc,vừa yêu thương như vang vọng khắp nơi: “Việt Nam tôi đó, ngàn năm sáng tươi; Việt Nam tôi đó, ở trong trái tim....”  lời bài hát “Việt Nam I Love” của nhạc sĩ Mai Chí Công thấy thương làm sao! Cảm giác như mỗi khi bài hát được cất lên, là bao nhiêu nghĩa cử cao đẹp đều được lồng chung với nhau. Khi thì đoàn xe của các Y Bác sĩ từ khắp hai miền Trung Bắc vào hỗ trợ và chi viện cho Sài Gòn, khi thì những chuyến xe nối dài, tải hàng tấn nông sản và các nhu yếu phẩm vào cung cấp lương thực cho bà con đang gặp khó khăn. Nhiều hội nhóm từ thiện lần lượt được lập ra, chủ yếu để hỗ trợ các hộ dân trong khu cách ly, phong tỏa và bà con lao động ở các khu nhà trọ .... Cây ATM gạo, siêu thị 0 đồng và gần đây là những bình Oxy và mai táng cho đồng bào. Nghe thương mà cũng đau lòng quá! Sài Gòn với bản tính hào phóng, lúc nào cũng mở rộng vòng tay chào đón những ai muốn đến, dù học hành hay lập nghiệp. Nhưng khi đất lành thành tâm dịch, nhiều đoàn người phải rời đi tránh dịch. Chắc Sài Gòn buồn lắm, khi không thể tiếp tục ôm ấp những thị dân của mình. Nhưng biết làm sao được, chỉ mong Sài Gòn mau khỏe để mọi người có thể lại quay về nương tựa. Những người từ giã Sài Gòn, đều là người dân tha phương cầu thực, mọi người đã phải vất vả trong cảnh “vạn lý hồi hương”. Nhưng họ không cô độc, trên đường trở về, họ nhận được rất nhiều sự trợ giúp của bà con bên đường, có khi là hộp cơm, chai nước đỡ lòng, có khi là tiền xăng, tiền hỗ trợ.... Bên cạnh đó, mọi người còn cổ vũ về tinh thần, cùng nhau vẫy tay gửi lời chúc lành, bình an. Nhiêu đó thôi cũng làm giảm bớt đi sự mệt mỏi và sợ hãi trên con đường dài vạn lý trở về quê nhà.  Trong đại dịch lần này, cảnh tượng lấy đi nhiều nước mắt của con nhất, là những cuộc vĩnh biệt trong vội vàng của người con với cha mẹ, hay của những người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Những lời nói nghe như xé lòng “lạy đi con, lạy mẹ đại đi con, để người ta còn đem xác của mẹ đi nữa....” Nhiều khi như vậy vẫn còn may, vì có những cuộc biệt ly chưa kịp nói lời ly biệt, cũng không được nhìn mặt nhau một lần sau cuối. Giờ đây, con càng cảm nhận sâu sắc hơn hai chữ “Vô thường” được gói ghém trong những lời dạy của đức Phật. Biết là vậy, sao con vẫn thấy lòng mình như quặn thắt... Nơi chốn già lam, con còn chứng kiến những câu kinh hòa quyện cùng sự lo lắng của huynh đệ, khi người thân của họ phải chiến đấu từng phút giây với căn bệnh Covid. Ít nhiều con cũng hiểu được tâm trạng của chư huynh đệ lúc này. Họ luôn trông chờ những dòng tin nhắn điện thoại, để biết được người thân của mình hiện tại có được bình an hay không?! Tuy là đã xuất gia, hiểu rất rõ về lý nhân quả, nhưng khi chứng kiến vô thường đang đe dọa sự sống, thì cũng khó có thể kìm nén được cảm xúc của mình. Covid đã đem lại quá nhiều đau thương và mất mát cho con người...   Mỗi ngày, có đến hàng ngàn tin nhắn  được gửi đến các Mạnh thường quân để mong được hỗ trợ. Mọi người cũng đã cố gắng hết sức để có thể cùng nhau chống chọi qua cơn đại dịch tàn khốc. Những ai khá giả thì chia sớt lại cho người đang gặp khó khăn, nơi nào yên bình hơn thì gom góp vật thực để hỗ trợ cho vùng tâm dịch. Không chỉ có miền Bắc, mà miền Trung, miền Tây đều hướng về, hỗ trợ Sài Gòn chống giặc Covid. Thương quá cái tinh thần đoàn kết của người Việt Nam mình... Đã bao đời nay, Phật giáo luôn đồng hành cùng với dân tộc trong những bước thăng trầm lịch sử. Khi đại dịch mới bùng phát, Giáo Hội đã đứng ra kêu gọi chư Tăng Ni, Phật tử cùng nhau đóng góp, hỗ trợ quỹ Vacxin, máy trợ thở, tạo oxy cùng hơn 4500 tấn nông sản hỗ trợ bà con chống dịch. Khi đất nước gặp khó khăn thì Tăng- ni tạm xếp lại những câu kinh, tiếng kệ để đồng sự cùng mọi người trong nhiều phương diện cần thiết. Không những hỗ trợ về mặt vật chất mà Phật giáo còn giúp cho Phật tử an tâm hơn về tinh thần. Giáo hội phát động các chương trình tu học Online như Tụng kinh Dược Sư, học giáo lý, nghe chánh pháp ...  Những khi bị sự trói buộc, rào cản của tâm thì chính pháp ngữ của chư tôn đức Tăng - Ni sẽ là chìa khóa để chúng ta an tâm hơn trong mùa đại dịch này. Đời không đạo nên đời loạn khổ  Đạo ở đời thật chỗ yên vui” Nhớ lại những năm 1947 tại Nam Định, Phật Giáo Việt Nam có 27 nhà Sư “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” để đồng hành cùng dân tộc bảo vệ đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Để rồi 74 năm sau, các vị Tăng – Ni một lần nữa “cởi áo cà sa, khoác đồ bảo hộ” để hỗ trợ bà con chống dịch. Thương quá những tấm lòng từ bi của người con Phật. Lại một lần nữa, Vu Lan trở về trong bối cảnh dịch bệnh. Nhưng có lẽ, Vu Lan năm nay buồn lắm, vì có rất nhiều người sẽ không còn được cài lên ngực của mình đóa hồng màu đỏ của yêu thương, thay vào đó là bông hoa màu trắng của sự mất mát, tang thương. Thôi thì, cố gắng nén lại những đau thương mà sống tốt hơn. Với những ai còn cha còn mẹ, hãy cố gắng yêu thương họ nhiều hơn nữa, đừng để sau này chúng ta phải thốt lên 2 từ “Giá như”! Với cái nhìn Từ Bi và Trí Tuệ của người con Phật, thông qua đại dịch lần này, chúng ta thấy được giá trị của sự sống, thấy được những tấm lòng yêu thương giữa người với người và trân quý nhau hơn trong từng phút giây hiện tại. Việt Nam chúng ta là vậy đấy, Phật giáo của chúng ta là vậy đấy. Đất nước tuy bé nhỏ, nhưng truyền thống yêu nước từ bao đời vẫn luôn luôn hiện hữu. Sự đoàn kết và yêu thương là sức mạnh tinh thần để giúp Việt Nam vượt qua bao sóng gió. Chúng ta cùng đi trên một con thuyền, cùng chung nhau đối đầu với cơn sóng dữ, thì đâu còn thời gian để hơn thua, đố kỵ với nhau nữa. Trong giây phút hiện tại, chỉ có sự đoàn kết, yêu thương, cảm thông cho nhau mới có thể bẻ lái con thuyền thành công vượt qua bao sóng gió. Một lần nữa con muốn được nghe tiếng hát vang vọng:

