Bến Tre: Tổ sư Lê Khánh Hòa là Linh Hồn Phật giáo Bến Tre, gắn liền phong trào chấn hưng Phật Giáo Việt Nam

Có những bài thơ không diễn tả bằng lời Có những bậc chân tu luôn sáng ngời trong chốn Thiền môn

   Trên hai ngàn năm lịch sử, Từ khi Phật giáo có mặt trên đất nước Việt Nam, có biết bao bậc danh sư đã thực hiện hạnh nguyện Bồ tát lợi sanh với tinh thần “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh chi bổn hoài”,  cống hiến cả cuộc đời mình cho sự trường tồn của Phật giáo Việt Nam - Tổ Lê Khánh Hòa là một trong những bậc danh sư ấy, Ngài đã đã để một di sản lịch sử với cuộc “Chấn hưng Phật giáo Việt Nam” vào thập niên 30 của thế kỷ trước.

   Tổ Lê Khánh Hòa có công lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX. Cả một cuộc đời dấn thân trên lộ trình tiến tu giải thoát, luôn nặng gánh ưu tư cho tiền đồ Phật giáo trước mối suy vong vận mệnh dân tộc dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Là một Tăng sĩ với trọng trách “sứ giả Như Lai”, Cụ Tổ Khánh Hòa đã sớm nhận thức rõ trách nhiệm cao cả ấy và vận dụng đạo đức, năng lực bản thân tự mình thắp lên ngọn đuốc tiên phong, vén màn đêm dày đặc, bước đi từng bước nhọc nhằn, khó khăn ban đầu để tạo nên một luồng gió chấn hưng mang lại vô vàn lợi lạc cho Phật giáo. Cho đến tận hôm nay sử sách vẫn còn ghi đậm những dòng chữ vàng son óng ánh chưa hề phai nhạt.

   Mục tiêu của công cuộc Chấn hưng Phật giáo là:

   - Chỉnh đốn Tăng Già.

   - Kiến lập Phật Học Đường.

  - Diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ.

   Trong tác phẩm Những đóa hoa Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS  GHPGVN cảm tác lời huấn thị của Tổ Lê Khánh Hòa với năm nội dung phong trào chấn hưng Phật giáo: “Phật pháp suy vi là do Tăng già thất học, trở thành mê tín dị đoan làm trò đùa cho thế gia. Do đó, muốn chấn hưng Phật giáo Việt Nam:  phải chấn hưng Tăng già, thành lập tổ chức duy nhất, đoàn kết, hòa hợp, chung lo Phật sự. Mở trường Phật học đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Việt Nam. Phiên dịch kinh điển để truyền bá rộng rãi trong nước. Mở rộng bang giao Phật giáo các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản… Có như thế mới phát triển Phật giáo được”. Gần một thế kỷ, dù cho thời gian cứ lững lờ trôi theo định luật vô thường, nhưng công đức và hạnh trạng của Tổ Khánh Hòa vẫn sáng ngời trong trang sử nhân văn Phật giáo. Ngài để lại một di sản Chấn hưng Phật giáo Việt Nam vĩ đại, mà bao thế hệ Phật giáo không dám lãng quên và nguyện kế thừa.

   Những công lao và hành trạng của Cụ Tổ Khánh Hòa đã khắc sâu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam – Một người con đất Bến Tre đã làm rạng danh quê hương xứ dừa. Cụ tổ là một tấm gương cao đẹp về tinh thần yêu nước, là bậc thạc đức luôn tìm cầu học hỏi, không ngại gian khó trên lộ trình tiến tu giải thoát tự độ độ tha. Cụ tổ Lê Khánh Hòa là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ mai sau, mãi là vì sao sáng trên bầu trời Việt Nam. Ngày nay, ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã “Kế thừa – ổn định và phát triển” chính là nền tảng vững chắc do chư Tiền bối hữu công đã dày công tạo nên. Riêng đối với quê hương Đồng khởi, cụ Tổ Lê Khánh Hòa chính là “Linh hồn của Phật Giáo Bến Tre”.

   Chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre là nơi lưu dấu bước chân cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chính Minh khi du hành vào miền Nam (năm 1926) đã có đến ghé thăm chùa Tuyên Linh. Chính dưới mái chùa cổ kính này hằng đêm hai Cụ thường đàm luận tâm đắc với nhau về vấn đề thời cuộc và đất nước. Mối quan hệ này về sau vẫn được tiếp tục duy trì cho đến khi cụ Phó bảng trở về sống tại Cao Lãnh (Sa Đéc). Chùa Tuyên Linh là mái ấm che chắn trong suốt quá trình hành đạo của Cụ Tổ và cũng là di tích lịch sử cấp quốc gia có liên quan đến nhiều cơ quan ban, ngành tại địa phương.

   Để tưởng nhớ đến công lao và hành trạng của Tổ sư Lê Khánh Hòa, nhân dịp lễ tưởng niệm lần thứ 76 Cụ Tổ viên tịch được long trọng diễn ra tại chùa Tuyên Linh vào 05 tháng 8 năm 2023 (ngày 19 tháng 6 năm Quý Mão). Ban Thông tin truyền thông tỉnh Bến Tre xin tóm lược đôi dòng cuộc đời và sự nghiệp Cụ Tổ Lê Khánh Hòa (1878-1974).

A. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

I. Thời niên thiếu:

  - Tổ Lê Khánh Hòa thế danh Lê Văn Hiệp, húy Như Trí, hiệu Khánh Hòa. Ngoài ra Tổ còn có pháp húy Như Lợi hiệu Bảo Thông khi đắc pháp với Tổ Minh Hòa Hoan Hỷ và bút hiệu Nhất Trí trong Tạp chí Từ Bi Âm.

 - Tổ xuất thế ngày 22/4/Mậu Dần (23/5/1878). Thân phụ là Cụ ông Lê Văn Chất, thân mẫu là Cụ bà Đỗ Thị Nương. Quê quán tại thôn Phú Lễ, tổng Bảo Trị, hạt Bến Tre (nay là xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

   - Thuở nhỏ Tổ học Nho với các cụ đồ trong làng. Sau đến học với Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, thời gian học chưa bao lâu Cụ đồ Chiểu tạ thế (ngày 03/7/1888), Hòa thượng Chơn Tánh (trụ trì chùa Khải Tường, Bình Đông, Ba Tri) rước Tổ về chùa Khải Tường cho quy y và tiếp tục học kinh sử trong 08 năm (11-19 tuổi).

II. Xuất gia tu học và hành đạo:

   - Năm 1894, tại chùa Long Phước, Tổ đem chí nguyện xuất gia của mình trình bày với Hòa thượng Chơn Tánh, Ngài Chơn Tánh hứa sẽ dìu dắt Tổ trên đường tu học. Rằm tháng 3 năm Bính Thân (27/04/1896), Tổ đã 19 tuổi, được sự đồng ý  của song thân và sự giới thiệu của Hòa thượng Chơn Tánh đến làm đệ tử xuất gia với Hòa thượng Hải Lương Chánh Tâm tại chùa Kim Cang, Tân An, Ngài Chánh Tâm cho Pháp danh là Khánh Hòa, tự Như Trí. Năm sau (20 tuổi, năm 1897), Tổ thọ giới Cụ túc tại chùa Kim Cang.

   - Năm 1903, Tổ được Hòa thượng Chánh Tâm gửi đến học với Hòa thượng Đạt Thụy Bửu Quang tại chùa Long Triều, làng Tân Nhựt, Chợ Đệm. Từ chùa Long Triều, Tổ có dịp được tiếp xúc với Tổ Minh Phương Chơn Hương, Tổ Minh Hòa Hoan Hỷ và tham học Trường Phật học Sông Tra, đặt tại chùa Linh Nguyên, sau đó Tổ đến cầu Chánh pháp nhãn tạng với Tổ Minh Hòa Hoan Hỷ (1846- 1916), đời thứ 38 tông Lâm Tế.

   - Năm 1906, Hòa thượng Đạt Thụy Bửu Quang viên tịch, Tổ trở về chùa Khải Tường mới hay Hòa thượng Chơn Tánh (chùa Khải Tường), Hòa thượng Khánh Phong (chùa Tiên Linh) đã viên tịch. Ngày 14 tháng Giêng năm Đinh Mùi (1907), theo lời mời của ông cả Nguyễn Duy Quí (chủ chùa Tiên Linh) và Di chúc của Hòa thượng Chơn Tánh, Tổ đến trụ trì chùa Tiên Linh.

   - Từ năm 1920 đến 1947, Tổ đã tích cực thực hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Miền Nam, Việt Nam và nuôi dấu cán bộ hoạt động Cách mạng tại chùa Tuyên Linh.

B. Thời Viên tịch:

   - Cuối năm 1946 Tổ về nhà ông Đoàn Hạnh Huỳnh ẩn tích. Cũng từ ấy sức khỏe của Tổ yếu dần, Tháng 2 năm 1947, Hòa thượng Thái Không rước Tổ về chùa Tuyên Linh ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi (nhằm ngày 05/8/1947), Tổ thị tịch tại chùa Tuyên Linh thọ 70 tuổi đời, 49 tuổi đạo.

   - Khi Tổ Lê Khánh Hòa viên tịch nhục thân của Tổ được an trí trong khuôn viên chùa Tuyên Linh. Tám năm sau, Tổ Huệ Quang hướng dẫn phái đoàn về Tổ đình Tuyên Linh hợp cùng bổn đạo làm lễ trà tỳ linh cốt Tổ sau đó tro xá lợi được nhập tháp phổ đồng tôn thờ tại chùa Tuyên Linh. Khi cải táng, ngoài linh cốt Tổ còn có lá y thất khi sinh tiền Tổ đã sử dụng trên 30 năm và đã khâm liệm theo Tổ suốt 8 năm dưới lòng đất không hư hoại, Lá y này hiện còn tại chùa Vĩnh Bửu, Bến Tre.