“Việt Nam tôi đó, ngàn năm sáng tươi

Việt Nam tôi đó, ở trong trái tim

Dù cho năm tháng, dù nơi chốn xa

Quê hương đi đâu cũng sẽ trở về

Tình yêu tôi mãi, dành cho nước Nam.”

  https://www.youtube.com/watch?v=4l9fRl3hcEg&list=PL-KxvjUbLY1p-VOVlFUsEfDgRl1VKibRt&index=39
Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Khánh Hòa: Vui Đón Trung Thu tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn - Tp.Nha Trang

Ngày 14/09/2024 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Giáp Thìn), HT.Thích Trừng Thi, viện chủ chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Đá Lố), thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cùng chư Tăng bổn tự đã tổ chức chương trình Vui Đón Trung Thu 2024 và trao 300 phần quà cho các em thiếu nhi quanh chùa.

Chùa Pháp Tạng với hoạt động 'Tuyến đèn đường rợp bóng cờ bay' và trao học bổng mùa tựu trường 2024 tại TP.HCM, Bến Tre, Cà Mau

Hòa trong không khí hân hoan của học sinh, sinh viên cả nước đón ngày tựu trường mùng 5/9/2024 (nhằm ngày 03/08 năm Giáp Thìn), được sự hướng dẫn của Đại đức Thích Trí Huệ, quỹ Từ thiện Chùa Pháp Tạng đã thực hiện hàng loạt các hoạt động ý nghĩa trao tặng những suất học bổng thân thương cùng những phần quà ý nghĩa trao tặng đến các em học sinh nhân

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online