   - Ngày mùng  tháng 12 năm Quý Dậu (nhằm ngày 03 tháng 01 năm 1954), Cụ tổ được Chư tôn Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội Tăng Già Nam Việt, Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam, Hội Phật học Nam Việt suy tôn “Tổ phong trào Chấn hưng Phật giáo Miền Nam Việt Nam”, sau đó Giáo hội đã gửi ảnh Cụ tổ về các chùa Tôn thờ.

C. SỰ NGHIỆP

   Hiện nay nhiều tác phẩm nói về cuộc đời và sự nghiệp Tổ Khánh Hòa của những nhà nghiên cứu được xuất bản, nội dung đã nêu khá đầy đủ những gì Tổ đã làm được. Tuy nhiên trong đó còn vài điểm cần bàn thêm, cụ thể như:

I. Tổ Lê Khánh Hòa người thật đức, thật tài:

1. Tấm gương thật đức: Thuở thiếu thời, Tổ đã toát ra là người có ý chí, đức độ lớn, tham học nơi nào cũng được thầy quý bạn thương. Khi về trụ trì chùa Tiên Linh, được nam nữ lão ấu trong vùng kính trọng, ngay cả bộ ván mà ngài thường nằm người ta cũng xá lạy, nhiều vị đã cúng nhiều ruộng đất cho chùa, giúp Tổ phát triển già lam, hoằng truyền Phật pháp. Những người bạn của Tổ hết mực quý mến. Cả đời Tổ sống tương rau đạm bạc, tiết kiệm, thương đạo chúng, thương dân.

2. Tài năng hơn người: Thời thơ ấu vừa tròn 18 tuổi đã thông kinh sử Nho gia; sau khi xuất gia, chỉ có 7 năm học tập (1896-1904), Tổ đã thành một Pháp sư tài giỏi, được các bậc Tôn túc bấy giờ hết lời khen ngợi cho đến các bậc Tôn túc kỳ đức tại Quy Nhơn như Quốc sư Phước Huệ đã nghe danh Tổ, các Ngài đã mời Tổ ra Quy Nhơn giảng Hạ. Từ những việc trên cho thấy tài năng và đức độ của Tổ đã làm cho các bậc kỳ đức xa gần mến mộ.

II. Vì đạo quên mình:

1. Hạ mình vì đạo: “Từ tháng giêng năm Kỷ Tỵ (1929), Tổ bắt đầu đi khắp mọi nẻo đường từ tỉnh này sang tỉnh khác kêu gọi chấn hưng Phật giáo, với ba phương châm:

 - Chỉnh đốn Tăng già.

 - Kiến lập Phật học đường.

 - Diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt ngữ.

   Tuy nhiên chỉ có các vị như Huệ Quang, Kim Huê, Vạn An, Liên Trì, Viên Giác .v.v... tỏ ra đồng tình ủng hộ Ngoài ra, hầu hết từ chối thoái thác cộng tác. Đôi khi Tổ còn bị những người ấy công kích hủy báng hết sức thậm tệ. Nhưng Tổ vẫn không nản chí, mà ngược lại càng nhẫn nại và sáng suốt hơn bao giờ hết”. Tổ đã lặn lội đi khắp các tỉnh miền Tây để vận động, giúp phong trào chấn hưng được luôn tiếp tục và phổ cập.

2. Bán chùa lấy tiền làm Phật sự: Năm 1929, để đủ tiền hoạt động Phật sự, Tổ đã bán ngôi chánh điện chùa Tiên Linh để lấy tiền làm Phật sự.

III.Tích cực hưởng ứng cách mạng:

1. Tổ hấp thụ tinh thần yêu nước từ Tổ Minh Hòa Hoan Hỷ: Trên bước đường tham học với các bậc Tổ đức, Tổ Khánh Hòa đã hấp thụ tinh thần yêu nước từ Tổ Minh Hòa Hoan Hỷ. Vì thế về sau Tổ đã cầu Chánh pháp nhãn tạng nơi Tổ Minh Hòa Hoan Hỷ tại chùa Long Thạnh, Bà Hom.

2. Tiếp cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về chùa Tuyên Linh: Năm 1920, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Hồ Chủ tịch) về chùa Tuyên Linh. Tuy thời gian ở đây không dài nhưng cụ Phó bảng đã góp phần gieo những hạt giống tốt cho phong trào cách mạng, phong trào yêu nước. Nhiều học trò của cụ và những người quan hệ với cụ sau này trở thành cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản sớm nhất của tỉnh Bến Tre

3. Nuôi giấu cán bộ cách mạng trong chùa: Nơi đây đã từng nuôi giấu, che chở nhiều cán bộ hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cứu nước.

IV. Tổ Lê Khánh Hòa trong phong trào chấn hưng Phật giáo

1. Tạp chí Pháp Âm của Tổ mở đầu cho các Tạp chí Phật học ra đời.

2. Thích Học Đường Tổ lập là tiếng chuông báo hiệu các Phật học đường thành lập

3. Nam kỳ Nghiên cứu Phật học hội Tổ lập làm tiền đề để thành lập GHPGVN.

 

Ban TT-TT PG tỉnh Bến Tre

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online